Quy trình tuyển dụng tại các công ty công nghệ tại Singapore hay Silicon Valley có nhiều điểm rất khác so với các công ty công nghệ tại Việt Nam. Điển hình nhất, đó là số lượng vòng phỏng vấn. Thông thường, các big tech ở Việt Nam có khoảng 3 vòng phỏng vấn. Nhưng các công ty công nghệ quốc tế sẽ có nhiều hơn thế.
Là Software Engineer có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc tại Singapore, anh Bill Nguyễn đưa ra 5 topic thường xuất hiện trong vòng phỏng vấn lập trình viên tại Sing hoặc các công ty thuộc Silicon Valley. Bạn có thể tham khảo dưới đây.
Topic 1: Coding Interview
Coding Interview là phần quan trọng nhất trong quy trình phỏng vấn lập trình viên. Nhà tuyển dụng sẽ đưa cho ứng viên một bài Coding Problem, hay còn gọi là LeetCode và yêu cầu bạn phải giải bài toán đó nhưng không phải ngồi im giải mà vừa giải vừa trình bày cách bạn tiếp cận và xử lý vấn đề.
Hoặc coding interview có thể diễn ra theo hình thức khác. Ví dụ, nhà tuyển dụng sẽ gửi cho ứng viên 1 đường link và các bạn phải vào đó làm, có giới hạn về thời gian. Hoặc theo 1 format phức tạp hơn là Whiteboard Coding Interview. Bạn sẽ phỏng vấn và được thực hiện code trên bảng trắng. Tuy nhiên, hình thức này khá khó và rất ít các công ty áp dụng hiện nay.
Topic thứ 2: Computer Science Fundamentals
Topic thứ 2 và đa phần được áp dụng trong các vòng phỏng vấn lập trình viên tại Singapore hay Big Tech đó là Computer Science. Nó sẽ bao gồm những câu hỏi chung về tech, về những thứ cơ bản như Data Structures & Algorithms. Nhà tuyển dụng cũng có thể hỏi bạn về Object Oriented Programing; Threading; Design Patterns, IOFS Design,... Bởi tuỳ từng vị trí, CS Fundamentals có thể hỏi theo nhiều cách khác nhau. Một ví dụ cho topic phỏng vấn này, đó là “What happen when you type google.com to your web browser and hit enter?”. Để trả lời được câu hỏi này, có lẽ các bạn phải mất cả buổi. Nhưng tuỳ vào vòng phỏng vấn và tuỳ vào quan điểm của người hỏi thì bạn có thể trả lời câu ấy trong vòng 30s, 5 phút hoặc 10 phút. Và nhà tuyển dụng cũng có thể đào sâu thêm để hiểu được nền tảng về Computer Science của bạn.
Computer Science cũng chính là 1 trong những điểm yếu của rất nhiều lập trình viên Việt Nam nhưng các công ty công nghệ quốc lại rất coi trọng điều này. Giữa một ứng viên có kinh nghiệm thực chiến tốt và một ứng viên nắm chắc kiến thức nền tảng, có khả năng thích nghi và chủ động tìm hiểu thì các doanh nghiệp nước ngoài từ bigtech trở lên sẽ ưu tiên tuyển dụng bạn thứ 2. Còn các công ty startup nhỏ hơn thì sẽ ưu tiên tuyển các bạn có kinh nghiệm và vào làm được ngay. Hoặc có thể tìm kiếm nguồn lao động remote.
Topic thứ 3: Design
Tuỳ vào vị trí chuyên môn tuyển dụng mà mỗi nơi sẽ có những câu hỏi khác nhau cho vòng này. Nhưng nhìn chung, nó sẽ xoay quanh việc design. Ví dụ như Back-end, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn là “Hãy design 1 phần mèm giống như là Twitter”. Và bạn sẽ có khoảng 30-60 phút để trình bày. Hoặc về App Design “Trên IOS, hãy design 1 cái app giống như Instagram”. Với điều kiện là phần Back-end có sẵn các APIs rồi hoặc là bạn yêu cầu các APIs của Back-end. Bạn cũng sẽ có 30-60 phút để suy nghĩ, trình bày và đặt câu hỏi. Nếu bạn được giao nhiệm vụ làm app giống như Instagram thì bạn sẽ làm như nào, làm cái gì, đặt cái phần nào vào đâu? Đây là 1 topic khó và có rất nhiều người bị trượt ở vòng này.
Topic thứ 4: Tech Behaviour
Nó là behaviour nhưng liên quan đến tech. Ở vòng này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá với tư cách là 1 Software Engineer thì bạn thực sự có đam mê, thực sự có quan điểm riêng về Tech hay không. Nếu như có thì chứng tỏ rằng bạn có khả năng trở thành Valuable Asset cho Company. Ví dụ, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn: “How do keep yourself updated with the tech trends". Bạn có thể trả lời là “Tôi lên Stack OverFlow, Medium đọc, follow blog của người này người kia". Nhà tuyển dụng cũng sẽ có cách hỏi sâu hơn để xem câu trả lời của bạn có đúng sự thật hay không.
Topic thứ 5: Behaviour
Một vòng nữa vô cùng quan trọng đấy là Behavior. Người hỏi bạn ở vòng này có thể là HR, cũng có thể là Hiring Manager hoặc CEO. Họ muốn đánh giá xem ngoài chuyên môn thì bạn có đủ kỹ năng để mềm để giải quyết vấn đề khi làm việc hay không. Ví dụ, họ có thể hỏi ***“Tell me about time when you had conflict with your boss and how did resolve it?”***. Bạn không nên trả lời rằng mình chưa bao giờ cãi nhau với sếp hoặc Sếp bảo gì bạn làm nấy. Bởi nếu trả lời như vậy thì bạn sẽ không ghi được điểm nào cả. Hãy đặt mình vào các tình huống đó và đưa ra cách giải quyết hợp lý.
Trên đây là 5 topic thường xuất hiện trong vòng phỏng vấn lập trình viên tại Singapore hoặc các công ty thuộc Silicon Valley. Để có thể chuẩn bị tốt hơn cho hành trình Global, bạn có thể tham khảo HỌC BỔNG GLOBAL DEVELOPER - Chương trình đào tạo lập trình viên làm việc tại các công ty công nghệ quốc tế do MindX tổ chức.
Chi tiết chương trình, bạn có thể tham khảo tại: https://mindx.edu.vn/course/global-developer