Sau buổi test, leader công bố buổi party diễn ra thành công tốt đẹp, cả team lại túm tụm ra góc bếp quen thuộc chuẩn bị Happy Hour, lấp đầy những cái bụng đói meo sau những giây phút căng não tập trung fix lỗi. Got It là vậy đấy, làm việc hết sức và “xoã” hết mình!
(Test Party dưới góc nhìn của Software Engineer >> http://bit.ly/39ljrLH)
G8: Public Beta Testing (Optional)
Thường quá trình test sẽ hoàn thành ở G7. Tuy nhiên, nếu có yêu cầu cụ thể, G8 sẽ được đề xuất để đảm bảo giảm thiểu rủi ro nếu sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của người dùng hoặc ảnh hưởng tới những thành phần đang có sẵn. Ở bước beta testing (hay còn gọi là external testing), sản phẩm sẽ được đưa ra cho một lượng nhỏ người dùng để thu thập feedback trước khi phát hành chính thức.
Đối với mobile app thì đây chính là bước để submit phiên bản mới lên App Store để chờ được approve bởi Apple hay Google.
G9: Release — Go Live!
Sau quá trình “sứt đầu mẻ trán” thì đây chính là lúc thành quả được tung ra. Có một điều thú vị là ngay sau release thì team QA phải thực hiện post production test để đảm bảo phiên bản mới hoạt động tốt ở trong môi trường production (vốn phức tạp hơn nhiều so với môi trường dev hay staging).
Ở bước này, PM còn phải tự tay test một số flow trọng yếu của sản phẩm (gọi là business impact flow) để đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh của công ty không bị ảnh hưởng. Bất kỳ lỗi gì xảy ra khi test business impact flow, bằng bất cứ giá nào, phải được fix ngay tức thì. Các lãnh đạo của công ty cũng liên tục test business impact flow như là một thói quen Để giảm rủi ro như có lỗi mà không kịp huy động người sửa thì Got It thường tránh release sản phẩm mới vào ngày cuối tuần.
Nhìn chung, G9 ở Got It cũng không quá khác biệt so với những nơi khác. Điều khác biệt sẽ nằm ở bước cuối cùng của G Process: G10.
G10: Results — Postmortem
Bạn còn nhớ ở G3 chúng mình đã set KPIs cho sản phẩm chứ? Vậy thì G10 chính là lúc phân tích các dữ liệu, con số để xem liệu lần phát hành này có đạt được các KPIs đó không, cũng như sản phẩm ảnh hưởng như thế nào tới trải nghiệm và hành vi của người dùng v.v..
Như đã nói ở rất nhiều bài viết trước, ở Got It bạn có thể thử, có thể sai, nhưng bạn cũng phải học được gì từ những lần sai đó. Thường quá trình thu thập dữ liệu sẽ mất khoảng 2 tuần và trong thời gian đó, có rất nhiều thí nghiệm sẽ được thực hiện. G10 chính là lúc nhìn lại những gì mình đã làm được và chia sẻ bài học với cả team.