- Nhằm giúp các bạn dễ hiểu và không bị rối thì ở bài viết này mình sẽ chỉ giới thiệu cho các bạn một số toán tử thường dùng và phổ biến.
1. Toán tử số học
- Các toán tử số học được sử dụng trong các biểu thức toán học theo cách tương tự như chúng được sử dụng trong đại số học.
Toán tử | Tên | Mô tả |
---|---|---|
+ | Cộng | Là tổng của hai toán hạng |
- | Trừ | Là hiệu của hai toán hạng. |
* | Nhân | Là tích của hai toán hạng. |
/ | Chia | Là thương của phép chia. |
% | Phép chia lấy dư | Giá trị trả về là phần dư của phép chia |
++ | Tăng dần | Tăng giá trị của biến lên 1. a++ <=> a = a + 1 |
-- | Giảm dần | Giảm giá trị của biến 1 đơn vị. a-- <=> a = a - 1 |
+= | Cộng và gán giá trị | Cộng các giá trị của toán hạng bên trái vào toán hạng bên phải và gán giá trị trả về vào toán hạng bên trái. c+=a <=> c = c + a |
-= | Trừ và gán giá trị | Trừ các giá trị của toán hạng bên trái vào toán toán hạng bên phải và gán giá trị trả về vào toán hạng bên trái. c-=a <=> c = c - a |
*= | Nhân và gán | Nhân các giá trị của toán hạng bên trái với toán toán hạng bên phải và gán giá trị trả về vào toán hạng bên trái. c*=a <=> c = c*a |
/= | Chia và gán | Chia giá trị của toán hạng bên trái cho toán toán hạng bên phải và gán giá trị trả về vào toán hạng bên trái. c/=a <=> c = c/a |
%= | Lấy số dư và gán | Chia giá trị của toán hạng bên trái cho toán toán hạng bên phải và gán giá trị số dư vào toán hạng bên trái. c%=a <=> c = c%a |
2. Toán tử quan hệ
- Các toán tử quan hệ được sử dụng kiểm tra mối quan hệ giữa hai toán hạng.
Toán tử | Tên | Mô tả |
---|---|---|
== | So sánh bằng | Toán tử này kiểm tra sự tương đương của hai toán hạng |
!= | So sánh khác | Toán tử này kiểm tra sự khác nhau của hai toán hạng |
> | Lớn hơn | Kiểm tra giá trị của toán hạng bên phải lớn hơn toán hạng bên trái hay không |
< | Nhỏ hơn | Kiểm tra giá trị của toán hạng bên phải có nhỏ hơn toán hạng bên trái hay không |
>= | Lớn hơn hoặc bằng | Kiểm tra giá trị của toán hạng bên phải có lớn hơn hoặc bằng toán hạng bên trái hay không |
<= | Nhỏ hơn hoặc bằng | Kiểm tra giá trị của toán hạng bên phải có nhỏ hơn hoặc bằng toán hạng bên trái hay không |
3. Toán tử logic trong Java
- Các toán tử logic làm việc với các toán hạng Boolean. Các toán tử quan hệ được sử dụng trong các cấu trúc điều khiển.
Toán tử | Tên | Mô tả |
---|---|---|
&& | Toán tử và (AND) | Trả về một giá trị “Đúng” (True) nếu chỉ khi cả hai toán tử có giá trị “True” |
^ | Toán tử XOR | Trả về giá trị True nếu và chỉ nếu chỉ một trong các giá trị là True, các trường hợp còn lại cho giá trị False (sai) |
! | Toán tử phủ định (NOT) | Toán hạng đơn tử NOT. Chuyển giá trị từ True sang False và ngược lại. |
4. Thứ tự ưu tiên của các toán tử
- Thứ tự ưu tiên quyết định trật tự thực hiện các toán tử trên các biểu thức.
Thứ tự | Mô tả |
---|---|
1 | Các toán tử đơn như +,-,++,-- |
2 | Các toán tử số học và các toán tử dịch như *,/,+,-,<<,>> |
3 | Các toán tử quan hệ như >,<,>=,<=,= =,!= |
4 | Các toán tử logic và Bit như &&, |
5 | Các toán tử gán như =,*=,/=,+=,-= |
5. Thay đổi thứ tự ưu tiên của các toán tử
- Để thay đổi thứ tự ưu tiên trên một biểu thức, bạn có thể sử dụng dấu ngoặc đơn ():
- Phần trong ngoặc đơn được thực hiện trước.
- Nếu dùng nhiều ngoặc đơn lồng nhau thì toán tử nằm trong ngoặc đơn phía trong sẽ thực thi trước, sau đó đến các vòng phía ngoài.
- Trong phạm vi một cặp ngoặc đơn thì quy tắc thứ tự ưu tiên vẫn giữ nguyên tác dụng.