- vừa được xem lúc

Các phương pháp tránh hiển thị lại các component dùng chung trong Nextjs ( Part 2 )

0 0 23

Người đăng: Moe Moe

Theo Viblo Asia

Đặt vấn đề

Ở bài trước, ta đã tìm ra cách giải quyết việc hiển thị lại các component dùng chung trong Nextjs, nhưng vẫn tồn tại điểm yếu rằng các component luôn được chia sẻ cho mọi page, do đó ta sẽ xem xét đến cách khác giải quyết vấn đề này.

Ở bài viết này, vẫn sử dụng project ở bài trước.

Cách 2: Vẫn ném hết component chung vào file _app.js nhưng đặt thêm điều kiện

Ta xem lại cấu trúc project :


Mọi file vẫn giữ nguyên, ta chỉ sửa trong _app.js, lúc trước ta có:
import '../styles/globals.css'
import LabelLayout from '../components/LabelLayout';
import InputLayout from '../components/InputLayout'; function MyApp({ Component, pageProps }) { return( <LabelLayout> <InputLayout> <br /> <br /> <Component {...pageProps} /> </InputLayout> </LabelLayout> ) } export default MyApp

Bây giờ sẽ là:

import '../styles/globals.css'
import LabelLayout from '../components/LabelLayout';
import InputLayout from '../components/InputLayout'; function MyApp({ Component, pageProps, router }) { if(router.pathname === '/') { return( <InputLayout> <br /> <br /> <Component {...pageProps} /> </InputLayout> ) } return( <InputLayout> <LabelLayout> <br /> <br /> <Component {...pageProps} /> </LabelLayout> </InputLayout> )
} export default MyApp

Với code như trên, thì khi mà ta ở page home thì nó sẽ chỉ có component chung là InputLayout, còn các page còn lại sẽ có 2 component chung là InputLayout và LabelLayout. ( Đặc biệt: InputLayout từ page home sang các page khác sẽ không hiển thị lại dù nằm trong 2 câu lệnh return khác nhau do nằm cùng một vị trí trên dom )
Điều này giải quyết vấn đề đưa ra: các page khác nhau sẽ có thể có các component chung khác nhau tùy ý, nhưng .... vẫn có điểm yếu.

Điểm yếu

Điểm yếu của cách này là dù giải quyết được các vấn đề nhưng rõ ràng, nếu project to lên và các nhiều page hơn, đồng thời xảy ra vô vàn các trường hợp page này có component chung này, page kia có component chung kia, dẫn tới vô vàn các lệnh if => vượt quá tầm kiểm soát.
Do đó nếu project nhỏ cách này có thể thực hiện tốt, nhưng project lớn thì nên có cách khác.

Cách 3: Thôi không ném hết component chung vào file _app.js nữa, các page sẽ tự quản lý nên dùng component nào

Như trên, việc để _app.js quản lý các component chung của các page là khó kiểm soát khi project lớn, nên tốt nhất là để các page tự quản lý.

Ta sẽ sửa file index và user như sau:

import InputLayout from '../components/InputLayout';
import Link from 'next/link'; const Home = () => { return ( <div> <h2>Day la Page Home</h2> <Link href='/user' passHref> <button>Sang page User</button> </Link> </div> )
} Home.sharedComponent = InputLayout; //sharedComponent không phải biến đặc biệt, chỉ là mình để như vậy export default Home;

import InputLayout from '../components/InputLayout';
import Link from 'next/link'; const User = () => { return ( <div> <h2>Day la Page User</h2> <Link href='/' passHref> <button>Sang page Home</button> </Link> </div> )
} User.sharedComponent = InputLayout; export default User;

Và _app.js sẽ là:
import '../styles/globals.css' function MyApp({ Component, pageProps }) { const SharedComponent = Component.sharedComponent || ((props) => <>{props.children}</>) return ( <SharedComponent> <Component {...pageProps} /> </SharedComponent> )
} export default MyApp

Ở đây, các page sẽ tự chọn component chung qua biến sharedComponent, khi ta di chuyển các page, _app sẽ nhận sharedComponent này và return một cách hợp lý, ( nếu không có sharedComponent thì nó trả về trống thôi ).
Vậy vấn đề được giải quyết, các page đã tự quản lý component chung.

Vậy cách này còn điểm yếu không ?

Còn =))

Điểm yếu

Do ta gán component qua biến sharedComponent, do đó nó chỉ nhận được 1 component mà thôi ( đấy là lý do trong cách này chưa dùng đến LabelComponent ), với nhiều component ta muốn gán, ta phải dùng cách khác.
Để xử lý điểm yếu này ta sẽ xem ở phần sau nhé.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Viết một chiếc app quản lý Hạn sử dụng của thực phẩm

Mở đầu. Tôi là 1 kỹ sư công nghệ thông tin mới ra trường. Trong thời gian học Đại học, từ năm 1 tới năm 4, tôi đi làm thêm tại TSUTAYA (chuỗi cửa hàng bán sách, video...v.v nổi tiếng bên Nhật). Về chiếc App tôi đã phát triển. App tôi phát triển là Web App giúp quản lý hạn sử dụng của đồ ăn.

0 0 40

- vừa được xem lúc

Routing trong Next.js

Trước đó bạn có thể đang tò mò về Next.js, vào đây luôn bạn ơi. (go). .

1 0 44

- vừa được xem lúc

Cài đặt chuyển đổi ngôn ngữ trong một project NextJS

Ở phiên bản Nextjs Version 10 mới đây, việc sử dụng i18n đã trở nên dễ dàng hơn qua tính nâng cao là Internationalized Routing. Cài đặt cấu hình cơ bản. Tại file next.config.

0 0 55

- vừa được xem lúc

Cấu hình eslint airbnb, prettier cho dự next.js sử dụng typescript

Chào mọi, mình đã quay lại đây. Hôm nay mình sẽ đem đến một chủ đề linter cụ thể cấu hình eslint cho dự án next.

0 0 177

- vừa được xem lúc

Handling custom page navigation on Next.js

Last month we discussed about different kind of routing on Next.js. Here's a short example of creating a component that moves the user to next page. import { useRouter } from 'next/router'.

0 0 71

- vừa được xem lúc

Next Image một feature, một nâng cấp tuyệt vời version nextjs 10

NextJS đã cho ra mắt version 10 cách đây 2 tháng với hơn 20 fearture nâng cấp đáng giá. Chúng ta có thể kể ra những features nổi bật như. . Next/Image: với khẳ năng render image cho các kích thước màn hình tương ứng.

0 0 49