Bạn từng đề xuất một tính năng, tự tin lắm – tâm huyết lắm. Nhưng sau khi release:
- Không ai dùng
- Không ai đoái hoài
- Không tạo impact
Không phải do DEV code sai. Không phải do UI xấu. Mà vì ngay từ đầu bạn không nghĩ đến chuyện đo lường.
“Viết tính năng mà không đo được hiệu quả thì không phải là làm BA – đó là đoán mò.”
3 kỹ thuật từ BABOK giúp BA tránh viết tính năng "cho có"
Dưới đây là ba kỹ thuật quan trọng từ BABOK – cộng thêm một ít “nắm hành” từ thực chiến.
Gắn chỉ số ngay từ khâu đề xuất
Nguồn: BABOK – Solution Evaluation Mỗi tính năng phải trả lời được:
“Tính năng này giúp business tăng cái gì hoặc giảm cái gì?” Nếu không trả lời được – bỏ. Ví dụ thực tế: Bạn đề xuất chatbot khuyến mãi → nghĩ sẽ tăng tương tác. Push xong → khách hàng không bấm vì đã tắt thông báo từ lâu. Sếp hỏi: “Có thống kê bao nhiêu người click không?” Bạn im. Không tracking. Không KPI. Không gì cả.
Tư duy số liệu khi viết yêu cầu
Nguồn: BABOK – Measurement Criteria
Viết xong mà không tracking được, không báo cáo được → bạn đang cầu nguyện, không phải làm sản phẩm.
Ví dụ thực tế: Bạn đề xuất tính năng lọc phụ tùng theo hãng xe. Release xong → khách vẫn nhắn Zalo hỏi phụ tùng. Không ai dùng filter.
DEV bảo: “Tốn 3 ngày làm cái không ai dùng.” Sếp hỏi: “Tính năng này để làm gì vậy em?” Bạn không chứng minh được giá trị → bạn mất tiếng nói.
Viết Acceptance Criteria sao cho test và đo được
Nguồn: BABOK – Requirements Validation Đừng viết kiểu mơ hồ:
“Cho phép khách đánh giá sau khi sửa xe.”
Câu này tưởng đúng nhưng không đo được gì. Viết chuẩn nên là: “Sau mỗi lượt sửa xe, hiển thị form đánh giá gồm:
- Chấm điểm từng dịch vụ (rửa xe, thay nhớt, sửa phanh…)
- Thời gian phản hồi dưới 2 giây
- Tỷ lệ khách hàng hoàn thành khảo sát tối thiểu 30%”
Hậu quả nếu không đo được hiệu quả
Tình huống thực tế:
Bạn đề xuất: “Gửi form đánh giá sau khi xe sửa xong” Dev làm xong → Push lên app Khách hàng thấy form → bấm đại 5 sao hoặc tắt luôn Bạn không biết khách hài lòng thật hay chỉ muốn thoát nhanh Không phân loại theo dịch vụ → không biết phần nào tốt, phần nào cần cải thiện
Kết quả:
- Có vài ngàn lượt 5 sao → không ra insight gì
- Không hỗ trợ nâng cấp dịch vụ
- Không giúp quản lý ra quyết định
BA tưởng đang “đo chất lượng” → thực ra chỉ đang gom data vô nghĩa
Khác biệt giữa BA thường và BA đỉnh
- BA thường: Viết xong là xong
- BA đỉnh: Viết – Theo dõi – Phân tích – Cải tiến
Cẩn trọng
- Tính năng không ai dùng = phí công cả team
- Không đo được hiệu quả = tự bắn vào chân mình
3 việc BA cần làm ngay hôm nay
- Đừng đề xuất nếu không gắn được chỉ số cụ thể
- Viết tiêu chí rõ để team test được và bạn đo được
- Chủ động tracking – đừng đợi bị hỏi mới cuống