- vừa được xem lúc

Chuyên Gia Tư Vấn Atlassian Consultant: Nghề Lạ Mà Quen

0 0 12

Người đăng: Kiệt Ngô

Theo Viblo Asia

Xin chào mọi người, tôi là Kiệt Ngô, Founder của AgileOps. Tôi sẽ bắt đầu thực hiện chuỗi các bài viết nhằm chia sẻ những kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế của bản thân với cộng đồng IT trong nước về hai chủ đề tôi vô cùng tâm đắc đó là Atlassian và IT Freelance. Qua đó, tôi hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho cộng đồng IT nói chung và các bạn trẻ IT nói riêng ở Việt Nam có thêm sự lựa chọn và cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

Atlassian và Jira

Với các vị trí chuyên ngành như Project Manager, Business Analyst, Scrum Master, Product Owner, Developers và QA, hãng phần mềm Atlassian và sản phẩm Jira không còn quá xa lạ. Nếu đã từng tham gia các dự án phần mềm, bạn đã phải từng log con bug lên Jira ~ QA , nhận task từ Jira và code thâu đêm suốt sáng ~ Dev, cặm cụi viết từng user story ~ BA / Product Manager, hay thực hiện Sprint Planning và Backlog Grooming ~ Scrum Master / Product Owner.

Atlassian được thành lập năm 2002, Jira là một trong những phần mềm nổi tiếng nhất của hãng. Ban đầu, Jira được thiết kế cho đội nhóm phát triển phần mềm và về sau mở rộng ra cho các đội nhóm kinh doanh khác của doanh nghiệp.

Để hình dung về sự phổ biến của Jira trong giới công nghệ, có thể ví von với xe máy và thương hiệu Honda. Khi hỏi ai "Bạn đi xe gì?", nếu người đó đi xe máy thì câu trả lời sẽ là "Tôi đi Honda". Tương tự, nhắc đến phần mềm quản lý dự án, là nhắc đến Jira.

Cùng với độ phủ đó của Atlassian và Jira qua các năm, ngày càng có nhiều quản trị viên quen thuộc với cách cài đặt và cấu hình Jira - một phần mềm phức tạp với nhiều tính năng mở. Tuy nhiên, ở Việt Nam đa phần những quản trị viên Jira này chỉ tiệm cận như là một Atlassian Power User, chứ chưa phải là một chuyên gia thực thụ ~ Atlassian Consultant. Thậm chí, được biết ở nhiều công ty, các vị trí CTO, Development Manager, Tech Lead là người chịu trách nhiệm chính cấu hình và quản trị hệ thống Jira. Và với 1 nhiệm vụ part-time như vậy, họ khó có đủ thời gian và nguồn lực để phát triển kỹ năng ở mức độ chuyên sâu và chuyên nghiệp nhất.

Trong khi đó, ở các thị trường phương Tây như Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Úc, từ lâu họ đã thiết lập một chuyên ngành dành riêng cho những chuyên gia tư vấn về Atlassian. Những chuyên gia này cung cấp những dịch vụ tư vấn, thiết kế, triển khai và phát triển giải pháp kỹ thuật trên nền tảng Jira và các sản phẩm khác nằm trong hệ sinh thái của Atlassian. Họ có thể làm việc ở các công ty chủ quản với chức danh là Jira Administrators hay Atlassian Solutions Consultant, hoặc trở thành chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp ở những công ty Đối Tác Giải Pháp Atlassian ~ Atlassian Solution Partners.

Sự khác biệt giữa Atlassian Power User và Atlassian Consultant là gì?

Trong bảng minh hoạ so sánh dưới đây, tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về sự khác nhau giữa 2 khái niệm này:

Chuyên gia Atlassian có thể “kiếm” bao nhiêu?

Chỉ cần dạo một vòng trên Glassdoor hay Indeed thì đã có thể bắt gặp những vị trí tuyển dụng chuyên gia Atlassian với mức lương hơn 100.000$/năm. Đối với các chuyên gia lâu năm, bạn có thể hoàn toàn được đề xuất mức lương lên đến 150.000$/năm.

Kết quả tìm kiếm vị trí Jira trên Indeed

ℹ️ Bật mí cho các bạn – 83% các công ty trong Fortune 500 đang sử dụng các sản phẩm của Atlassian, trong đó có những cái tên “nghe là biết liền” như Tesla, Facebook, Netflix, Twitter … Vì vậy, cơ hội được ứng tuyển vào những công ty này nghe cũng hấp dẫn phải không nào?

Trong khi đó, lướt thử ITViec – trang tuyển dụng IT lớn nhất Việt Nam, tìm với keyword Jira tôi không thấy có vị trí tuyển dụng nào.

Kết quả tìm kiếm vị trí Jira trên ITviec

Cụ thể tôi phải làm gì trong ngành nghề này?

Dưới đây là phạm vi công việc cụ thể của một chuyên gia Atlassian:

  1. Tư vấn cho doanh nghiệp hoặc tổ chức trong việc chọn lựa các sản phẩm Atlassian phù hợp và Addons từ Chợ Ứng Dụng Atlassian dựa theo nhu cầu, ngân sách, và các tiêu chí khác của doanh nghiệp.
  2. Tư vấn giải pháp để số hoá quy trình doanh nghiệp trên nền Jira. Cấu hình và phát triển các tích hợp hệ Jira với các hệ thống phần mềm khác của doanh nghiệp như CRM, ERP, HRM ... bằng các công cụ scripting và tự động hoá như Jira Automation, ScriptRunner, Webhook hay các nền tảng Low-Code như Zapier hoặc Make.
  3. Đào tạo hướng dẫn chuyên sâu cách sử dụng tối ưu hoá Jira và các sản phẩm Atlassian khác như Jira Service Management, Confluence, Trello,… cũng như các best practices và các giải pháp tuỳ chỉnh đã triển khai.
  4. Chuyển đổi dữ liệu ~ Migration – lập kế hoạch và thực thi chuyển đổi hệ thống Atlassian từ môi trường on-prem lên Cloud, hoặc chuyển đổi từ các hệ thống khác như ServiceNow, BMC qua Jira. Thông thường, những hệ thống này có lượng dữ liệu rất lớn (từ vài trăm TB trở lên) và tích hợp cấu hình rất phức tạp.
  5. Triển khai Data Center – tư vấn thiết kế giải pháp triển khai hạ tầng, sau đó cài đặt và vận hành bộ sản phẩm Atlassian Data Center lên các nền tảng đám mây: AWS, Azure, Google hoặc hạ tầng on-prem Trung Tâm Dữ Liệu.
  6. Phát triển các sản phẩm Addons và đăng tải trên Chợ Ứng Dụng Atlassian để thương mại hoá.

Thông thường, những chuyên gia có trên 3 năm kinh nghiệm với Atlassian và Jira đều có thể thực hiện các mục 1,2 và 3. Chỉ có những chuyên gia sở hữu thêm bộ kỹ năng đa dạng về DevSecOps mới có thể “cân” thêm Migration và triển khai Data Center. Không nhiều người có thể “cân tất” các nhiệm vụ nêu trên.

Nghe hay đấy - Tôi cần trau dồi những kỹ năng nào để theo đuổi career path này?

Như tôi đã chia sẻ ở phần đầu, career path này thực ra rất phù hợp với những vị trí như Project Manager, Scrum Master, QA … vì hầu hết các bạn đều đã có kinh nghiệm làm việc trước đó với Jira như là một Power User. Đối với các bạn Developers hoặc DevOps cũng có nhiều ưu thế nhất định như kỹ năng lập trình, kỹ năng Cloud, Networking. Tuy nhiên, hai điều kiện cần lại không liên quan đến công nghệ đó là:

  • Tư duy kinh doanh ~ Business mindset: Để có tầm nhìn khái quát các vấn đề, nắm bắt được nhu cầu, khái niệm, chỉ tiêu, các quy trình thường nhật của doanh nghiệp nhằm tư vấn một cách chính xác nhất.

  • Bộ kỹ năng tư vấn bao gồm: phỏng vấn khách hàng, khai thác yêu cầu, lắng nghe tích cực, trình bày thuyết phục, kỹ năng đồ thị hoá và đặc tả tài liệu (stakeholders interviewing, requirements elicitation, active listening, persuasive presentation, visualization and documentation).

Trong những năm tháng làm việc, tôi đã từng cộng tác với rất nhiều chuyên gia tư vấn Atlassian người Việt tài năng. Hầu hết trong số họ đều là những “tay ngang” chuyển sang, nhưng điều đó hoàn toàn không ngăn họ chạm đến thành công trong nghề Atlassian.

Duy Nguyễn - Developers chuyển sang Atlassian

Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí lập trình viên iOS cho Foodpanda cũng như các công ty công nghệ Singapore khác, Duy Nguyễn đã có quá trình chuyển đổi nhanh chóng từ Developer sang nghề Atlassian. Kiến thức nền tảng kỹ thuật vững chắc giúp anh xây dựng quy trình công việc một cách bài bản và phát triển các tích hợp phù hợp với yêu cầu của từng khách hàng khác nhau.

Ngân Nguyễn - QC chuyển sang Atlassian

Trước khi chuyển sang nghề Atlassian, Ngân là một Tester kỳ cựu trong lĩnh vực CNTT khi sở hữu nhiều chứng chỉ ISTQB. Nhiều năm làm QC ở những công ty lớn như Tiki hay Amaris đã giúp Ngân Nguyễn thành thạo cả kiểm thử thủ công lẫn kiểm thử tự động. Với lợi thế này, việc chuyển đổi của Ngân sang nghề Atlassian cũng không gặp quá nhiều khó khăn.

Phòng Nguyễn - Project Manager và Scrum Master sang Atlassian

Có kinh nghiệm nhiều năm ở các vị trí Scrum Master và Project Manager thuộc các dự án gia công phần mềm quy mô lớn tại FSoft, do đó khi chuyển đổi sang lĩnh vực này, Phòng Nguyễn đã mang đến cho khách hàng những giải pháp Atlassian tốt nhất, giúp tối ưu hiệu quả làm việc và tiết kiệm chi phí vận hành của doanh nghiệp.

Lộ trình trở thành chuyên gia Atlassian

Là một người từng đi qua các giai đoạn phát triển của nghề Atlassian tại quốc tế, tôi luôn có niềm tin mạnh mẽ về sự phát triển lâu dài của IT. Tôi đề xuất một lộ trình cụ thể mà các bạn có thể tham khảo sau đây:

  • Tìm hiểu, học và lấy chứng nhận từ chương trình đào tạo của Atlassian: Để trở thành một chuyên gia Atlassian, bạn cần phải có kiến thức chuyên môn đủ sâu nên bạn cần trải qua các khóa đào tạo chính quy từ hãng phần mềm. Việc này sẽ giúp bạn “sải cánh” hơn trong lĩnh vực này.
  • Học xong phải thực hành – “Học đi đôi với hành”, để có thể thuần thục các kỹ năng, bạn có thể dễ dàng kích hoạt một trang Atlassian thử nghiệm miễn phí để thực hành cách cài đặt, cấu hình theo những kiến thức đã học được trước đó.
  • Học thêm một số chứng chỉ liên quan như ScrumITIL: Hệ sinh thái sản phẩm của Atlassian được phát triển xoay quanh những framework thông dụng này. Do đó, những chứng chỉ liên quan sẽ cung cấp thêm cho bạn cái nhìn tổng quát và phương pháp luận, hiệu suất nhóm và tiến trình làm việc hợp lý.
  • Xây dựng lộ trình trở thành Atlassian Certified Expert: Các chuyên gia Atlassian không chỉ được tôn trọng bởi kỹ năng đa dạng mà còn bởi những giá trị mà họ mang lại cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, bạn nên có một lộ trình cụ thể trong việc trở thành Atlassian Certified Expert.
  • Gia nhập một công ty Atlassian Solution Partner ở Việt Nam: Bạn có thể chọn lựa các công ty như AgileOps để có thể trực tiếp tham gia vào những dự án thực tế, bồi đắp thêm kinh nghiệm chuyên môn và xây dựng một hồ sơ ấn tượng cho mình.

Một chuyên gia Atlassian giỏi phải không ngừng học hỏi

Những lý thuyết bạn học trong sách vở cần nhưng chưa đủ để giúp bạn trở nên giỏi trong nghề Atlassian. Ngay cả bản thân tôi dù có nhiều năm kinh nghiệm, nhưng tôi vẫn luôn học hỏi từ những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực này.

Rachel Wright – Tác giả cuốn sách Strategy for Jira

Trong suốt một thập kỷ, Rachel Wright nổi tiếng là một trainer và chuyên gia Atlassian nổi tiếng về sử dụng Jira. Cô cũng là diễn ra thường xuyên tại tại các sự kiện của ngành Atlassian và đã xuất bản nhiều bài báo về các phương pháp hay nhất của Jira.

Ravi Sagar – Tác giả của cuốn sách Mastering Jira 7

Không chỉ là một cây bút nổi tiếng về các chủ đề xoay quanh phần mềm Jira, Ravi Sagar còn phát triển rất nhiều plugin cho nền tảng này. Với kinh nghiệm lập trình đa dạng, những bài viết của anh ấy luôn là tài liệu tham khảo cực kì hữu ích trong cộng đồng Jira.

Matt Doar – Tác giả của cuốn sách Practical Jira Administration và một vài đầu sách khác

Matt Doar là tác giả, tư vấn viên và chuyên gia trong lĩnh vực Atlassian. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, những bài viết của ông vô cùng chất lượng. Bạn có thể tìm thấy mọi thứ từ việc nghiên cứu, nhận định, đánh giá, đưa ra giải pháp cho doanh nghiệp.

Nic Brough – “Siêu nhân” của diễn đàn Atlassian ~ Atlassian Community Superhero

Những đóng góp của Nic Brough cho cộng đồng Atlassian là vô cùng to lớn. Với hơn 10,000 bài trả lời trên diễn đành chính thức của Atlassian, anh luôn tập trung chia sẻ những kiến thức, kỹ năng để giúp mọi người có thể hiểu được và hiểu rõ hơn cách sử dụng thành thục các sản phẩm của Atlassian.

Thử sức với nghề Atlassian - Tại sao không?

Khi các bạn trẻ gia nhập AgileOps, tôi luôn nói với mọi người rằng lựa chọn một con đường sự nghiệp không chỉ dựa trên sự an toàn, tham vọng, mức độ thăng tiến, tiền lương mà nó còn cần có cả đam mê và sự tự tin vào năng lực của mình. Làm tốt những gì bạn làm chính là chìa khóa để dẫn đến thành công.

Nghề Atlassian, hay bất cứ nghề nào cũng vậy. Chỉ có thực hành và thực hành nhiều hơn nữa chúng ta mới có thể nâng cao kỹ năng của mình. Mọi sự cố gắng đều được ghi nhận dù đó là nhỏ nhất. Chúc bạn có thể lựa chọn được con đường sự nghiệp phù hợp với mình.

(*) Bài viết được đăng tải đầy đủ trên trang LinkedIn - Kiệt Ngô

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Jira là gì? Tổng quan về Jira

Jira là phần mềm quản lý công việc hàng đầu cho các nhóm phát triển phần mềm. Kiểm soát các tác vụ, các lỗi phát sinh cũng như chỉ định các công việc là các hoạt động quan trọng trong quản lý dự án.

0 0 19

- vừa được xem lúc

Jira Workflow: Tổng quan và hướng dẫn

*Chào mọi người, sau bài viết Jira là gì được mọi người đón nhận, mình sẽ tiếp tục chia sẻ thêm các kiến thức về Jira. Cảm ơn mọi người đã ủng hộ mình ^^.

0 0 31

- vừa được xem lúc

Tổng quan về Epic Jira | So sánh Epic, Story và Task

Hi mọi người, hôm nay mình sẽ chia sẻ về Epic Jira nhé. Epic trong Jira là gì.

0 0 22

- vừa được xem lúc

So sánh Jira và Redmine

Chào mọi người, sau bài viết Jira Workflow của mình, mình có thấy nhiều bạn thắc mắc về Jira và Redmine, không biết phần mềm nào tốt hơn. Do đó, trong bài viết này, mình sẽ so sánh Jira vs redmine xem

0 0 23

- vừa được xem lúc

Triển khai JIRA/Confluence trên Kubernetes

JIRA là một ứng dụng để theo dõi, quản lý lỗi, các vấn đề phát sinh trong dự án, giúp cho việc quản lý phát triển dự án dễ dàng hơn cho mọi tổ chức. Đối với các tổ chức/ cá nhân triển khai một dự án h

0 0 18

- vừa được xem lúc

Jira Work Management, Jira Software và Jira Service Management - sản phẩm nào dành cho bạn?

Đối với hầu hết mọi người, Jira là một phần mềm quản lý và vận hành dự án, quản lý các tác vụ (task management) thông các thao tác kéo - thả giữa các cột tương ứng với trạng thái và vòng đời của issue

0 0 9