Business Analyst (BA) là một vai trò quan trọng và ngày càng phổ biến. Các tổ chức và doanh nghiệp lớn trên khắp thế giới bao gồm Việt Nam đều tìm kiếm nhân tài này. Mặc dù, có khá nhiều chứng chỉ cho vị trí này nhưng bằng đại học hay cử nhân vẫn có ảnh hướng nhất định.
1. Những lợi ích bằng đại học mang lại cho Business Analyst
Lợi ích đầu tiên mà BA nhận được chắc chắn là là tấm bằng cử nhân. Ngày nay, bằng đại học không còn được đánh giá cao như trước, ứng viên phải có nhiều chứng chỉ và kinh nghiệm để cạnh tranh. Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của tấm bằng cử nhân. Tại Việt Nam, bằng đại học được xem là bước đầu để bạn chuyển từ việc ngồi trên ghế nhà trường đến một môi trường mới.
Lợi ích tiếp theo là những kiến thức nền tảng mà bạn sẽ nhận được trong quá trình học tập. Dù cho bạn học chuyên ngành không liên quan đến công nghệ thông tin hay dữ liệu thì cũng không quan trọng. Bởi vì, công việc BA trong tương lai của bạn vẫn có khả năng tiếp cận với lĩnh vực này.
Bên cạnh những lợi ích rõ ràng thì vẫn có những điều ít người chú ý, đó là các mối quan hệ. Trường đại học là nơi có lượng người trong độ tuổi lao động đông đảo nhất. Bạn sẽ được tiếp xúc với những người cùng trang lứa, mục tiêu, khát vọng. Ngoài ra, bạn có cơ hội gặp gỡ các tiền bối, người đi trước, giảng viên, giáo sư. Chắc chắn rằng, các mối quan hệ tốt sẽ là tiền đề phát triển trong tương lai.
Đặc biệt, môi trường đại học sẽ cho bạn rất nhiều cơ hội để tích lũy kiến thức và kinh nghiệm. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những công việc trên bảng tin của trường. Hơn thế nữa, có rất nhiều các nhóm nghiên cứu, học tập, nơi mà bạn được kết nối với bạn bè chung đam mê. Và còn rất nhiều lợi ích khác ngoài tấm bằng bạn nhận được sau khi tốt nghiệp.
2. Khi Business Analyst không có bằng đại học
Business Analyst là vị trí yêu cầu nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều Business Analyst trên khắp thế giới vẫn chưa có bằng đại học. Điều này đơn giản là vì họ hoàn toàn có thể học tập và làm việc mà không cần thông qua môi trường học đường. Thay vì bằng đại học, các BA có thể hướng đến những chứng chỉ chuyên ngành của IIBA.
Tham khảo: Khóa học Business Analyst cơ bản
Tại thị trường Việt Nam, dù BA đã không còn là vai trò mới mẻ. Nhưng số lượng trường đại học đào tạo chuyên ngành này vẫn chưa nhiều. Hầu hết các bạn muốn theo đuổi vai trò này có xuất thân từ các chuyên ngành liên quan như công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, marketing,....
Có thể nói, bằng đại học không phải là tiêu chí được sử dụng để đánh giá BA. Nhưng BA được trang bị bằng đại học nói chung và bằng ở một chuyên ngành liên quan sẽ là một điểm cộng. Các nhà tuyển dụng có thể căn cứ vào đó để khoanh vùng kiến thức và lựa chọn. Vì vậy, dù bạn không có hoặc có bằng cấp không quá liên quan cũng không cần lo lắng khi theo đuổi vai trò BA.
3. Các nhà tuyển dụng có thể yêu cầu bằng đại học
Đây là câu chuyện phổ biến trên khắp thế giới bao gồm Việt Nam. Bằng đại học giúp các nhà tuyển dụng đánh giá những năng lực nền tảng của ứng viên. Đặc biệt, ứng viên sở hữu tấm bằng từ các ngôi trường danh tiếng với chuyên môn phù hợp luôn được ưu ái. Vì thế, hầu hết doanh nghiệp, tổ chức hiện nay đều yêu cầu bằng đại học.
Tuy nhiên, đối với một số quốc gia mà vai trò BA chưa thực sự phổ biến sẽ không có nhiều lựa chọn. Điều đó có nghĩa là bạn phải học một chuyên ngành có liên quan như công nghệ, kỹ thuật, marketing hay kinh doanh. Sau đó, khi đã hoàn tất việc học ở trường bạn mới bắt đầu con đường của một BA.
Có vẻ như lựa chọn trên sẽ mất nhiều thời gian và không thật sự thu hút. Trên thực tế, có khá đông BA hiện nay xuất thân từ một vai trò khác. Họ chỉ chuyển đổi vai trò sau khi đã hoàn tất việc học hay thậm chí là ở một cương vị khác. Nếu bạn không muốn đi lòng vòng và mất nhiều thời gian thì đây là những điều cần cân nhắc:
Không có bằng đại học nhưng bạn sẽ cần những chứng chỉ liên quan. Bạn hãy tham khảo các chương trình đào tạo của IIBA. Tại Việt Nam, các bạn có thể tìm mua sách, tài liệu tiếng Việt và khóa học tại trung tâm BAC.
Bạn sẽ cần học tập, nghiên cứu, phát triển kỹ năng và xây dựng kinh nghiệm thông qua dự án thực tế.
BA là vai trò yêu cầu nhiều kỹ năng bao gồm cả “cứng” và “mềm”. Vì vậy, bạn hãy chắc chắn bản thân có đầy đủ kỹ năng mà doanh nghiệp yêu cầu. Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn sẽ cần một hồ sơ tốt. Bạn nên tổng hợp tất cả những kiến thức, chứng chỉ, dự án đã tham gia. Bạn có thể tạo hồ sơ trên Linkedin hoặc mạng xã hội.
Cuối cùng, bạn cần chắc chắn bản thân có thể vượt qua những yêu cầu từ nhà tuyển dụng. Vì họ sẽ phải đảm bảo bạn có tất cả mọi thứ ngay cả khi không có bằng đại học.
4. Business Analyst ở Việt Nam có cần bằng đại học không?
Khác với nhiều môi trường việc làm trên thế giới, Việt Nam xem bằng đại học như tiêu chuẩn chung. Dù bạn làm việc ở môi trường hay vai trò nào thì có bằng đại học cũng là một lợi thế. Vì vậy, BA ở Việt Nam thực sự cần một tấm bằng đại học, ngay cả khi đó là chuyên ngành không liên quan.
Nếu bạn thật sự nghiêm túc muốn theo đuổi con đường này thì vẫn có nhiều chuyên ngành đáng cân nhắc. Trong số đó, chuyên ngành Công nghệ thông tin đặc biệt phù hợp, bên cạnh còn có Marketing, Quản trị kinh doanh, Nhân sự hay các công việc cần sự phân tích. Bạn có thể học một chuyên ngành bất kì cùng lúc học BA hoặc chuyển hướng công việc sau khi tốt nghiệp.
Mong rằng những thông tin được tổng hợp trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.