Cũng giống như bao lập trình viên trẻ khác, mình luôn có 1 ước mơ là được ra nước ngoài làm việc. Nhưng ước mơ sẽ chỉ là mơ ước nếu như ta cứ mãi dậm chân tại chỗ. Chính vì thế, mình đã quyết tâm dành phần lớn thời gian và công sức trong năm 2021 để chuẩn bị và apply vào các công ty nước ngoài. Sau khoảng 4 tháng ôn luyện và ứng tuyển, mình đã nhận được công việc đầu tiên tại Singapore với vai trò Software Engineer.
Trong bài viết này, mình muốn chia sẻ về quá trình phỏng vấn, những điều lập trình viên Việt Nam cần lưu ý khi ứng tuyển tại các công ty công nghệ tại Sing. Mong rằng bài viết của mình phần nào hữu ích với các bạn.
1. Cơ duyên dẫn mình đến con đường Sing tiến
Hồi mới nhen nhóm ý định ra nước ngoài, mình cũng băn khoăn không biết sẽ đi đâu, Mỹ, Anh hay Nhật. Nhưng sau cùng thì mình chọn Singapore, một phần là vì khoảng cách, ngoài ra mình thấy cơ hội làm việc tại Sing khá rộng mở và có nhiều lập trình viên Việt Nam cũng làm việc tại đây.
Ước mơ là thế nhưng mình vẫn chưa biết làm thế nào để hiện thực hóa điều đó. Và rồi tình cờ mình thấy được về một chương trình global developer nên đã tìm hiểu thử. Ban đầu, mình cảm thấy chuyện đi Sing làm việc là một thứ gì đó rất “ghê gớm” và không thể đạt được. Nhưng cuối cùng thì mình cũng gạt đi suy nghĩ đó, bước ra khỏi “vùng an toàn” và tự cho mình một cơ hội thử sức với chương trình này.
Ở đây, mình đã gặp được rất nhiều anh chị tài giỏi, đang là những lập trình viên quốc tế tại các công ty công nghệ hàng đầu tại Singapore và thế giới. Thời gian này, mình được tìm hiểu đầy đủ về quy trình phỏng vấn tại Sing, trau dồi các kiến thức chuyên môn và các kỹ năng khác như: viết CV, làm project....Bên cạnh đó, mình còn được mở mang tầm mắt, mở rộng network của bản thân, tham gia vào nhiều dự án quốc tế. Và điều thay đổi lớn nhất của mình sau chương trình này chính là SỰ TỰ TIN, mình hiểu được rằng “chỉ cần bản thân cố gắng thì không gì là không thể”.
2. Lần đầu phỏng vấn ở công ty nước ngoài và cái kết
Sau khoảng 4 tháng apply, mình đã có cơ hội phỏng vấn cho công ty phần mềm Anacle tại Singapore. Đây cũng là công ty nước ngoài đầu tiên mình ứng tuyển nên mình đã cố gắng chuẩn bị một cách tốt nhất. Quá trình phỏng vấn bao gồm 3 vòng:
- Vòng 1: Xét tuyển CV
- Vòng 2: Live Code
- Vòng 3: Phỏng vấn trực tiếp với Technical Leader
Sau khi vượt qua vòng CV, mình đã dành thời gian ôn lại các kiến thức cho vòng Live Code. Vòng thi này có một số yêu cầu khá gắt gao nên ban đầu mình có phần hơi lo lắng, nhưng khi làm bài thì mình mới thấy không quá khó và hoàn toàn có thể làm được. Khi kết thúc bài test và biết được kết quả thì mình khá tự tin về khả năng đi tiếp của bản thân. Đến vòng phỏng vấn trực tiếp với Tech Lead tại Sing, rất may mắn vì mình gặp được một người phỏng vấn khá nhã nhặn, vui vẻ nên đã giúp mình giải tỏa áp lực và nói chuyện một cách thoải mái. Đây cũng là 1 trải nghiệm đáng nhớ để mình có thêm kinh nghiệm phỏng vấn cho các công ty nước ngoài khác trong tương lai.
Ngay khi biết mình pass và nhận được offer từ Anacle, mình đã rất vui mừng vì lần đầu tiên được làm việc cho một công ty tại Singapore. Điều này đã giúp mình xóa bỏ “định kiến” rằng việc trở thành lập trình viên quốc tế là một điều rất khó khăn. Mình hiểu rằng chỉ cần mình cố gắng, chuẩn bị đầy đủ và tự tin về bản thân thì mình vẫn sẽ làm được.
3. “Ước mơ 1, nỗ lực 10”- chìa khóa để trở thành 1 global developer
Theo mình, các bạn trẻ Việt Nam hoàn toàn có cơ hội làm việc tại nước ngoài. Để làm được điều đó, bạn cần chuẩn bị tốt 3 yếu tố sau đây:
-
Thứ nhất là Tiếng Anh, vì đây là điều kiện quan trọng để bạn có thể giao tiếp trong môi trường quốc tế. Hồi xưa, mình cũng dốt Tiếng Anh lắm, nhưng vì bản thân mình quan niệm “cái gì càng sợ thì càng phải vượt qua” nên mình đã kiên trì học Tiếng Anh trong thời gian dài và đặt ra từng mục tiêu cụ thể, đạt IELTS từ 6.5 rồi lên 7 và cuối cùng thì mình đạt được điểm số 7.5.
-
Thứ hai là kiến thức chuyên môn: Vì làm việc trong môi trường quốc tế có tính cạnh tranh cao nên bạn càng phải trau dồi kiến thức của bản thân, cập nhật các xu hướng mới vì công nghệ luôn luôn thay đổi, nếu không bắt kịp công nghệ thì bạn rất dễ bị đào thải.
-
Thứ 3 là khả năng diễn giải: Kiến thức chuyên môn tốt là chưa đủ, bạn cần phải học cách diễn giải tốt để người khác có thể hiểu được ý tưởng, giải pháp của bạn một cách tường tận và đúng hướng.
Trên đây là những chia sẻ dựa trên những trải nghiệm cá nhân của mình, nếu các bạn muốn chuẩn bị tốt hơn cho con đường Sing tiến, mình recommend các bạn nên tham gia webinar: LANDING YOUR DREAM JOB AT ASIA'S NEXT SILICON VALLEY. Thông tin chi tiết tại: https://bit.ly/webinar_sing_tien
Hy vọng, câu chuyện của mình sẽ giúp các bạn có thêm động lực để Sing tiến. Nếu như bạn cũng muốn trở thành một lập trình viên quốc tế, hãy cứ mạnh dạn thử sức với những cơ hội mới, đề ra những mục tiêu cụ thể và nỗ lực hết mình để thực hiện nó. Mình tin rằng, một ngày nào đó, bạn nhất định sẽ thành công.