Chào mừng các bạn đã quay trở lại với series những common mistakes trong Golang. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân gây ra memory leak liên quan đến slice, array trong Go. Không giống như C/C++, Go có GC, vì thế chúng ta không cần quan tâm đến memory allocation hay release. Tuy nhiên, chính vì có sự giúp đỡ của GC mà chúng ta cần hiểu cách GC hoạt động để phòng tránh những trường hợp vô ý gây ra memory leak. Và trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về leaking memory do sử dụng slicing slice.
1 Scenario
Giả sử chúng ta có một service consumer, service này sẽ nhận data dưới dạng slice, 5 vị trí đầu của slice là type của data. Service sẽ lấy 5 phần tử đầu tiên của data để thực hiện một số chức năng.
Dưới đây sễ là ví dụ đơn giản.
package main import ( "fmt" "runtime"
) func main() { // Start printAlloc() dataReceived := make([]byte, 1024*1024) // Giả sử mình nhận được data slice có dung lượng là 1 MB printAlloc() typeData := getTypeOfData(dataReceived) // Lấy 5 phần tử đầu tiên của data // Do something with typeData // storeTypeDataInCache(typeData) runtime.GC() // Chạy GC thu gom runtime.KeepAlive(typeData) // Giữ lại typeData variable printAlloc() // End
} func getTypeOfData(data []byte) []byte { return data[:5] // thực hiện slicing slice
} func printAlloc() { var m runtime.MemStats runtime.ReadMemStats(&m) fmt.Printf("%d MB\n", m.Alloc/1024/1024)
}
- Ở đây để đơn giản thì mình sẽ khởi tạo dataReceived với dung lượng 1MB (Các bạn cứ hình dung là chúng ta nhận được 1MB data từ request hoặc service khác nhé :v).
- Sau khi nhận được dataReceived, mình sẽ tiến hành lấy 5 phần tử đầu tiên của slice bằng cách slicing như code trên.
- Cuối cùng mình sẽ dun runtime.KeepAlive để giữ typeData không bị thu gom bởi GC, để minh họa cho việc mình sẽ lưu typeData vào memory cache của chương trình.
- Sau mỗi bước mình sẽ print memory của process để xem hiện tại process tiêu tốn bao nhiêu dung lượng.
Code không có vấn đề gì và khá dễ hiểu nhỉ. Trước khi chạy chương trình thì các bạn hay đoán xem dung lượng memory khi start và end là bao nhiêu nhé. Theo lý thuyết thì dataReceived có khoảng 1 triệu phần tử thì chiếm 1MB memory, typeData có 5 phần từ thì chiếm khoảng 5 byte he. Chạy chương trình xem có đúng vậy không nào.
Âu shit, memory lúc nhận data và sau khi GC thu gom là giống nhau. Vậy không phải là 5 byte như chúng ta dự đoán. Vậy có nghĩa là typeData đang giữ dung lượng là 1MB? Thế này nếu service nhận 1 nghìn data giống như này, thì memory nó cần tận 1GB lận. Đến đây có thể các bạn sẽ nghĩ rằng một là code có vấn đề, hai là giả định của chúng ta ở trên là sai. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân là tại sao.
2. How slice work
Trước tiên, chúng ta cần hiểu cách slice hoạt động.
Slice trong Golang là fat pointer. Các bạn có thể đọc ở bài viết này để hiểu hơn về fat pointer. Cấu trúc của slice bao gồm:
type SliceHeader struct { Data uintptr // đỉa chỉ trong bộ nhớ của con trỏ trỏ tới underlying array của slice. Len int // độ dài của slice. Cap int // kích thước tối đa mà vùng nhớ trỏ tới slice được cấp phát.
}
Về cơ bản, các bạn có thể hiểu là khi chúng ta có một slice thì nghĩa là chúng ta đang có một pointer trỏ tới underlying array của slice đấy.
3. Reason
Sau khi hiểu cách slice hoạt động, chúng ta cùng quay lại để visualize vấn đề ở trên nào.
dataReceived khi init, các bạn có thể hình dung nó như này. 1 array gồm 1 triệu elements sẽ được cấp phát ở memory, và dataReceived sẽ trỏ pointer tới đó.
Sau đó, chúng ta tạo thêm 1 slice typeData từ slice dataReceived bằng phương pháp slicing. Khi sử dụng phương pháp slicing thì thay vì tạo ra một underlying array mới thì Go sẽ trỏ pointer vào underlying array có sẵn đó như hình dưới đây. Khi đó, typeData của chúng ta mặc dù chỉ có 5 phần tử nhưng capacity của nó là 1M phần tử.
Cuối cùng khi process kết thúc.
Chúng ta keepAlive typeData, còn dataReceived sẽ được thu gom bởi GC. Nhưng vì underlying array của dataReceived vẫn đang được typeData trỏ tới, nên GC sẽ không thu gom nó, mà nó vẫn sẽ tồn tại trong memory cho đến khi nào mà không còn slice nào trỏ đến nó. Và đây chính là lý do tại sao sau khi process kết thúc mà chúng vẫn thấy có 1MB tồn tại trong memory. Vậy giải pháp của vấn đề này là gì?
4. Solution
Ở trên 2 slice cùng trỏ vào một underlying array, vậy nếu giờ chúng ta tách 2 slice đó thành 2 underlying array riêng biệt thì sẽ giải quyết được vấn đề. Khi đó GC sẽ thu gom hoàn toàn dataReceived và chỉ giữ lại typeData.
Để triển khai giải pháp này, chúng ta sẽ dùng phương pháp copy slice thay vì slicing slice như trước.
Bởi vì chúng ta dùng phương pháp copy, typeData sẽ có độ dài là 5 và capacity là 5 thay vì 1M, lưu trữ 5 bytes trong memory thay vì 1MB như trước đó.
Sửa lại function getTypeOfData nào.
func getTypeOfData(data []byte) []byte { dataType := make([]byte, 5) copy(dataType, data) return dataType
}
Chạy lại và xem kết quả.
Oops, Kết quả sau khi chúng ta update code là 0 MB. Đây là do function printAlloc() của mình đã chia dung lượng bytes cho 1024*1024 để convert dung lượng sang MB nên nó sẽ làm tròn số float. Mình sẽ sửa lại hàm lại 1 chút để cho nó print dung lượng bytes.
func printAlloc() { var m runtime.MemStats runtime.ReadMemStats(&m) fmt.Printf("%d bytes - %d MB \n", m.Alloc, m.Alloc/1024/1024)
}
Chạy lại chúng ta sẽ nhận được kết quả.
Khi process khởi tạo, memory là 104800 bytes, và sau khi process kết thúc, memory là 110408 bytes, chênh lệch khoảng 5608 bytes . Và ở trong 5608 bytes này sẽ tồn tại 5 bytes của chúng ta lưu trữ typeData. Bởi vì khi chạy chương trình sẽ có thêm những phần được khởi tạo và cấp phát memory ở bên dưới mà chúng ta không nhìn thấy nên con số memory sẽ có chút chênh lệch. Nhưng thật vui khi thấy dung lượng memory không còn là 1MB như trước đúng không nào :v.
5. Recap
Tóm lại, hãy nhớ rằng khi slicing một slice hoặc array có dung lượng lớn có thể dẫn đến leaking memory. Underlying array sẽ không được GC thu gom khi vẫn có pointer trỏ tới. Và chúng ta có thể giữ lại underlying array rất lớn trong memory trong khi chỉ sử dụng vài element của underlying array đó. Và copy slice là giải pháp để phòng tránh trường hợp này.
6. References
Harsanyi, T. (2022) 100 go mistakes. Shelter Island: Manning Publications.