Error detection - Kiểm soát lỗi (phần 1)

0 0 0

Người đăng: Viblo Fundamentals

Theo Viblo Asia

I. Mở đầu

Trong mạng máy tính, việc truyền tải thông tin giữa các thiết bị không chỉ cần đạt được hiệu suất cao mà còn phải đảm bảo độ chính xác và tin cậy. Tầng liên kết dữ liệu, hoạt động như một cầu nối giữa phần cứng mạng và các tầng mạng cao hơn, có nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu này. Một trong những chức năng cốt lõi và thiết yếu của tầng liên kết dữ liệu là kiểm soát lỗi (error detection). Chức năng này giúp nhận diện và xử lý các lỗi có thể xảy ra trong quá trình truyền dữ liệu, từ đó đảm bảo tính toàn vẹn và độ tin cậy của dữ liệu được truyền đi.

Các phương pháp kiểm soát lỗi trong tầng liên kết dữ liệu không chỉ giúp phát hiện lỗi mà còn cung cấp cơ chế để sửa chữa hoặc yêu cầu truyền lại dữ liệu bị lỗi, từ đó tối đa hóa hiệu suất truyền tải và đảm bảo thông tin được truyền đi một cách chính xác nhất. Phần tiếp theo của bài viết sẽ tập trung vào việc khám phá các cơ chế và phương pháp kiểm soát lỗi, làm rõ cách thức hoạt động, tính hiệu quả của chúng trong việc duy trì tính toàn vẹn và độ tin cậy của dữ liệu trong mạng máy tính.

II. Các kiểu lỗi

Lỗi trong truyền dữ liệu có thể xuất hiện vì nhiều lý do, từ sự cố vật lý như nhiễu từ môi trường, suy giảm tín hiệu do khoảng cách, đến các lỗi kỹ thuật trong quá trình mã hóa, đóng gói dữ liệu, hoặc thậm chí là do lỗi phần mềm. Những lỗi này không chỉ gây ra sự mất mát thông tin mà còn có thể dẫn đến hiểu lầm thông tin, gây hậu quả nghiêm trọng đối với các ứng dụng yêu cầu độ chính xác và độ tin cậy cao. Chúng ta xem xét ba kiểu lỗi cơ bản:

  • Single-bit error - Lỗi đơn bit/lỗi một bit
  • Multiple-bit error - Lỗi đa bit/lỗi nhiều bit
  • Burst error - Lỗi bệt

Có thể một số tài liệu chỉ chia thành hai kiểu lỗi cơ bản là Single-bit error và Burst error, ở đây tôi xem xét chi tiết hơn dựa vào đặc điểm các kiểu lỗi.

1. Single-bit error

Chúng ta biết dữ liệu được truyền dưới dạng bit, tức các bit 0011. Chúng ta gọi dữ liệu chứa một lỗi single-bit khi đoạn dữ liệu đó chỉ bị lỗi ở một bit, tức duy nhất một bit bị sai (hay bị đảo) khi so sánh chuỗi bit trước khi truyền và sau khi nhận được.

2. Multiple-bit error

Giống với cái tên của nó, multiple-bit error có nghĩa rằng dữ liệu sau khi được truyền bị lỗi ở nhiều bit, tức là nhiều vị trí nhị phân bị đảo.

3. Burst error

Nhiều tài liệu gộp chung Multiple-bit error và Burst error thành một kiểu lỗi chung. Burst error trong bài viết này được định nghĩa rằng chuỗi dữ liệu sau khi bị truyền đã bị lỗi ở nhiều bit, và những bit bị lỗi này phải nằm liên tiếp nhau.

III. Các phương pháp phát hiện lỗi

1. Parity check - Kiểm tra tính chẵn lẻ

Parity check là cách phát hiện lỗi đơn giản và dễ dàng thực hiện nhất. Có hai phương pháp kiểm tra tính chẵn lẻ là Simple parity check và Two-dimensional parity check.

1.1. Simple parity check

Simple parity check sử dụng thêm một bit nằm ở cuối chuỗi dữ liệu - gọi là parity bit, parity bit này có hai dạng là parity bit chẵn hoặc parity bit lẻ. Parity bit chẵn đưa ra thông tin số bit 11 trong chuỗi dữ liệu nhận phải là chẵn, parity bit lẻ đưa ra thông tin số bit 11 trong chuỗi dữ liệu nhận phải là lẻ.

Ví dụ, chuỗi bit dữ liệu cần truyền ban đầu là 10010011001001, quy ước parity bit thực hiện kiểm tra là parity bit chẵn. Ban đầu chuỗi có 33 bit 11 (lẻ), nên parity bit có giá trị 11 (Để cho tổng số lượng bit 1144 - chẵn). Trong trường hợp quy ước dùng parity bit lẻ, thì parity bit có giá trị là 00, tổng số bit 11 trong chuỗi vẫn là 33, đảm bảo là số lẻ.

Chương trình Python minh họa cho parity check:

def parity_check(data): parity = 0 for number in data: parity ^= number # XOR operation for parity return parity

Lược đồ sau minh họa cho quá trình parity check:

Bằng cách sử dụng parity bit, bên nhận có thể "chắc chắn" một điều rằng dữ liệu nhận được luôn phải có tổng số bit 11 là chẵn (hoặc luôn lẻ). Do đó khi thông tin này bị sai lệch, chắc chắn quá trình truyền đã xảy ra lỗi.

Tuy nhiên, bên nhận chỉ biết rằng chuỗi dữ liệu có lỗi chứ không biết vị trí chính xác của bit bị lỗi. Bên nhận chỉ có thể yêu cầu bên gửi gửi lại dữ liệu chứ không thể tự sửa lỗi. Ngoài ra, một nhược điểm chí mạng khác của của phương pháp này là có thể đưa ra kết quả sai, ví dụ, có hai bit 11 bị lỗi (đảo thành 00), thì parity check cho kết quả không lỗi, vì tính chẵn lẻ không đổi!

1.2. Two-dimensional parity check

Two-dimensional parity check mở rộng ý tưởng của simple parity check bằng cách áp dụng kiểm tra parity cả theo chiều ngang (hàng) và chiều dọc (cột). Phương pháp này không chỉ phát hiện lỗi mà còn có khả năng xác định vị trí của bit lỗi trong trường hợp single-bit error.

Ví dụ, chuỗi bit dữ liệu cần gửi là 101011111001110101011111001110 (1515 bit), chia làm 33 hàng và 55 cột. Thực hiện thêm các parity bit cho mỗi hàng để đảm bảo rằng số bit 11 trong mỗi hàng là chẵn:

1 0 1 0 1 | 1
1 1 1 1 0 | 0
0 1 1 1 0 | 1

Tiếp theo thêm parity bit cho mỗi cột để đảm bảo rằng số bit 11 trong mỗi cột cũng là chẵn:

1 0 1 0 1 | 1
1 1 1 1 0 | 0
0 1 1 1 0 | 1
- - - - -
0 0 1 0 1

Và một parity bit ở vị trí (3,5)(3, 5)00:

1 0 1 0 1 | 1
1 1 1 1 0 | 0
0 1 1 1 0 | 1
- - - - -
0 0 1 0 1 0

Chuỗi bit dữ liệu được gửi đi lúc này sẽ là 101011 111100 011101 001010101011\ 111100\ 011101\ 001010. Dựa vào việc kiểm tra tính chẵn lẻ của số bit 11 ở mỗi hàng và mỗi cột, bên nhận có thể kiểm tra khả năng lỗi hay không của dữ liệu.

Xét trường hợp single-bit error, bit ở vị trí (1,1)(1,1) bị lỗi:

1 0 1 0 1 | 1
1 0 1 1 0 | 0
0 1 1 1 0 | 1
- - - - -
0 0 1 0 1 0

Rõ ràng bên nhận có thể nhận thấy hàng 11 và cột 11 cho kết quả parity check error, từ đó lấy giao của hàng và cột lỗi thu được bit ở vị trí (1,1)(1,1) bị lỗi. Như vậy two-dimensional parity check có thể sửa được bit lỗi trong trường hợp single-bit error.

Xét trường hợp có 22 bit lỗi, bit ở vị trí (1,1)(1,1)(1,2)(1,2) bị lỗi:

1 0 1 0 1 | 1
1 0 0 1 0 | 0
0 1 1 1 0 | 1
- - - - -
0 0 1 0 1 0

Lúc này, bên nhận sử dụng two-dimensional parity check chỉ thu được kết quả cột 11 và cột 22 chứa bit lỗi, nhưng kiểm tra theo hàng thì không có hàng nào chứa bit lỗi cả nên không thể tìm ra chính xác vị trí các bit lỗi để sửa lỗi.

Như vậy, two-dimensional parity check chỉ khắc phục một phần nhược điểm của simple parity check chứ không phải là phương pháp kiểm tra đạt hiệu quả hoàn toàn trong việc sửa lỗi.

Tài liệu tham khảo

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

VxLAN - Công nghệ ảo hóa DC

Trong bài viết trước về CDN Tản mạn CDN và một số công nghệ xoay quanh CDN, tôi có đề cập đến VxLAN và mô hình Leaf-Spine. Nào bắt đầu nhé.

0 0 54

- vừa được xem lúc

Tản mạn CDN và một số công nghệ xoay quanh CDN

Như cái tiêu đề, tôi lưu lại một số thứ hay ho về CDN để sau mà quên thì còn có cái mà đọc. Sờ lại một chút về khái niệm CDN cho đỡ bỡ ngỡ... Mục đích CDN. Do vậy, CDN phục vụ một số mục đích chính sau:. . Cải thiện thời gian tải trang web --> Đây là mục đích lớn nhất của CDN.

0 0 58

- vừa được xem lúc

Hướng dẫn cấu hình PC thành public server

Chào mọi người,. Mình đã từng gặp trường hợp phía FE không thể access vào server công ty (vì authen, policy ,.

0 0 1.5k

- vừa được xem lúc

Phân biệt Router, Switch và Hub (Mạng máy tính)

Mục tiêu. Dạo qua một vòng trên Google và qua những câu hỏi mình hay bị mọi người xung quanh "vấn đáp nhanh", ngày hôm nay mình muốn viết blog này để có thể phần nào làm rõ một chút cho các bạn về 3 t

0 0 67

- vừa được xem lúc

Bạn có muốn trở thành Admin của một Server game không?

Mở đầu. .

0 0 67

- vừa được xem lúc

Hướng dẫn NAT port server ra Internet

Hướng dẫn NAT port để có thể sử dụng các dịch vụ trên server từ xa. Internet <---------------> Router <----------------> Server.

0 0 56