- vừa được xem lúc

Career Path — Lộ trình phát triển cho Tester/QA Engineer

0 0 25

Người đăng: Thao Hoang

Theo Medium

Test Automation Engineer hiện đang là một vị trí hot và khá “hiếm có khó tìm”, bởi nó vừa đòi hỏi tư duy của một Tester, vừa cần kỹ năng code của một Developer. Vậy nên ở nhiều công ty, Test Automation Engineer có thể có mức lương gần như ngang bằng với một Software Engineer.

>>> Test Automation — Con đường không dễ dàng với bất kỳ ai

>>> Vị trí Test Automation Engineer tại Got It: bit.ly/gotit-testautomation

3. Hướng quản lí sản phẩm — Business Analyst, PM

Từ Tester sang BA (Business Analyst) là một lộ trình được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Tuy nhiên, quan niệm “không làm dev được thì làm test, không làm được test thì chuyển sang BA, PM” là hoàn toàn sai lầm, bởi không phải dev nào cũng có thể làm test, và không phải mọi Tester đều có thể trở thành BA. BA (hay nhân viên phân tích nghiệp vụ) không chỉ yêu cầu kỹ năng ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật, v.v.) mà còn đòi hỏi ở bạn:

  • khả năng giao tiếp tốt để hiểu được khách hàng muốn gì
  • hiểu biết sâu về lĩnh vực của hệ thống, lĩnh vực mà sản phẩm đang phục vụ (ví dụ như giáo dục, kế toán, ngân hàng, v.v.) để tư vấn và đàm phán với khách hàng về các yêu cầu (requests)
  • kiến thức về IT để phân tích, cùng team thiết kế các module hệ thống
  • kỹ năng tổng hợp, phân tích, truyền đạt thông tin để làm việc với team kỹ thuật

Vậy nên, không phải mọi Tester với kỹ năng ngoại ngữ tốt đều có thể trở thành BA. Tuy nhiên, với xuất phát điểm là một Tester, bạn sẽ có lợi thế về khả năng nhìn nhận vấn đề một cách tỉ mỉ trên nhiều phương diện, tư duy “end-to-end” giúp cho việc phân tích nghiệp vụ trở nên dễ dàng hơn.

4. Một số hướng đi khác

Performance testing (kiểm thử hiệu năng)

Performance testing có thể được hiểu theo nhiều nghĩa, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể. Tựu chung, đây là là kỹ thuật kiểm thử nhằm xác định hiệu năng, năng suất của một hệ thống, một ứng dụng (ví dụ khả năng chịu tải, lượt tải tối đa có thể xử lý, khả năng đáp ứng các yêu cầu, v.v.). Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, bên cạnh Performance Testing, bạn có thể tìm kiếm thêm các từ khoá như Load testing (kiểm thử tải), Stress testing (kiểm thử áp lực), Volume testing, Endurance/Soak testing, Spike testing, Scalability Testing.

Đây là một loại test phức tạp, dễ gây nhầm lẫn, từ đó ảnh hưởng đến kết luận về sản phẩm. Bởi vậy, các công ty thường có một bộ phận QA riêng với kiến thức sâu rộng và có thâm niên về mảng này. Nếu muốn theo đuổi hướng làm Performance Tester, bạn cần dành nhiều thời gian để học và thực hành, thay vì chỉ tham khảo một vài tài liệu đơn lẻ về hướng dẫn sử dụng Jmeter.

Security testing (kiểm thử bảo mật)

Cũng giống như kiểm thử hiệu năng, kiểm thử bảo mật là một mảng khá “khó nhằn” trong giới Tester. Dù chỉ một sự cố bảo mật cũng có thể đánh sập toàn bộ danh tiếng của công ty, thì liệu có công ty nào dám lơ là? Do đó, có thể nói Security Testing là một trong những công đoạn quan trọng nhất đối với bất kỳ sản phẩm công nghệ nào.

Nhiệm vụ của Security Tester là xác định, kiểm tra mọi mối đe doạ cho hệ thống và tính toán các rủi ro về bảo mật. Bạn có thể tìm hiểu thêm về Security Testing tại đây.

BrSE (kỹ sư cầu nối)

Trở thành Kỹ sư cầu nối có lẽ là con đường không nhiều Tester nghĩ đến, nhưng đây là một phương án hoàn toàn khả thi và đáng được cân nhắc. Khác với Comtor — “cầu nối” đơn thuần về mặt ngôn ngữ, BrSE (kỹ sư cầu nối) cần có kiến thức về IT để có thể truyền tải chính xác những thuật ngữ chuyên ngành, thậm chí tham gia vào quá trình làm việc, quản lý tiến độ của team kỹ thuật. Tuỳ thuộc vào từng công ty mà công việc của BrSE có thể có những tương đồng với vị trí Comtor, BA, PM, hoặc chỉ là một BrSE đơn thuần.

Bình luận