- vừa được xem lúc

Android Development: 15 thư viện hữu ích mà bạn nên thử (Phần II)

0 0 51

Người đăng: Nguyen Khac Binh

Theo Viblo Asia

phần trước, mình đã giới thiệu một số thư viện sử dụng để load các dữ liệu đa phương tiện (Glide, Picasso, ExoPlayer) và thư viện giao tiếp với mạng (Retrofit). Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu tiếp một số thư viện mà mình cho là hữu ích khi sử dụng trong các dự án, giúp xử lý các tác vụ một cách đơn giản hơn, sử dụng ít dòng code hơn.

Android Libraries - Dependency Injection

Dependency injection là một khái niệm mà một đối tượng không cần phải cấu hình các phụ thuộc của nó. Thay vào đó, các phụ thuộc được chuyển vào bởi một đối tượng khác. Nguyên tắc này giúp chúng ta tách các lớp của mình khỏi việc triển khai chúng. Cần lưu ý rằng đây là một thực tiễn kỹ thuật phần mềm tốt vì nó làm cho code của chúng ta được liên kết lỏng lẻo, giúp dễ bảo trì và kiểm tra hơn. Có một số thư viện hỗ trợ nhưng Dagger2 theo mình là thư viện đáng sử dụng nhất.

Dagger2

Dagger2 được ra đời để khắc phục các nhược điểm của Dagger1. Thay vì việc khởi tạo các đối tượng tại thời điểm Runtime, Dagger2 tạo ra 1 sơ đồ phụ thuộc (dependency graph) thông qua các Annotation. Nôm na là các class cung cấp sự phụ thuộc được sinh ra bằng các đoạn code (được generate bởi Dagger2) trong quá trình Compile time. Điều này làm giảm khả năng gây ra các lỗi không mong muốn. Và may mắn là các đoạn code mà Dagger2 generate ra để tạo ra các phụ thuộc cũng rất dễ đọc và dễ hiểu.

Sử dụng Dagger2

Đầu tiên, ta cần add các dependencies vào file build.gradle (app):

 kapt 'com.google.dagger:dagger:2.29.1' kapt 'com.google.dagger:dagger-compiler:2.29.1' kapt 'com.google.dagger:dagger-android-processor:2.29.1' implementation 'com.google.dagger:dagger:2.29.1' implementation 'com.google.dagger:dagger-android-support:2.29.1' annotationProcessor 'com.google.dagger:dagger-android-processor:2.29.1'

Sau đó, ta có thể tạo một module class để cho phép Dagger tạo các thành phần phụ (sub-components) cho các activity cần sự phụ thuộc. Ở ví dụ dưới đây, tôi đã tạo một class có tên HistoryModule.kt để tạo các module nhỏ fragmentviewModel cho chức năng lưu lịch sử của app:

@Module
abstract class HistoryViewModelModule { @Binds @IntoMap @ViewModelKey(HistoryWrapperViewModel::class) abstract fun bindHistoryWrapperViewModel(historyWrapperViewModel: HistoryWrapperViewModel): ViewModel @Binds @IntoMap @ViewModelKey(HistoryViewModel::class) abstract fun bindHistoryViewModel(historyViewModel: HistoryViewModel): ViewModel
} @Module
abstract class HistoryBuildersModule { @ContributesAndroidInjector abstract fun contributeHistoryWrapperFragment(): HistoryWrapperFragment @ContributesAndroidInjector abstract fun contributeHistoryFragment(): HistoryFragment
}

Sau đó tôi tiến hành include HistoryModule vào một module lớn hơn - có thể hiểu là main-component ViewModelModule:

@Module( includes = [HistoryViewModelModule::class]
)
abstract class ViewModelModule { @Binds abstract fun bindViewModelFactory(providerFactory: ViewModelProviderFactory): ViewModelProvider.Factory ...
}

Tương tự như vậy, tôi có thể tạo các module tương ứng với các main-component khác cần sử dụng trong project như:

  • FragmentBuildersModule: khởi tạo phụ thuộc cho các fragment
  • RepositoryModule: khởi tạo phụ thuộc cho các function liên quan đến lưu trữ dữ liệu.
  • NetWorkModule: khởi tạo phụ thuộc cho các tác vu liên quan đến network/API.

Include tất cả những module trên vào một module duy nhất - gọi là AppModule. Giả sử như tất cả các class phụ thuộc trong các module này đều cần sử dụng đến context khi thực thi các function, ta chỉ việc cung cấp applicationContext cho module AppModule thông qua annotation @Provides. Annotation @Singleton biểu thị rằng chỉ có một instance duy nhất của applicationContext được tạo và được inject vào tất cả các class có sự phụ thuộc.

@Module(includes = [ViewModelModule::class, FragmentBuildersModule::class, RepositoryModule::class, NetWorkModule::class])
class AppModule { @Singleton @Provides fun providerContext(application: MainApplication): Context { return application.applicationContext }
}

Tiếp theo ta cần include module AppModule vào trong một interface component - được gọi là AppComponent với annotation @Component. Tất nhiên ta cũng muốn component này chỉ được tạo duy nhất 1 instace trong suốt quá trình app hoạt động phải không nào? Vì vậy hãy thêm annotation @Singleton, và ta sẽ khai báo class AppComponent như dưới đây:

@Singleton
@Component(modules = [AndroidInjectionModule::class, AppModule::class])
interface AppComponent : AndroidInjector<MainApplication> { @Component.Factory abstract class Factory : AndroidInjector.Factory<MainApplication>
}

Để Dagger2 có thể thực hiện nhiệm vụ của mình trong project, ta chỉ cần tạo class Application của project được extend từ class DaggerApplication đơn giản như sau:

class MainApplication : DaggerApplication() { override fun applicationInjector(): AndroidInjector<out DaggerApplication> { return DaggerAppComponent.factory().create(this) }
}

Ta sẽ tạo một ví dụ đơn giản để kiểm tra xem Dagger2 đã hoạt động trong project chưa nhé! Bài toán đưa ra là khi tạo class HistoryViewModel và muốn inject applicationContext vào trong class này, ta chỉ cần khai báo constructor đơn giản như sau với annotation @Inject:

class HistoryViewModel @Inject constructor( context: Context
) : BaseViewModel(context) { fun getOKString() { println(context.getString(android.R.string.ok)) } }

Tạo class HistoryFragment, inject viewModelFactory và lấy object HistoryViewModel đã được khai báo phụ thuộc

class HistoryFragment : DaggerFragnent() { @Inject lateinit var viewModelFactory: ViewModelProvider.Factory val viewModel: HistoryViewModel by viewModels { viewModelFactory }
}

Trong HistoryFragment, khi gọi viewModel.getOKString(), ta có thể thấy console log in ra text "OK" mặc dù ta không cần khởi tạo đối tượng HistoryViewModel theo cách truyền thống val viewModel = HistoryViewModel(context). Đối tượng context đã được inject vào HistoryViewModel ngay khi đối tượng viewModel được khởi tạo bởi viewModelFactory

Android Libraries - View Binding

Các thư viện view binding xuất hiện khi nhu cầu giảm thiểu số lượng dòng code khi gán các View type cho các biến và truy cập đến các phương thức của View đó trong activity/fragment. Ta sẽ làm quen với thư viện binding phổ biến nhất hiện nay là Android DataBinding

Android Databinding Library

Android Databinding Library được tích hợp sẵn trong thư viện Android Support. Nó yêu cầu Android Studio phiên bản 1.3 để có thể hoạt động. Thư viện này không giống như ButterKnife - nó không cần sử dụng các annotation.

Sử dụng Databinding Library

Enable data binding trong file build.gradle app-module:

android { .... buildFeatures { dataBinding true }
}

Sau đó, ta chỉnh sửa tag của file layout thành như sau:

<?xml version="1.0" encoding="utf-8"?>
<layout xmlns:android="http://schemas.android.com/apk/res/android" xmlns:app="http://schemas.android.com/apk/res-auto" xmlns:tools="http://schemas.android.com/tools"> <androidx.constraintlayout.widget.ConstraintLayout android:layout_width="match_parent" android:layout_height="match_parent"> <TextView android:id="@+id/textview" android:layout_width="wrap_content" android:layout_height="wrap_content" /> </androidx.constraintlayout.widget.ConstraintLayout> </layout> 

Sau đó, một class ràng buộc được generate cho ta dựa trên tên của layout (ActivityMainBinding tương ứng với activity_main.xml). Ta sẽ sử dụng instance của class này để truy cập đến các view. Ta cũng có thêm một class khác - DataBindingUtil để xử lý các tiện ích khác.

public class MainActivity extends AppCompatActivity { ActivityMainBinding binding; @Override protected void onCreate(Bundle savedInstanceState) { super.onCreate(savedInstanceState); binding = DataBindingUtil.setContentView(this, R.layout.activity_main); binding.textview.setText("Hello world!"); }
}

Đối với fragment, ta có thể khởi tạo view binding trong hàm onCreateView() như sau:

class MainFragment : Fragment() { lateinit var viewDataBinding: FragmentMainBinding override fun onCreateView(inflater: LayoutInflater, container: ViewGroup?, savedInstanceState: Bundle?): View? { viewDataBinding = DataBindingUtil.inflate(inflater, R.layout.fragment_main, container, false) return viewDataBinding.root }
}

Kết hợp với viewModel và dữ liệu dạng observable

Thư viện Android Databinding Library giúp giảm đáng kể lượng mã code được viết để truy cập vào các view. Ngoài việc tránh được các dòng code findViewById nhàm chán, Android Databinding Library còn tỏ ra hiệu quả khi kết hợp với các component khác như viewModel, observable objects... như ví dụ dưới đây:

<layout xmlns:android="http://schemas.android.com/apk/res/android" xmlns:app="http://schemas.android.com/apk/res-auto"> <data> <variable name="viewmodel" type="com.myapp.data.ViewModel" /> </data> <ConstraintLayout... /> <TextView android:text="@{viewmodel.userName}" /> <!-- UI layout's root element -->
</layout>

Ta có giá trị userName là một observable objects, nó có thể thay đổi giá trị tùy thuộc vào đối tượng mà nó quan sát. Mỗi khi userName được thay đổi giá trị, thay vì phải gọi hàm setText() ở controller, TextView có thể hiển thị ngay lập tức giá trị của userName mà ta không cần phải refer đến viewId như truyền thống.

Tổng kết

Mình vừa giới thiệu thêm cho các bạn 2 thư viện hữu ích trong lập trình Android. Hi vọng chúng có thể giúp các bạn có nhiều trải nghiệm tuyệt với trong quá trình làm việc với ngôn ngữ Android. Các bạn hãy đón đọc những phần tiếp theo để cùng mình tìm hiểu thêm các thư viện hữu ích khác nhé. Many thanks!!

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Học Flutter từ cơ bản đến nâng cao. Phần 1: Làm quen cô nàng Flutter

Lời mở đầu. Gần đây, Flutter nổi lên và được Google PR như một xu thế của lập trình di động vậy.

0 0 281

- vừa được xem lúc

Học Flutter từ cơ bản đến nâng cao. Phần 3: Lột trần cô nàng Flutter, BuildContext là gì?

Lời mở đầu. Màn làm quen cô nàng FLutter ở Phần 1 đã gieo rắc vào đầu chúng ta quá nhiều điều bí ẩn về nàng Flutter.

0 0 207

- vừa được xem lúc

[Android] Hiển thị Activity trên màn hình khóa - Show Activity over lock screen

Xin chào các bạn, Hôm nay là 30 tết rồi, ngồi ngắm trời chờ đón giao thừa, trong lúc rảnh rỗi mình quyết định ngồi viết bài sau 1 thời gian vắng bóng. .

0 0 107

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu Proguard trong Android

1. Proguard là gì . Cụ thể nó giúp ứng dụng của chúng ta:. .

0 0 100

- vừa được xem lúc

Làm ứng dụng học toán đơn giản với React Native - Phần 6

Chào các bạn một năm mới an khang thịnh vượng, dồi dào sức khỏe. Lại là mình đây Đây là link app mà các bạn đang theo dõi :3 https://play.google.com/store/apps/details?id=com.

0 0 68

- vừa được xem lúc

20 Plugin hữu ích cho Android Studio

1. CodeGlance. Plugin này sẽ nhúng một minimap vào editor cùng với thanh cuộn cũng khá là lớn. Nó sẽ giúp chúng ta xem trước bộ khung của code và cho phép điều hướng đến đoạn code mà ta mong muốn một cách nhanh chóng.

0 0 315