1. Cú pháp CSS
Chúng ta chia một đoạn mã CSS ra gồm hai phần đó là:
selector: selector sẽ trỏ đến những đối tượng (html) chịu ảnh hưởng bởi CSS declaration: các thuộc tính CSS dùng để style cho thẻ selector Ví dụ: thiết lập màu nền đỏ và chữ xanh cho các thẻ H1
h1 { background: red; color: blue
}
Trong đó:
h1 là selector các thuộc tính background, color nằm bên trong cặp dấu ngoặc {} chính là declaration. Có lẽ về selector thì mình sẽ trình bày ở bài tiếp theo nên mình không nói nhiều ở bài này nhé. Riêng đối với declaration thì các bạn để ý bên trong nó là danh sách các thuộc tính và giá trị của thộc tính đó (key:value), mỗi thuộc tính sẽ được kết thúc bởi dấu chấm phẩy (.
2. Viết CSS ở đâu?
Ở phần cú pháp CSS có lẽ vẫn còn hơi mơ hồ đúng không nào? Vậy thì phần này sẽ thực sự thú vị hẳn đấy vì chúng ta sẽ làm demo thực tế và trực quan luôn.
Chúng ta có ba cách viết CSS đó là viết:
inline: viết trực tiếp trên thẻ thông qua thuộc tính style external: viết riêng một thẻ có phần đuôi .css rồi sau đó import vào bằng thẻ link. internal: viết tại file html hiện tại và nằm trong thẻ style #inline Trong thẻ HTML chúng ta tạo một thuộc tính style="code css". #internal Chúng ta sẽ code bên trong thẻ <style type="text/css"> code css </style>. #external Cách này hơi rườm rà vì chúng ta cần tạo một file style.css (có phần mở rộng là .css) và sau đó import vào file HTML thông qua thẻ link. Sau đây là một ví dụ cho cách này.
Bước 1: Tạo một file style.css với nội dung sau:
div{ background:red; color: blue;
}
Bước 2: Tạo một file index.html cùng cấp với file style.css với nội dung sau:
<link href="style.css" rel="stylesheet"/>
<div>HỌC CSS MIỄN PHÍ TẠI ABC.com</div>
Sau đó chạy lên các bạn sẽ thấy kết quả cũng không có gì khác so với hai ví dụ trên. Nhưng có một số lưu ý dành cho bạn như sau:
trong thẻ link có một thẻ href, bạn sẽ truyền đường dẫn đến file CSS của bạn rel="stylesheet" báo cho trình duyệt đây là file CSS