- vừa được xem lúc

Android Jetpack Compose - Navigation Component part 1

0 0 19

Người đăng: Quốc Trung

Theo Viblo Asia

TLDR;

Các mobile app gần như sẽ có nhiều hơn một màn hình chức năng. Bài viết này sẽ giúp bạn xử lý navigation giữa các màn hình chức năng trong mobile app bằng cách sử dụng Jetpack Compose - Navigation Component

Introduction

Android Navigation Component hỗ trợ cho các ứng dụng build với Jetpack Compose. Android Navigation Compose cho phép bạn dễ dàng xây dựng các ứng dụng nhiều màn hình bằng phương pháp declarative giống như cách xây dựng giao diện người dùng sử dụng Jetpack Compose.

Techical Stack
  • Android Jetpack Compose
  • Android Navigation Component

Android Navigation Component

Android Navigation Component có 3 phần chính:

  • NavController: Chịu trách nhiệm điều hướng giữa các destination — tức là các màn hình trong ứng dụng của bạn.
  • NavGraph: Maps composable destinations để điều hướng đến.
  • NavHost: Hiển thị destination hiện tại của NavGraph.

Trong bài viết này chúng ta sẽ tập trung vào NavControllerNavHost. Ok bắt đầu thôi!

Expected outcome

  • Trong phần 1 này chỉ giúp bạn hiểu cơ bản về cách sử dụng NavHost để navigation giữa các màn hình, chưa đề cập đến việc truyền params giữa các màn hình.
  • Ứng dụng ví dụ mà chúng ta sẽ là bao gồm có 2 destinations là 2 màn hình InboxProfile. Ở màn hình Inbox sẽ có một avatar hình tròn ở góc trên bên phải, tap vào sẽ dẫn đến màn hình Profile.

Xác định routes cho các destinations trong ứng dụng

Dựa vào phần mô tả về ứng dụng ở trên, ta rút ra được kết luận rằng có 2 routes cho 2 destinations là InboxProfile. Chúng ta khai báo một enum class để khai báo 2 case cho 2 routes này như sau:

  • Tạo file NavigationRoutes.kt và khai báo enum class NavigationRoutes
enum class NavigationRoutes() { }
  • Thêm 2 case là InboxProfile vào enum class vừa tạo trên, từ đó ta có đoạn mã hoàn chỉnh sau:
enum class NavigationRoutes() { Inbox, Profile,
}

Thêm NavHost vào ứng dụng

NavHost là một composable hiển thị các composable destinations khác dựa trên một route được cung cấp. Ví dụ nếu route được khai báo là Inbox thì NavHost sẽ hiển thị destinations là màn hình Inbox. Nếu route được khai báo là Profile thì ứng dụng sẽ hiển thị destinations là màn hình Profile. Cú pháp của NavHost cũng giống như các composable khác.

Trong đó:

  • navController: Là một instance của NavHostController class. Bạn có thể sử dụng đối tượng này để navigate giữa các màn hình bằng cách gọi phương thức navigate() để điều hướng đến destinations khác. Bạn có thể lấy NavHostController bằng cách gọi rememberNavController() trong một hàm composable.
  • startDestination: Là một chuỗi thể hiện cho destination cụ thể được hiển thị trong lần đầu tiên NavHost được khởi tạo.

Xử lý các route trong NavHost

Giống như các composable khác, NavHost có một hàm để khai báo content cho nó

Bên trong NavHost, bạn gọi hàm composable(). Hàm composable() có 2 thông tin cần cung cấp bao gồm:

  • route: Kiểu dữ liệu chuỗi. Bạn lấy từ NavigationRoutes mà đã tạo ở bước trước đó. Ví dụ: NavigationRoutes.Index.name
  • content: Đưa vào một composable mà bạn muốn hiển thị khi route được chọn.

Tổng hợp các việc cần làm ở trên lại ta sẽ có đoạn mã như sau:

MailTheme(darkTheme = false, dynamicColor = false) { Surface( modifier = Modifier.fillMaxSize() ) { NavHost( navController = navController, startDestination = NavigationRoutes.Home.name, ) { composable(route = NavigationRoutes.Home.name) { HomeScreen(onOpenProfile = { navController.navigate(NavigationRoutes.Profile.name) }) } composable(route = NavigationRoutes.Profile.name) { ProfileScreen(onBackPress = { navController.popBackStack() }) } } }
}

Trong đó:

  • navController: là instance của NavHostController class mà ở đây ta có thể dùng là rememberNavController()
  • startDestination: Màn hình ban đầu khi ứng dụng khởi chạy là Home
  • HomeScreen là composable cho màn hình Home với onOpenProfile là callback khi user bấm vào avatar góc trên bên phải, khi đó chúng ta thông báo với NavHost chuyển sang hiển thị màn hình Profile với hàm gọi navController.navigate(NavigationRoutes.Profile.name)
  • ProfileScreen là composable cho màn hình Profile với onBackPress là callback khi user bấm vào icon back, khi đó chúng ta thông báo với NavHost chuyển sang hiển thị màn hình trước đó trong backstack là Home

Đến đây là xong rồi đó bạn có thể thấy rằng nó thực sự đơn giản. Hãy thử và để lại bình luận nhé.

Chúc bạn thành công!

Tài liệu tham khảo

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Học Flutter từ cơ bản đến nâng cao. Phần 1: Làm quen cô nàng Flutter

Lời mở đầu. Gần đây, Flutter nổi lên và được Google PR như một xu thế của lập trình di động vậy.

0 0 281

- vừa được xem lúc

Học Flutter từ cơ bản đến nâng cao. Phần 3: Lột trần cô nàng Flutter, BuildContext là gì?

Lời mở đầu. Màn làm quen cô nàng FLutter ở Phần 1 đã gieo rắc vào đầu chúng ta quá nhiều điều bí ẩn về nàng Flutter.

0 0 206

- vừa được xem lúc

[Android] Hiển thị Activity trên màn hình khóa - Show Activity over lock screen

Xin chào các bạn, Hôm nay là 30 tết rồi, ngồi ngắm trời chờ đón giao thừa, trong lúc rảnh rỗi mình quyết định ngồi viết bài sau 1 thời gian vắng bóng. .

0 0 107

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu Proguard trong Android

1. Proguard là gì . Cụ thể nó giúp ứng dụng của chúng ta:. .

0 0 100

- vừa được xem lúc

Làm ứng dụng học toán đơn giản với React Native - Phần 6

Chào các bạn một năm mới an khang thịnh vượng, dồi dào sức khỏe. Lại là mình đây Đây là link app mà các bạn đang theo dõi :3 https://play.google.com/store/apps/details?id=com.

0 0 68

- vừa được xem lúc

20 Plugin hữu ích cho Android Studio

1. CodeGlance. Plugin này sẽ nhúng một minimap vào editor cùng với thanh cuộn cũng khá là lớn. Nó sẽ giúp chúng ta xem trước bộ khung của code và cho phép điều hướng đến đoạn code mà ta mong muốn một cách nhanh chóng.

0 0 315