- vừa được xem lúc

Android Local Maven (Android Library Part 2)

0 0 19

Người đăng: Phong Phung Ngoc

Theo Viblo Asia

Chào mọi người. Bài viết trước mình đã giới thiệu về Android Library và cách publish lên remote (cụ thể ở đây là Jitpack.io)

Tiếp nối chuỗi bài liên quan đến Library này.

Hôm nay mình đưa ra một tình huống. Khi bạn muốn thay đổi (add, update, fix, …) thứ gì đó trên Library. Sau khi thay đổi source xong, theo thứ tự bạn phải update version của nó -> tạo bản release trên git -> send chúng lên JitPack -> Mong đợi chúng không có lỗi gì. Tiếp đến là bên Project chính, các bạn update version của Library trên Project chính và tiếp đó check nó chạy ổn không. Các bước này sẽ tiếp tục lặp lại nếu như source mà bạn code trong Lib của bạn bị fail.

Tình huống trên gây ra sự mất time và sự chờ đợi. Để giải quyết bài toán trên mình thấy có một giải pháp đó là Local Maven Repository.

Tất nhiên Lib của bạn thường chứa Sample App để sử dụng tất cả các tính năng của Library, vì vậy bạn có thể kiểm tra xem nó có hoạt động hay không mà không cần toàn bộ quá trình mình liệt kê ở trên, nhưng đôi khi vẫn chưa đủ và bạn cần phải kiểm tra trên dự án mà bạn thật sự muốn triển khai Library trên đó.

Những lợi ích mà Local Maven Repository có thể thấy được là:

  1. Đưa cho bạn 1 lựa chọn nếu bạn chỉ muốn lưu Android Library hoặc module dưới local như là một maven repository trong máy tính của bạn. Từ đó bạn có import dependency một cách trực tiếp vào Project của bạn như thể nó đã từng được publish.
  2. Đưa ra giải pháp phù hợp để tiết kiệm về mặt thời gian, tránh sự chờ đợi không cần thiết, cũng như tạo ra sự chủ động cho Developer trong quá trình phát triển.

Nào chúng ta cùng đi vào các bước để triển khai.

  1. Đầu tiên như thiết lập 2 project mà chúng ta đã setup trước đó: CalculatedApp (Main Project) and CalculatedLib (Lib)

  2. Library

    1. Trong file build.gradle, thêm plugin

    image

    1. Định nghĩa artifactId và groupId

    image

    1. Add Config

      1. Nếu Lib của bạn là single module, hoặc là có nhiều modules nhưng các modules không có sự phụ thuộc lẫn nhau.

      image

      1. Nếu Project của bạn có nhiều module là các thư viện độc lập và một module là là tập hợp của các lib đó.

      image

      1. Tip: Nếu project của bạn chứa nhiều modules. Để config chúng, chúng ta phải tạo cho mỗi một Lib một config giống như trên. Để đơn giản hơn chúng ta có thể tạo 1 file publish_local.gradle file. Trong file này mình cài đặt trong một config chung cho các Lib.

      image

      image

      Trong mỗi lib mình chỉ cần set-up groupId và artifactId tương ứng

      image

      Đặc biệt là add link dẫn đến file config tổng

      image

      1. Publish To Maven Local

      Tất cả những gì cần lúc này là run task: publishToMavenLocal

      image

      Hoặc chạy lệnh Terminal:

      ./gradlew clean ./gradlew build ./gradlew publishToMavenLocal

      image

      Cụ thể ở đây là 2 file:

      1. File .pom chứa thông tin của Lib (dạng XML)

      2. File .aar là file Lib được build ra

      3. Cuối cùng là Add dependency và config vào Project chính sử dụng thư viện của bạn

      image

      • Enable mavenLocal() repository vào file Build Systems
      • Chú ý là add mavenLocal() vào đầu danh sách. Cần lưu ý rằng việc có mavenLocal ở đầu danh sách sẽ giúp bạn luôn chọn các thư viện có sẵn trong thư mục ~/ .m2 / repository / trước tiên

      Tiếp Theo, Add dependency tương ứng vào Project chính và sử dụng functions Library trong source code chính.

      image

      Vâng. Đó là chia sẻ nhỏ của mình liên quan đến Library, publish remote vs local của chúng.

      Các bạn có thể tham khảo source code mình để bên dưới.

      Mong rằng bài viết của mình đâu đấy sẽ giúp các bạn trong cộng đồng Android GST mình. Hẹn gặp lại trong bài viết sắp tới.

      Source code:

      Library

      Main Project

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Học Flutter từ cơ bản đến nâng cao. Phần 1: Làm quen cô nàng Flutter

Lời mở đầu. Gần đây, Flutter nổi lên và được Google PR như một xu thế của lập trình di động vậy.

0 0 281

- vừa được xem lúc

Học Flutter từ cơ bản đến nâng cao. Phần 3: Lột trần cô nàng Flutter, BuildContext là gì?

Lời mở đầu. Màn làm quen cô nàng FLutter ở Phần 1 đã gieo rắc vào đầu chúng ta quá nhiều điều bí ẩn về nàng Flutter.

0 0 206

- vừa được xem lúc

[Android] Hiển thị Activity trên màn hình khóa - Show Activity over lock screen

Xin chào các bạn, Hôm nay là 30 tết rồi, ngồi ngắm trời chờ đón giao thừa, trong lúc rảnh rỗi mình quyết định ngồi viết bài sau 1 thời gian vắng bóng. .

0 0 107

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu Proguard trong Android

1. Proguard là gì . Cụ thể nó giúp ứng dụng của chúng ta:. .

0 0 100

- vừa được xem lúc

Làm ứng dụng học toán đơn giản với React Native - Phần 6

Chào các bạn một năm mới an khang thịnh vượng, dồi dào sức khỏe. Lại là mình đây Đây là link app mà các bạn đang theo dõi :3 https://play.google.com/store/apps/details?id=com.

0 0 68

- vừa được xem lúc

20 Plugin hữu ích cho Android Studio

1. CodeGlance. Plugin này sẽ nhúng một minimap vào editor cùng với thanh cuộn cũng khá là lớn. Nó sẽ giúp chúng ta xem trước bộ khung của code và cho phép điều hướng đến đoạn code mà ta mong muốn một cách nhanh chóng.

0 0 315