- vừa được xem lúc

[JAVA] Kiến trúc xử lý của JVM

0 0 25

Người đăng: Nguyên Ngọc

Theo Viblo Asia

JAVA luôn tự hào về sologan "Viết một lần chạy mọi nơi", để có được điều đó là do JVM, một bộ máy ảo của JAVA. Vậy thực sự như thế nào? Hầu hết chúng ta đều biết byecode được thực thi bởi JRE (môi trường thực thi JAVA) nhưng thực tế JRE là một implementation của JVM, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tham khảo sâu về cách thực thi của JVM, rất mong nhận được sự góp ý của các bạn, anh chị em đồng nghiệp.

Khái niệm


Mở rộng từ khái niệm máy ảo thì máy ảo nó là một triển khai của máy vật lý. Trình biên dịch thực hiện biên dịch các file JAVA thành file JAVA.class, và JVM là một máy ảo chuyên nhận và thực thi các tệp đó. Vì vậy khi chúng ta code, thật ra là code cho JVM hiểu chứ không phải là code cho máy chủ vật lý hiểu, bởi vì vậy với bất kỳ một hệ điều hành nào chúng ta chỉ cần cài đặt JRE tức là sẽ có JVM đều có thể chạy được.

Sơ đồ xử lý

alt


JVM có 3 step chính xử lý

  • Class Loader
  • Data Runtime Area
  • Execution Engine

Class Loader

Classloader - chịu trách nhiệm tải, liên kết, khởi tạo các file ở lần đầu của Runtime.

  • Loading : Là bước khởi tạo và tải các file vào máy ảo JVM
  • Linking: Xác minh mã bytecode hợp lệ hay không? Sau đó gán các giá trị mặc định cho biến tĩnh từ file đã tải ở bước loading,
  • Initialization: Đây là bước cuối cùng của class loader, tất cả các biến tĩnh sẽ được gán giá trị ban đầu, và khối tĩnh sẽ được thực thi.

Runtime Data Area

Đây là món chính chiếm phần lớn nhất của kiến trúc JVM. Chính là phần bộ nhớ mà JVM sử dụng được hệ điều hành phân cho.
Có 5 vùng chính Runtime Data:

  • Method Area: Tất cả các dữ liệu cấp độ Class-Level, bao gồm các biến tĩnh được lưu trữ ở đây.
    Và một phân vùng riêng Runtime constant pool nằm trong method area: Gồm các numeric constant, field reference, method reference, và các attribute.
  • Heap Area: Lưu trữ dữ liệu của các biến, Object, mảng tương ứng, String Pool...
    Garbage Collection là trình quản lý bộ nhớ của Heap, khi không còn một User Thread nào sử dụng tham chiếu đến Object hoặc Array,..nữa nó sẽ chịu trách nhiệm dọn dẹp bộ nhớ.
    Mặc định kích thước lớn nhất của heap là 64 Mb, chúng ta có thể cấu hình thêm
  • Native method stack: Chứa byecode của các ngôn ngữ khác không phải JAVA, đã được JNI (java native interface) tham thiếu qua lib native để bytecode và máy có thể hiểu để thực thi được.
  • PC Reigster: PC (Program Counter) register được tạo ra khi khởi tạo một thread và cho riêng thread ấy.
  • JVM Stack: Cũng giống PC Reigster, được tạo ra khi khởi tạo một thread và cho riêng thread ấy. JVM Stack là ngăn xếp để JVM lưu trữ Stack Frame.
    Stack Frame được khởi tạo mỗi khi có 1 có một method được gọi, stack frame chính là mang thông tin của method đó, nó bao gồm biến cục bộ, mảng cục bộ...

Execution Engine

Nó gán byteCode cho vùng dữ liệu Runtime, đọc byteCode và thực thi từng phần một.

  • Interpreter – Interpreter thông dịch byteCode nhanh, nhưng thực thi chậm. Nhược điểm của trình thông dịch là khi một phương thức được gọi nhiều lần, mỗi lần lại cần một thông dịch mới. Trình thông dịch sẽ trực tiếp thực thi mã byte mà không chuyển nó thành mã máy
  • JIT – Jit là trung gian của Trình thông dịch và Trình biên dịch. Trong khi Runtime nó chuyển byteCode thành mã máy (JVM hoặc Máy vật lý) Lần sau, nó lấy từ bộ đệm và chạy, hạn chế được việc thực thi chậm của Interpreter.
  • Garbage Collection: Thu thập và loại bỏ các đối tượng không còn được tham chiếu bởi các User Thread
  • JNI: tương tác với các Native Method Lib và cung cấp các Thư viện gốc cần thiết.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

001: WORA, JIT Compiler và -XX:+PrintCompilation

Bài viết nằm trong series Java memory management & performance. 1) WORA.

0 0 49

- vừa được xem lúc

002: JVM Compiler với C1 Compiler và C2 Compiler

Bài viết nằm trong series Java memory management & performance. Một ví dụ dễ hiểu như sau, ta có một văn bản bằng tiếng Anh, và muốn nó được dịch sang ngôn ngữ tiếng Nhật để được thực thi.

0 0 46

- vừa được xem lúc

003: JVM Code cache và Ahead of Time Compiler

Bài viết nằm trong series Java memory management & performance. Bài viết hôm nay sẽ tìm hiểu kĩ hơn về JVM Code cache, tuning JVM Code cache size và AoT Compiler.

0 0 40

- vừa được xem lúc

JDK,JVM,JRE ủa cái quái gì mà lắm vậy?

Mở đầu. Hí anh em! lại là tui, Đức Thảo đây.

0 0 29

- vừa được xem lúc

Bạn có thực sự hiểu JVM chạy thế nào?

Xin chào a/e đã đang và sẽ thành dev Java như em, chắc 99% mọi người đều biết jvm là máy ảo, java là ngôn ngữ biên dịch,… nhưng an hem có thực sự hiểu cơ chế hoạt động của java và jvm. Tại sao java lạ

0 0 142

- vừa được xem lúc

Tổng quan về Java Virtual Machine

Lịch sử hình thành. Vào đầu những năm 1991, Dự án “Green” do James Gosling đừng đầu mong muốn phát triển được 1 kiến trúc chương trình có thể chạy trên nhiều nền tảng khác nhau.

0 0 12