- vừa được xem lúc

Cài đặt server với Apache từ A-Z

0 0 14

Người đăng: Kiên

Theo Viblo Asia

I, Cần cài những gì bây giờ

Bạn là 1 newbie, và vào một ngày đẹp trời, bạn nhận 1 request từ "sếp" của bạn: "Tình hình là anh có 1 con server linux, chaỵ ubuntu 20, a cần em cài giúp anh môi trường để chạy dự án abc...xyz", "ơ... dạ vâng". Xong, dù trước đó rất lâu, "có vẻ" như bạn đã từng tự cài 1 vài thứ như thế này, nhưng do làm dự án outsource dài dài, nên bạn quên luôn cách cài như thế nào, Haizzzz. Bỏ qua những thứ phức tạp như docker thì đây sẽ là bài viết "thuần" về việc cài môi trường cho 1 project, cụ thể là project Laravel nhé. Giới thiệu 1 chút về các công nghệ mà dự án mình sẽ sử dụng nhé:

Backend : Laravel 8, PHP 8.1
Admin: Reactjs
End-User: Nextjs
DB: Mysql

WebServer mình sử dụng ở đây là Apache nhé (bạn hoàn toàn có thể dùng Ngnix để config). Bắt đầù thôi, mình sẽ cài LAMP Stack nhé, giới thiệu lại thì LAMP theo thứ tự là Linux, Apache, Mysql và PHP. Vì đây là server Linux nên dùng LAMP, bạn có thể dùng WAMP trên Windows, MAMP trên MacOS, và XAMPP ở mọi OS trên. Bắt đầu thôi.

Vì Ubuntu 20 đã tương ứng với phần phần L (LINUX) của LAMP nên ta sẽ cài từ Apache trở đi

Cài đặt Apache

Apache là phần mềm web server miễn phí mã nguồn mở. Nó đang chiếm đến khoảng 45% thị phần websites trên toàn thế giới. Tên chính thức của Apache là Apache HTTP Server, được điều hành và phát triển bởi Apache Software Foundation. Để cài nó thì khá đơn giản, chỉ cần run lệnh sau:

$ sudo apt-get install apache2 -y

Tiếp theo, mở trình duyệt gõ 127.0.0.1 để kiểm tra Apache đã hoạt động chưa.

  • Khi trình duyệt hiện ra như trên, đã cài đặt Apache thành công. Tiếp theo sẽ cài đặt MySQL.

Cài đặt MySQL

MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ mã nguồn mở, được sử dụng phổ biến rộng rãi trên thế giới. Có thể cài đặt như sau:

$ sudo apt-get install mysql-server -y

Để cài mật khẩu cho tài khoản root :

$ sudo mysql

Tiếp tục : ALTER USER 'root'@'localhost' IDENTIFIED WITH mysql_native_password BY 'your password'; Thay "your password" bằng mật khẩu bạn muốn

Sau đó gõ exit để thoát

Nếu muốn đổi mật khẩu của root chạy lệnh sau :

$ sudo mysql_secure_installation

  • Ở đây có 2 lựa chọn, nếu chọn Y sẽ sử dụng VALIDATE PASSWORD PLUGIN có nghĩa là bạn phải sử dụng mất khẩu mạnh cho cơ sở dữ liệu, như là độ dài mật khẩu phải trên 8 kí tự, in hoa, in thường, kí tự đặt biệt, etc... Còn nếu chọn N sẽ không sử dụng VALIDATE PASSWORD PLUGIN. Và ở đây cài đặt trên máy cá nhân nên cũng không cần sử VALIDATE PASSWORD PLUGIN. Nên ở đây mình sẽ chọn N để tiện cho việc cài đặt.
  • Sau khi chọn N, sẽ yêu cầu bạn thiết lập mật khẩu cho MySQL. Ở đây để dễ nhớ mình sẽ đặt là: 123456

  • Gõ lại mật khẩu lần nữa. Và ấn Enter.

  • Tiếp theo chọn Y và ấn Enter.

  • Tiếp theo chọn N và ấn Enter.

  • Tiếp theo chọn Y và Enter.

  • Tiếp theo chọn Y và Enter.

Đã thay đổi xong, bây giờ chạy

$ mysql -u root -p

Xong nhập mật khẩu mới, nếu login thành công thì tức là bạn đã cài xong Mysql server nha, nhớ note lại mật khẩu

Cài đặt PHP

sudo apt install software-properties-common && sudo add-apt-repository ppa:ondrej/php -y
sudo apt update
sudo apt install php8.1 libapache2-mod-php8.1

Kiểm tra phiên bản PHP bằng lệnh php --version

Tiếp theo ta cần cài các extension cho PHP tùy theo phiên bản php nhé:

sudo apt install php8.1-common php8.1-mysql php8.1-xml php8.1-xmlrpc php8.1-curl php8.1-gd php8.1-imagick php8.1-cli php8.1-dev php8.1-imap php8.1-mbstring php8.1-opcache php8.1-soap php8.1-zip php8.1-intl -y

Như vậy là đã thiết lập LAMP thành công ^^.

Cài đặt Composer

Composer là công cụ để quả lý package hay library PHP. Composer sẽ cài đặt những libraries vào trong project bạn đang làm việc.

Composer yêu cầu phải có: php-cli để thực thi các tập lệnh PHP trong dòng lệnh. unzip để giải nén các lưu trữ. Nếu chưa cài thì sudo apt install php-cli unzip -y để cài nhé

$ cd ~
$ curl -sS https://getcomposer.org/installer -o /tmp/composer-setup.php
$ HASH=`curl -sS https://composer.github.io/installer.sig`
$ echo $HASH
$ php -r "if (hash_file('SHA384', '/tmp/composer-setup.php') === '$HASH') { echo 'Installer verified'; } else { echo 'Installer corrupt'; unlink('composer-setup.php'); } echo PHP_EOL;"
$ sudo php /tmp/composer-setup.php --install-dir=/usr/local/bin --filename=composer

Sau khi cài xong gõ composer để kiểm tra như dưới hình là thành công, ở bước tiếp theo chỉ cần kéo project laravel về, cd vào root của project và chạy composer install

Tham khảo tại : https://www.digitalocean.com/community/tutorials/how-to-install-and-use-composer-on-ubuntu-20-04

Cài đặt Nodejs

Để cài nodejs trước hết ta cài nvm, vì nvm cho phép ta switch giữa các bản nodejs, rất thuân tiện

sudo apt install curl curl https://raw.githubusercontent.com/creationix/nvm/master/install.sh | bash source ~/.bashrc 

Sau đó ta có thể cài bản nodejs cần , ở đây mình chọn node 12.18.3, làm tương tự với các bản node khác

nvm install 12.18.3

Khi muốn đổi node version (sang 14 chẳng hạn) ta chỉ cần

nvm install 14
nvm use 14

Nếu muốn để mặc định node version (ví dụ 14)

nvm alias default 14

Về cơ bản thì chúng ta đã cài xong phần môi trường, tiếp sau đây ta kéo code trên git về thư mục /var/www/html/ ( nếu thư mục chưa tồn tại thì ta có thể tạo mới thư mục, ta hoàn toàn có thể tạo 1 thư mục bất kì nhé, không nhất thiết cứ phải là /var/www/html/ ) Giả sử tôi đang có 1 cây thư mục như sau: root \var \www \html \backend \admin \user Với backend chạy laravel, dùng để xử lí api Admin là site quản lí, chạy reactjs User là site người dùng cuối, chạy nextjs Đối với Project User do dùng nextjs, ta cần cài thêm pm2 và start nó với 1 cổng cố định (ở đây mình chọn 3001) (phần này các bạn tự gg search để cài và chạy nhé) cài xong pm2 thì enable proxy lên nhé sudo a2enmod proxy, ta sẽ sử dụng proxy trong config bên dưới cho việc chạy pm2 Ta sẽ bỏ qua phần thêm biến .env cho từng project ở trên , hay cài thư viện cho nó (composer install, npm install, yarn, kết nối DB, migrate, seeder, ...), sau đây mình sẽ tiếp tục phần config Apache

Config Virtual Host

Trong phần này ta cần chú ý tới 1 số thư mục sau

  1. /etc/apache2/ports.conf Thư mục này để đăng kí việc port sẽ được sử dụng
sudo vi /etc/apache2/ports.conf

Sau khi thêm port cần thiết gõ "Esc" => ": + wq" => "ENTER" để lưu

Chạy "sudo service apache2 restart" để chạy lại apache

  1. /etc/hosts Thư mục này để đăng kí Alias
sudo vi /etc/hosts

Phần này sẽ được liên kết tới phần ngay sau đây.

  1. /etc/apache2/sites-availabels Config trong thư mục này giúp các project tự động chạy vào index mà không cần phải "php artisan serve" với laravel hay "npm run dev" với reacjs

Chúng ta có thể sửa vào file default

sudo nano /etc/apache2/sites-available/000-default.conf

Nhưng tốt hơn hết là ta nên copy ra 1 file config mới, để tên cho dễ nhớ nhé

sudo su
a2enmod rewrite // bật chế độ ghi đè
cd /etc/apache2/sites-available/ // di chuyển cp 000-default.conf democonfig.conf // sao chép file
a2dissite 000-default.conf // disable a2ensite democonfig.conf // enable
vi democonfig.conf // mở file để chỉnh sửa 

trong democonfig ta sẽ sửa như dưới đây :

<VirtualHost *:8000> ServerName _ ServerAlias project-dev // phải trùng tên đã đăng kí trong /etc/hosts DocumentRoot /var/www/html/backend/public <Directory /var/www/html/backend/public/> Options Indexes FollowSymLinks MultiViews AllowOverride All Order allow,deny allow from all Require all granted </Directory> LogLevel debug ErrorLog ${APACHE_LOG_DIR}/error.log CustomLog ${APACHE_LOG_DIR}/access.log combinedwq
</VirtualHost> <VirtualHost *:80> ServerName _ DocumentRoot /var/www/html/admin/dist <Directory /var/www/html/admin/dist> Options Indexes FollowSymLinks MultiViews AllowOverride All Order allow,deny allow from all Require all granted </Directory> ErrorLog ${APACHE_LOG_DIR}/error.log CustomLog ${APACHE_LOG_DIR}/access.log combinedwq
</VirtualHost> <VirtualHost *:3000> ServerName _ ProxyPreserveHost On ProxyPass / http://localhost:3001/ //phần chạy pm2 nè ProxyPassReverse / http://localhost:3001/ //phần chạy pm2 nè ErrorLog ${APACHE_LOG_DIR}/error.log CustomLog ${APACHE_LOG_DIR}/access.log combinedwq
</VirtualHost>

Như đã thấy ở trên , phần API mình để chạy ở cổng 8000, admin ở cổng 80, user ở cổng 3000, các cổng được đăng kí trong /etc/apache2/ports.conf, còn ServerAlias có tên trùng với tên được đăng kí trong /etc/hosts Sau khi lưu cấu hình trên ta restart lại apache nhé : sudo service apache2 restart

Xong rồi, việc tiếp theo ta sẽ ra ngoài trình duyệt và tận hưởng thành quả nhé, chúc các bạn thành công!

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Hỗ trợ xây dựng web bằng Wordpress

WordPress là một hệ thống quản lý nội dung (CMS) miễn phí và mã nguồn mở được phát triển bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng cơ sở dữ liệu MySQL. Nó được sử dụng rộng rãi như một nền tảng để xây dự

0 0 74

- vừa được xem lúc

Một số mẫu hình thường thấy trong phép toán với ma trận ở những mạng neuron nhân tạo

Trước khi đến với bài viết, bạn đọc nên có kiến thức trước đó về một số góc nhìn khác nhau của phép nhân ma trận. Nếu chưa biết hoặc đã quên, bạn có thể tham khảo bài viết này: https://eli.

0 0 16

- vừa được xem lúc

Spring Data Elasticsearch - Tận dụng Elasticsearch trong ứng dụng Spring Boot

Elasticsearch là một hệ thống tìm kiếm và phân tích văn bản mã nguồn mở dựa trên Lucene. Nó được thiết kế để xử lý và tìm kiếm dữ liệu với tốc độ cực kỳ nhanh, giúp bạn tìm thấy thông tin cần thiết từ

0 0 20

- vừa được xem lúc

Bí Quyết Bảo Vệ Mạng: Ngăn Chặn Tấn Công DoS Từ Máy Chủ DHCP

Bạn có thể làm cho máy chủ DHCP không thể cấp địa chỉ IP cho thiết bị khác bằng cách triển khai một kiểu tấn công DoS, được biết đến với tên "tấn công làm cạn kiệt DHCP". Mình sẽ giải thích cho bạn cá

0 0 5