“The Tao of Warren Buffet” – “Đạo của Warren Buffet”
“The Tao of Warren Buffet” – “Đạo của Warren Buffet” là một cuốn sách mỏng chứa những lời thông thái của ông được người con dâu Mary Buffet và những người kề cận ghi lại.
Dù mình không rành về đầu tư nhưng khi đọc các nội dung này mình cảm nhận được ông là một người sống vô cùng giản dị, có những nguyên tắc sống đơn giản nhưng sâu sắc về đầu tư và cuộc sống.
Dưới đây là 6 câu nói mà mình tâm đắc nhất:
1️⃣ “Bạn nên học từ kinh nghiệm, nhưng tốt nhất nên học từ kinh nghiệm của người khác nhiều hơn.”
2️⃣ “Xây dựng danh tiếng mất 20 năm nhưng phá hủy chỉ cần năm phút. Nếu bạn nhớ đến điều này, bạn sẽ hành động khác đi.”
3️⃣ “Tôi không cố gắng nhảy qua mức xà cao trên 2 mét. Tôi nhìn quanh và kiếm những mức xà chừng vài ba tấc để bước qua.”
4️⃣ “Sợi dây xích thói quen nhẹ đến mức rất khó có thể cảm nhận nhưng cũng nặng đến mức rất khó gỡ bỏ.”
5️⃣ “Sẽ đến một lúc bạn nên bắt đầu chỉ làm những gì bạn muốn. Hãy làm một công việc bạn yêu thích. Bạn sẽ nhảy bật dậy khỏi giường mỗi buổi sớm. Tôi nghĩ bạn thật điên rồ nếu cứ tiếp tục với những công việc mình không thích chỉ để tô đẹp hồ sơ xin việc của mình. Cái này nghe sao giống như để dành ham muốn cho lúc tuổi già thế?”
6️⃣ “Quản lý sự nghiệp bản thân cũng giống như đầu tư – mức độ khó khăn không được tính đến. Vì vậy bạn có thể tiết kiệm được tiền bạc và công sức bằng cách chọn đúng chuyến tàu cần lên.” — Còn bạn thì sao? Bạn thích câu nói nào của nhà đầu tư vĩ đại này? (Hãy đọc link tóm tắt các câu nói ở link bên dưới 👇)
https://beautyoncode.com/dao-cua-warren-buffet/
Goodbye IE
Trình duyệt Internet Explorer(IE) chính thức bị khai tử vào hôm nay 15/6
Ra đời vào năm 1995, IE trở thành trình duyệt với tiêu chuẩn toàn cầu, đánh bại Netscape trong cuộc chiến trình duyệt, từng chiếm thị phần 65% tại thời điểm đầu năm 2009.
Tuy nhiên, thị phần của IE đã giảm sút mạnh mẽ đến nay chỉ còn dưới 1%. Vì vậy việc khai tử này chỉ là vấn đề thời gian.
Một trong những nguyên nhân là việc IE không tuân thủ xác tiêu chuẩn mới về công nghệ web, như việc không hoạt động tốt với JavaScript, … IE thực sự là nỗi ám ảnh của những lập trình viên làm web.
Vậy là sau 27 năm tồn tại, cuối cùng đã đến lúc chia tay một tượng đài trình duyệt đã từng vĩ đại.
Việc IE bị khai tử đã làm Nhật Bản khá đau đầu vì khá nhiều trang web của các cơ quan chính phủ, tổ chức tài chính, các công ty, … đang vận hành các trang web chỉ hỗ trợ IE.
Các trình duyệt được sử dụng nhiều nhất hiện nay là Google Chrome, Microsoft Edge, Firefox, Opera.
Code review là một phần tất yếu của dự án
Code review nên là một phần tất yếu của dự án 😅
Với fresher developer hay developer mới tham gia dự án, việc một PR(pull request) hay MR(merge request) của mình nhận được nhiều comments từ những thành viên khác có thể là quá tải và bạn đôi khi sẽ không tin được rằng có mình lại có nhiều lỗi sai đến vậy 🥲 Tuy nhiên, nếu nhận được review chất lượng, có tính đóng góp cao thì bạn sẽ ngày càng có code chất lượng hơn, đồng nghĩ với you are a better as a programmer.
Dưới đây là các lợi ích của code review mà mình tóm tắt từ bài post này
-
Giúp bạn hiểu hơn về code của dự án
-
Bạn sẽ học được nhiều cách để tiếp cận vấn đề hơn
-
Bạn có thể gợi ý cho người khác những cách tiếp cận tốt hơn(theo bạn nghĩ)
-
Giảm thời gian QA và tăng hiệu suất làm việc của team, vì review kỹ thì sẽ giảm các vấn đề nảy sinh
-
Giảm các lỗi trên production khi các edge case(trường hợp ngách) được nhận ra trong quá trình review
-
Giúp nhận ra các bottlenecks(vấn đề nguy hiểm) hay leak memories(rò rỉ bộ nhớ) sớm hơn
-
Giúp giảm code bị lặp và tăng việc tái sử dụng
Các bạn có thể ghé đọc thêm chi tiết và ví dụ ở bài này nhé 👇 Chúc các bạn review code vui vẻ không quạu nha 😁
Tài liệu Tech tiếng Việt
Khi mới bước chân vào nghề lập trình 🚗, mình được các anh chị đi trước khuyến khích là nên đọc tất cả các nguồn tài liệu bằng tiếng Anh, để có thể nâng cao khả năng về ngôn ngữ này cũng như việc làm việc với khách hàng quốc tế thêm nhiều thuận lợi. Những lời khuyên trên là vô cùng đúng đắn, mình đã áp dụng và thật sự hiệu quả 👍
🤔 Tuy nhiên, sau nhiều năm làm việc, mình nhận ra quan điểm trên là đúng không có nghĩa là hoàn toàn không nên đọc các nguồn tài liệu bằng tiếng Việt, ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn, ngôn ngữ mà bạn hiểu tận chân tơ kẽ tóc. Đôi khi có những chủ đề mình đọc tiếng Anh không hiểu gì cả 😅, lúc đó những tài liệu tiếng Việt viết cùng chủ để là vô cùng đáng giá, giúp mình nắm bắt nhanh hơn rất nhiều ✅
Đặc biệt thêm nữa, nếu bạn đi làm và muốn chia sẻ, muốn hiểu sâu hơn vấn đề mình gặp, hãy đọc tiếng anh 📖 và hãy viết tiếng Việt ✍️(nếu tiếng Anh bạn chưa đủ giỏi hay bạn không thỏa mái khi phải viết tiếng Anh). Vì tiếng Việt là những gì thân thuộc nhất, công cụ thân thuộc nhất 🥰 giúp chuyển đổi các ý tưởng trong đầu ra một sản phẩm trên văn bản 📖, thêm nữa nó sẽ giúp bạn đỡ lười hơn ấy 🥲
👉 Cuối cùng, để chứng minh cho mọi người thấy dev Việt mình không thiếu người giỏi 💪, và có nhiều cộng đồng nói tiếng Việt 👭👬 về lập trình khá mạnh cũng như nhiều nguồn tài liệu tiếng Việt ✍️:
-
✅ VietTech Group – Cộng đồng người Việt với hơn 10,000 thành viên làm trong ngành công nghệ là một con số vô cùng lớn. Mọi người chia sẻ các câu chuyện trong ngành, những kinh nghiệm, kỹ năng phỏng vấn và nhiều nguồn tài liệu rất hay.
-
✅ WeBuild Community – Cộng đồng lập trình viên người Việt ở nhiều nơi chủ yếu hoạt động trên Slack và cả Discord với gần 5,000 thành viên. WeBuild còn có một cộng đồng blogger viết về tech trên WeBlog, có tổ chức các sự kiện offline như WeBuildDay, nơi nằm vùng của blogger nổi tiếng thefullnack.com(snacky.blog) và mình(beautyoncode.com) cũng có trong hội này ^^
-
✅ Kipalog – KeepALog, là một nền tảng chia sẻ kiến thức cho lập trình viên, founder là anh Huydx và anh Trung(cũng là admin bên WeBuild). Các bài viết của BeautyOnCode cũng được chia sẻ trên đây, với hơn 200 người theo dõi.
-
✅ Viblo – Là một nền tảng chia sẻ về Công nghệ thông tin, với hơn 85,000 active user, hơn 30,000 bài viết về tech được public trên đây. BeautyOnCode cũng có mặt trên Viblo với hơn 20,000 lượt xem, 30 bài viết và gần 1,300 reputations. Theo dõi mình trên Viblo nhé!
-
✅ Ngoài ra cũng không thể thiếu các blogger hoạt động tự do trong việc chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm lập trình như: Tôi đi code dạo, Codeaholicguy, Huyền Chip, The Full Snack(Huy Trần), Ngọc Hiếu(tác giả podcast hieu.tv), Ask Tester(Huỳnh Công Thành), Việt Huỳnh Blog(cựu tổng giám đốc KMS Technology), Giáo Sư Cẩn. Cuối cùng cho mình giới thiệu ké blog của mình nữa nha BeautyOnCode
Hi vọng bài viết này sẽ mở ra cho mọi người một góc nhìn khác về người Việt trong ngàng công nghệ nhé 👍
Chuyện tiếng Anh
Thời buổi này bạn phải biết tiếng Anh, nếu muốn có một vé đến với văn minh thế giới. Tiếng anh được hơn 50 nước với hơn 2 tỉ người sử dụng làm ngôn ngữ chính thức và trùng hợp là họ rất giàu.
Với dev thì lại càng gian nan vì hầu như 99% các công trình nghiên cứu, sách báo, tài liệu đều ở ngôn ngữ này.
Nhưng con đường học tiếng Anh của người Việt sao mà khổ trăm bề 😅 Mang tiếng được học tiếng Anh từ tận mẫu giáo, cấp một nhưng ruốc cuộc thì lại không phát âm nổi một chữ đơn giản chứ đừng nói là giao tiếp. Vì ở trường người ta dạy tiếng anh để thi cử, chứ không phải dạy để giao tiếp 😶 Chưa kể đến giáo viên dạy tiếng Anh ở trường dở thiệt.
✍️ Một vài kinh nghiệm học ngoại ngữ để dùng:
-
✅ Cách học phát âm tốt nhất là bắt chước. Hãy chọn cho mình một khuôn mẫu, bạn thích giọng Anh, Mỹ, Úc hay gì đó hay idol nào đó của bạn rồi bắt chước the o Mình thầy học Duolingo and Elsa Speak cũng phát âm rất tốt, chỉ mỗi tội là nó hơi chán. Nếu bạn học thứ gì bạn thực sự thích và muốn tìm hiểu sẽ cải thiện được điểm này.
-
✅ Quên ngữ pháp đi Vì phản xạ mà đợi ráp ngữ pháp cho đúng chắc tới … chiều, chưa kể các sách dạy ngữ pháp hay ngoại ngữ đa phần là lỗi thời.
-
✅ Chỉ cần nói tiếng anh thôi, đừng quan tâm tới giọng(accent) Cái này nghe có vẻ ngược đời, vì hầu như mọi người đều cổ xúy chuyện phát âm cho chuẩn giọng Anh, Mỹ. Cái này chỉ là quảng cáo ở các trung tâm Anh ngữ để dễ lấy tiền hơn thôi bạn à. Tất nhiên là nếu bạn nói chuẩn thì quá tốt rồi, nhưng nếu không thì cũng không sao đâu. Tự tin quan trọng hơn ấy. Khi cần, bạn chỉ cần nói tiếng Anh là được, giọng Việt Nam hay giọng Ấn gì cũng được tuốt, lúc đó người ta quan tâm tới thông tin bạn cung cấp chứ ai hơi đâu mà để ý cái giọng, chưa kể người bản sứ họ biết rõ và tự điều chỉnh giọng họ chậm lại cho phù hợp với bạn nữa.
Mình có đọc hai bài về chuyện tiếng anh dưới góc nhìn của các dev Việt ở nước ngoài ở đây, mời bạn ghé nghe nhé.
Chúc mọi người tự tin với tiếng Anh của mình.
StackOverflow Survey Result 2022
StackOverflow vừa gửi đến cộng đồng lập trình viên kết quả của cuộc khảo sát với hơn 70,000 lập trình viên(LTV) trên toàn thế giới tham gia.
Một số điểm thú vị ở kết quả này mà mình thu được là:
-
Đa số LTV trên 45 tuổi học từ sách, còn người trẻ hơn thì học từ các khóa học hay chứng chỉ trực tuyến.
-
Docker nay đã đồng hành cùng Git trở thành công cụ cơ bản của mọi LTV
-
Rust là ngôn ngữ được LTV yêu thích nhất, tiếp đến là Python, Typescript
-
Angular.js liên tiếp 3 năm được xem là đáng lo ngại nhất. React.js liên tiếp 5 năm được xem là được mong muốn nhất.
-
85% LTV cho biết công ty của họ cho phép được làm việc từ xa
-
62% LTV cho biết họ giành hơn 30 phút mỗi ngày để tìm kiếm cách giải quyết các vấn đề
Mời bạn đọc thêm về các số liệu rất thú vị này ở bản kết quả đầy đủ bên dưới nhé, có các biểu đồ rất dễ nhìn.
https://survey.stackoverflow.co/2022/
Vì sao feedback rất quan trọng
🎙Feedback có thể hiểu là đưa ra ý kiến phản hồi của một ai đó về một cái gì đó, sau một chuyện gì đó. Có 3 loại feedback thường thấy là:
🥳 Positive feedback: Phản hồi mang tính tích cực. Đưa ra để đối phương biết mình ghi nhận những cố gắng của họ rằng đang làm tốt một việc gì đó, khích lệ để tiếp tục phát huy.
✅ Constructive feeback: Phản hồi mang tính xây dựng. Đưa ra cho đối phương biết hành động của họ cần thay đổi
🤬 Destructive feedback: Đây là thể loại constructive feedback phiên bản lỗi, được đưa ra một cách vội vã, thiếu tế nhị, không đúng nơi đúng chỗ, hoặc đúng người nhưng sai thời điểm. Cũng là loại feedback phổ biến nhất trên đường, trên mạng. Tác dụng của nó là 0, còn tác hại thì vô cùng.
Vậy thì đưa ra feedback như thế nào cho hợp lý?
👨🦱 Be specific Đưa ra feedback đúng nơi, đúng chỗ và đúng nội dung. Và feedback như thế nào để người ta dễ take action được. ⏳ Be timely Thường thì realtime feedback là tốt nhất, nhưng nếu tình huống không cho phép thì cũng nên feedback trong 48h.
Để đưa ra feedback tốt hơn người ta nghĩ ra rất nhiều mô hình, bạn có thể search thêm với từ khóa “feedback model”. Nhìn chung các mô hình này đều xoay quanh 4 yếu tố:
👉 Context: tình huống sự việc xảy ra 👉 Behavior: hành vi những người liên quan đến vấn đề bạn đang feedback một cách khách quan nhất 👉 Impact: nói về ảnh hưởng mà hành động đó gây ra 👉 Follow up: đưa ra gợi ý cho người nhận feedback
Đây là tóm tắt nội dung của bài blog “Vì sao feedback rất quan trọng?” của anh Huy Trần trên blog snacky.blog(https://snacky.blog/posts/giving-feedback.html).
Bạn cũng có thể nghe nội dung bài viết này trên podcast của mình ở 👇 https://open.spotify.com/episode/79uBpwq1EcJdv6QRbdT8id?si=af7e065e74fd43b8
Lộ trình lên đai của lập trình viên
Một định hướng phát triển nghề nghiệp rõ ràng sẽ giúp bạn định hướng mình đang ở đâu, đang đi theo hướng nào và sẽ là ai trong năm hay mười năm tới 🧐
Got It AI Blog giới thiệu về “Lộ trình lên đại của lập trình viên” vô cùng chi tiết và sinh động với các hình vẽ minh họa
Giai đoạn đầu tiên mà bất cứ ai cũng phải đi qua gọi là “Starting Track”, với 3 cột mốc lần lượt là:
-
Junior Software Engineer hay Software Engineer Intern
-
Software Engineer
-
Senior Software Engineer with Tech Lead add-on
Sau giai đoạn đầu, bạn sẽ đứng ở ngã ba đường, nơi bạn có hai hướng để đi: “Individual Contributor Track” hoặc là “Managerial Track”
Với “Individual Contributor Track”, có 3 cột mốc lần lượt là:
-
“Staff Engineer”
-
“Senior Staff Engineer”
-
“Principal Engineer”
Với “Managerial Track”, có 3 cột mốc lần lượt là:
-
“Engineering Manager”
-
“Director of Manager”
-
“Vice President of Engineering”
Qua đây bạn có thể thấy nếu một lập trình viên không thích làm quản lý thì con đường “Individual Contributor” là hoàn toàn khả thi và có khi còn có mức lương khủng hơn manager nữa. Nếu quan tâm bạn hãy tìm hiểu kỹ để chọn con đường phù hợp với kỹ năng của mình nhé 😉
Bạn có thể ghé đọc bài viết chi tiết ở GotIt AI Blog(https://vn.got-it.ai/blog/software-engineer-zero-to-hero)
Các nội dung này mình hay đăng trên fanpage, bạn có thể like hay follow để theo dõi nhé.
Hẹn gặp lại bài blog tiếp theo của series này ha.