Có những ngày, bạn cảm thấy mình chẳng sống – mà đang… chạy một workflow lỗi liên tục.
Ngủ quên → đến công ty trễ
→ Rollback: xin lỗi sếp, tặng ly cà phê bù.
Vừa gửi đơn nghỉ việc → người yêu nhắn: “Mình dừng lại nhé.”
→ Compensate: hủy đơn, nhận ra vẫn cần lương. Tình yêu… để retry sau.
Đặt cơm trưa → món yêu thích hết.
→ Fallback sang mì tôm, thêm quả trứng cho đỡ tủi.
Bạn fix xong lỗi này, thì lỗi khác lại xảy ra.
Cả ngày trôi qua như một chuỗi rollback() – compensate() – retry() không hồi kết.
❌ Một Bước Sai – Không Có Ctrl+Z
Bạn từng:
- Nghỉ việc vì tưởng bên kia “văn hoá tốt hơn” → hoá ra là đa cấp.
- Chuyển trọ vì tin lời review “view đẹp, chủ nhà dễ thương” → về mới biết là cạnh nghĩa trang, và chủ nhà... sống chung.
- Hẹn hò vì nghĩ: “Người này có thể là định mệnh” → giờ không dám nhắc đến từ “định”.
Mỗi quyết định trong đời, dù nhỏ như order đồ ăn hay lớn như chọn người yêu, đều là một transaction.
Và khi transaction đó fail, bạn có rollback được không?
Không. Đây là cuộc đời. Không có nút Undo. Không có staging environment để test. Mọi thứ chạy trên production – lỗi là ăn ngay, học cũng ngay, nhưng hậu quả... cũng ngay.
🔧 Không Rollback Được Thì Viết Hành Động Bù
Thế giới phần mềm có câu trả lời: viết hành động bù (compensating action).
Bạn không lấy lại được 3 năm thanh xuân yêu sai người, nhưng bạn có thể:
- Viết một cuốn sách “Yêu để trưởng thành”
- Mở kênh YouTube kể chuyện “người cũ không rủ cũng đến”
- Hoặc... xăm chữ “tỉnh táo” lên cổ tay
Bạn không thể lấy lại công việc cũ sau khi nghỉ vì “môi trường độc hại”, nhưng bạn có thể:
- Đi học kỹ năng mới
- Làm freelancer một thời gian
- Mở tiệm bánh su kem (fail nữa thì... lại action tiếp)
Cuộc đời chúng ta vận hành như một hệ thống Saga sống động: thất bại không phải là dấu chấm hết, mà là điểm bắt đầu cho một flow mới.
💘 Tình Yêu Cũng Là Một Transaction Rủi Ro Cao
Tỏ tình là gửi request.
Nếu được đồng ý, bạn commit.
Nếu bị từ chối, bạn không rollback về trạng thái "bạn bè bình thường" được nữa đâu – đừng cố.
Thường thì sẽ có một hành động bù:
- Unfollow nhẹ
- Block Facebook vừa đủ
- Mở playlist “Những bản nhạc khiến bạn muốn chuyển khoản 100 triệu cho người cũ rồi xoá app”
Bạn nhắn tin làm lành, cố gắng rủ đi cà phê, gợi lại kỷ niệm xưa...
Cô ấy seen không rep, hoặc rep: "Mình nghĩ tụi mình nên giữ khoảng cách."
⟶ Bạn tưởng mình có thể rollback, nhưng thật ra chỉ có thể compensate.
🧠 Vậy Ai Là Orchestrator Trong Cuộc Đời Bạn?
Trong một hệ thống Saga, orchestrator là người đứng giữa, điều phối toàn bộ quá trình, quyết định gọi service nào, khi nào rollback, khi nào retry.
Trong đời thực, orchestrator có thể là:
1. Mẹ bạn – orchestrator đầu tiên và đáng tin cậy nhất trong đời
Hồi nhỏ, bạn không cần lo hôm nay làm gì, giờ nào ăn, mấy giờ ngủ.
Vì đã có một orchestrator thần thánh đứng giữa: mẹ.
- Mẹ schedule mọi thứ: gọi
wakeUp()
, chờ bạn đánh răng xong rồi mớiserveBreakfast()
. - Nếu step nào fail – ví dụ “thi rớt” – mẹ trigger ngay một retry: “Thi lại đi con, mẹ tin con làm được!”
- Và tất nhiên, mẹ cũng lo luôn cả fallback: "Nếu rớt đại học A thì học trường B, mẹ tìm sẵn rồi."
Giống hệt một hệ thống orchestrator bài bản: có flow rõ ràng, có fallback, có retry, có monitor liên tục (mẹ hỏi liên tục: 'làm bài chưa con?').
Nhưng orchestrator mẹ chỉ active đến một độ tuổi nhất định.
Sau đó?
Bạn phải tự điều phối lấy cuộc đời mình. Và lúc đó mới thấy: orchestrate không dễ.
2. Bộ Não – orchestrator bug nhiều nhất hệ thống
Khi mẹ nghỉ hưu, bạn trao quyền điều phối toàn bộ hệ thống cho... bộ não – orchestrator chính thức, nhưng thường xuyên bị out-of-sync:
- Không có retry policy rõ ràng – fail cái là bỏ luôn.
- Logic điều phối dựa theo cảm xúc: vui thì làm, buồn thì thôi.
- Không log – sáng làm gì, chiều quên sạch.
- Monitoring yếu – task pending cả tháng mà không báo lỗi.
Thay vì executeTask("nộp hồ sơ")
, bộ não lại dispatch:
"ScrollTikTok()" → "Ăn vặt()" → "Ngủ()"
Workflow cứ thế trôi dạt, các step critical như tập gym
, viết CV
, gọi điện cho ba mẹ
… nằm mãi ở trạng thái "TODO"
.
Và khi lỗi xảy ra, orchestrator này chỉ log một dòng: “Để mai tính.”
3. Một Orchestrator Tệ – workflow vẫn chạy, nhưng lạc hướng
Khi trao quyền orchestrate cho chính mình, nhưng lại không có kế hoạch, không có giám sát – hệ thống đời bạn vẫn chạy, chỉ là… chạy sai hướng.
- Sáng dậy không biết call
goal()
nào trước – thôi thì bậtYouTube()
. - Các task quan trọng như
viếtCV()
,gọiĐiệnChoBaMẹ()
,applyJob()
… bị delay vô thời hạn, vì orchestrator quênschedule()
. - Hệ thống không lỗi, chỉ là mọi thứ nối nhau bằng quán tính:
đi học()
→đi làm()
→về nhà()
→ngủ()
→repeat()
– chẳng hề códecisionGate()
. - External signal tác động mạnh – bạn bè đổi ngành → bạn cũng nghỉ việc, thấy trend đầu tư → bạn cũng nhảy vào dù chưa gọi xong
studyFinanceBasics()
.
Không crash, không lỗi hệ thống. Nhưng... một ngày nhìn lại, bạn thấy mình đã rollback()
khỏi giấc mơ ban đầu từ lúc nào không hay.
🎭 Kịch Bản Đời Bạn: Bạn Viết Hay Người Khác Viết Giùm?
Cuộc sống cũng như một vở kịch phức tạp – nhưng không phải lúc nào cũng có đạo diễn ngồi ghế chỉ tay.
Có lúc bạn tự lên kế hoạch rõ ràng: ai ra sân khấu lúc nào, nói câu gì, xong mới tới lượt người tiếp theo. Đó là kiểu sống có "orchestrator" – điều phối từng bước.
Có lúc thì... ai thấy tín hiệu là nhảy vào thôi, không ai bảo ai, nhưng cả nhóm lại ăn ý bất ngờ. Đó là lúc cuộc sống vận hành kiểu "choreography" – freestyle nhẹ nhàng, đầy cảm xúc.
Khi nào nên orchestrate?
Có những chuyện không thể để đời tự điều phối hộ:
-
Nghỉ việc vì đam mê, chuyển ngành, du học, cưới chồng, chia tay, mở quán cà phê...
⟶ toàn những thứ tốn resource, rollback cực đắt và timeout thì không ai gia hạn.
Lúc đó, bạn cần orchestrate: biết mình đang làm gì, viết rõ flow, define fallback, và tự chịu trách nhiệm nếu fail.
Khi nào nên choreograph?
Nhưng cũng có lúc, cứ để cảm xúc điều phối là đủ:
-
Bạn bè rủ đi nhậu — thấy tín hiệu là xử.
-
Trong nghệ thuật — freestyle mới ra flow hay.
-
Trong tình cảm — bạn không thể orchestrate được trái tim người khác.
Hãy diễn đúng vai của mình, còn lại để đời… nhảy theo.
Có những chuyện không cần đạo diễn, không cần kế hoạch, không cần “diễn tập” trước.
Chỉ cần bạn có mặt đúng lúc, cảm được nhịp, rồi... nhảy theo.
Thế thôi – mà đôi khi lại hay hơn cả kịch bản ban đầu.
🕹 Vậy Làm Sao Để Orchestrate Tốt Cuộc Đời?
✅ 1. Biết rõ “các bước” trong hành trình mình chọn
Muốn tránh rollback, bạn cần biết trước mình sẽ đi qua các bước nào.
Không cần hoàn hảo, nhưng hãy hình dung được luồng chính (main flow), và chuẩn bị tinh thần cho luồng lỗi (error flow).
Ví dụ: nếu định xin nghỉ việc → đi học lại → mở quán cà phê, thì ít nhất bạn phải biết:
- Có đủ tiền sống 6 tháng không?
- Nếu học xong không mở quán được thì làm gì?
- Quán lỗ thì rollback ra sao?
✅ 2. Có plan bù trừ (compensate) rõ ràng
Kế hoạch nào cũng có thể fail. Nhưng bạn fail xong rồi ngồi thở dài thì không phải Saga – đó là System Crash.
Saga thì khác: nó fail xong biết gọi “bù trừ”.
Bạn chia tay? Biết cách chăm sóc bản thân.
Bạn trượt học bổng? Biết tìm cơ hội khác.
Bạn đầu tư thua lỗ? Biết phân tích nguyên nhân, không lặp lại.
🎯 Kết
Cuộc đời bạn không phải một transaction đơn giản. Nó là một chuỗi Saga phức tạp, nơi mỗi ngày có thể succeed hoặc fail ở một bước nào đó.
Vấn đề không phải là “làm sao để không bao giờ lỗi”, mà là:
Bạn có orchestrator đủ tỉnh táo để điều phối các bước đó không?
Vì có những chuyện không rollback được.
Và nhiều khi, thứ bạn cần không phải là “làm lại từ đầu”, mà là viết một step bù trừ cho tử tế rồi đi tiếp.
Bạn không thể xoá toàn bộ quá khứ như xóa log. Nhưng bạn luôn có thể viết tiếp logic sao cho… ít bug hơn.
Bạn chính là orchestrator của đời mình.
Và bạn có toàn quyền... viết lại flow bất kỳ lúc nào.