- vừa được xem lúc

[Lập trình song song] Bài 10: Streaming

0 0 11

Người đăng: NgoHuuGiaHuy

Theo Viblo Asia

Ở bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn 1 kĩ thuật để optimize 1 chương trình trong cudaC ( kĩ thuật này cũng khá đơn giản nhưng sẽ tốt hơn nếu các bạn đã đọc qua bài Pinned memory Async-Sync )

Streaming

Như mình đã đề cập thì CPU và GPU là 2 thành phần riêng biệt nên vì vậy thời điểm mà đoạn code nằm trên CPU hoặc GPU sẽ được chạy 1 cách riêng biệt mà không quan tâm lẫn nhau ==> chúng ta sẽ tận dụng tính chất này để tối ưu chương trình của chúng ta thêm 1 bước song song

Khi code về cuda-C chúng ta sẽ quan tâm đến 2 khái niệm compute bound và memory bound ( có thể hiểu 1 cách đơn giản là chúng ta gặp 2 vấn đề: tốn quá nhiều thời gian cho tính toán hoặc load/store memory ) và kĩ thuật Streaming này sẽ giúp chúng ta giải quyết 1 phần nào đó về memory bound

2 khái niệm compute bound và memory bound mình sẽ đi sâu ở series NVIDIA-Tools nên nếu các bạn hứng thú có thể ghé qua đọc, còn ở đây mình chỉ tập trung vào code

Như mình đã đề cập, để code chạy trên GPU thì chúng ta phải copy từ CPU --> GPU vì vậy sẽ khá là lãng phí thời gian cho việc này ( vì nếu chúng ta dùng cudaMemcpy thì chúng ta phải đợi copy xong hết mọi thứ mới thực hiện bước tiếp theo ) vì vậy thay vì đợi copy hết thì chúng ta có thể chia nhỏ thành từng phần ( batch ) để tối ưu hóa cho việc này ( giống như trên hình )

Cơ chế hoạt động

Có 2 thành phần chính luôn xuất hiện khi ta nhắc tới Streaming là: Pinned memory

  • Pinned memory: lý do mà pinned memory xuất hiện ở trong kĩ thuật Streaming là vì memory đó nhỏ và nhanh

Như phía trên đã đề cập, chúng ta sẽ chia nhỏ dữ liệu ra để copy từng phần ==> chỉ cần 1 lượng memory nhỏ là đủ và pinned memory đáp ứng được điều đó và nhanh

  • Stream branch: là cách tổ chức các threads trên GPU để chúng có thể làm việc độc lập và song song trên cùng một dữ liệu

Có thể hiểu đơn giản từng stream branch là từng người quản lí công việc phân chia các thread, nếu không để cập dùng bao nhiêu branching thì sẽ là mặc định

image.png

Code

Ở đây có 2 phương pháp để dùng streaming ( tùy thuộc vào mỗi loại máy tính để lựa chọn phương pháp cho riêng mình )

Như mình đã nói là 1 cục dữ liệu lớn sẽ được chia nhỏ và xử lí, ở đây việc chia nhỏ và xử lí sẽ được thực hiện song song chứ không phải tuần tự nhờ vào cơ chế stream branch

Việc đầu tiên khi sử dụng streaming là ta phải tạo ra các stream branch bằng:

 cudaStream_t stream[nStreams]

Còn lại là tương tự chỉ khác 1 tí ở:

cudaMemcpyAsync(&d_a[offset], &a[offset], streamBytes, cudaMemcpyHostToDevice,stream[i])
kernel<<<streamSize / blockSize, blockSize, 0, stream[i]>>>(d_a, offset);

Như mình đã nói, vì chỉ copy 1 phần nên chúng ta cân phải xác định index hay còn gọi là offset để duy trì việc copy đúng ở các branch khác nhau.

Ở đây tham số thứ 3 ở kernel: '0' là shared memory thì các bạn chưa cần quan tâm đâu.

asynchronous version 1: loop over {copy, kernel, copy}

image.png

Phương pháp đầu tiên là ta sẽ gộp copy d2h - kernel - h2d thành 1 quy trình và chia nhỏ quy trình đó ra

for (int i = 0; i < nStreams; ++i) { int offset = i * streamSize; cudaMemcpyAsync(&d_a[offset], &a[offset], streamBytes, cudaMemcpyHostToDevice, stream[i]); kernel<<<streamSize/blockSize, blockSize, 0, stream[i]>>>(d_a, offset); cudaMemcpyAsync(&a[offset], &d_a[offset], streamBytes, cudaMemcpyDeviceToHost, stream[i]);
}

asynchronous version 2: loop over copy, loop over kernel, loop over copy

image.png

Phương pháp thứ 2 là ta sẽ tách riêng từng công việc thành nhiều phần

for (int i = 0; i < nStreams; ++i) { int offset = i * streamSize; cudaMemcpyAsync(&d_a[offset], &a[offset], streamBytes, cudaMemcpyHostToDevice, cudaMemcpyHostToDevice, stream[i]);
} for (int i = 0; i < nStreams; ++i) { int offset = i * streamSize; kernel<<<streamSize/blockSize, blockSize, 0, stream[i]>>>(d_a, offset);
} for (int i = 0; i < nStreams; ++i) { int offset = i * streamSize; cudaMemcpyAsync(&a[offset], &d_a[offset], streamBytes, cudaMemcpyDeviceToHost, cudaMemcpyDeviceToHost, stream[i]);
}

Bài tập

  1. Code để so sánh thời gian của 2 phương pháp trên
  2. làm sao để xác định mình cần chia thành bao nhiêu branch

Gợi ý: không phải cứ chia nhiều là tốt, như mình đã ví dụ stream branch giống như người quản lí vì vậy giả sử số lượng công việc ít nhưng chúng ta thuê quá nhiều quản lí thì rất phí tiền trong khi chỉ cần 1 người quản lí là đủ.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

GPU programming với Golang

GPU programming với Golang. Ở bài trước mình có giới thiệu về kĩ thuật lập trình GPU với OpenCL bằng C/C++.

0 0 21

- vừa được xem lúc

Allocating Memory on HPC ( Slurm Scripts)

Bài viết này giải thích cách yêu cầu bộ nhớ trong các Slurm Scripts và cách xử lý các lỗi thường gặp liên quan đến bộ nhớ CPU và GPU. Lưu ý rằng "memory" luôn đề cập đến RAM .

0 0 15

- vừa được xem lúc

[Lập trình song song] Bài 1: Giới thiệu về CPU-GPU

Trước khi tìm hiểu thế nào là lập trình song song cũng như cách code thì mình phải biết 1 chút về lịch sử hình thành nên ở bài 1 mình sẽ giới thiệu sơ lược những điều bạn nên biết ở lĩnh vực này. Chắc

0 0 20

- vừa được xem lúc

[Lập trình song song] Bài 2: Cài đặt môi trường code CudaC

Trước khi code thì chúng ta phải setup môi trường để code thì ở bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách setup và đối với những ai sở hữu máy tính mà không có GPU thì cũng đừng có lo vì chúng ta sẽ code

0 0 11

- vừa được xem lúc

[Lập trình song song] Bài bonus 1: Cách thức hoạt động của máy tính

Ở bài này mình sẽ nói qua về cách máy tính hoạt động trong việc lấy và xử lí data qua ví dụ cực kì trực quan và dễ hiểu . Và xin lưu ý là ví dụ này sẽ được nhắc lại khá nhiều trong các bài học về lập

0 0 13

- vừa được xem lúc

[Lập trình song song] Bài bonus 2: Các thuật ngữ trong lập trình song song

Ở bài này mình sẽ giải thích các thuật ngữ thường hay được đề cập tới trong lập trình song song. .

0 0 14