- vừa được xem lúc

[Lập trình song song] Bài 9: Pinned memory

0 0 13

Người đăng: NgoHuuGiaHuy

Theo Viblo Asia

Ở baì viết này mình sẽ nói về khái niệm pinned memory - xin lưu ý là nó sẽ liên quan tới bài tiếp theo ( streaming ) nên sẽ rất tốt nếu các bạn nắm được kiến thức ở bài này.

Pinned memory

Trước khi giải thích pinned memory là gì thì mình sẽ đi qua cách máy tính vận hành khi chúng ta code để hiểu rõ hơn - và yên tâm là mình sẽ giải thích 1 cách đơn giản và dễ hiểu nên không nhất thiết là các bạn phải cần có kiến thức về phần cứng

Cách hoạt động của máy tính

Khi đã nhắc đến memory thì chúng ta luôn luôn có 2 góc nhìn: Physical memory và virtual memory ( hoặc logical memory ).

  • Physical memory: bộ nhớ trực tiếp được cài trên CPU và các thanh RAM, được kết nối trực tiếp. Là các ô nhớ nằm trên bo mạch
  • Virtual memory: là 1 khái niệm trừu tượng ( giúp người lập trình dễ thao tác hơn ), là bộ nhớ mà hệ điều hành hoặc trình điều khiển quản lí dùng. OS tạo ra logical memory bằng cách sử dụng 1 phần không gian của CPU thông qua việc ánh xạ từ logic --> physical adress trong RAM.

Không gian của virtual memory lớn hơn nhiều so với physical memory.

image.png Ban đầu khi chúng ta cấp phát bộ nhớ cho CPU thì sẽ được nằm trên RAM - Main memory ( physical ) hoặc pageable memory ( logical) và nếu chúng ta muốn copy data từ CPU sang GPU khi data nằm trên pageable memory thì sẽ gây ra 1 vấn đề rất lớn gọi là swapping

Khi dữ liệu được lưu trữ trong pageable memory, nó có thể không luôn sẵn sàng để truy cập nhanh vì hệ thống có thể chuyển dữ liệu này xuống đĩa cứng (magnetic disk) để giải phóng RAM cho các tác vụ khác. Điều này gọi là "swapping".

Khi dữ liệu cần được chuyển từ CPU sang GPU và dữ liệu đó đang nằm trên đĩa cứng (do quá trình swapping), bạn sẽ gặp phải vấn đề "missing data". Điều này xảy ra bởi vì GPU cần truy cập nhanh vào dữ liệu, nhưng dữ liệu đó lại không sẵn sàng trên RAM.

===> Nên vì vậy cuda đã thực hiện 1 cơ chế trước khi copy từ CPU sang GPU là đẩy tất cả dữ liệu cần được copy sang pinned memory ( có thể hiểu đơn giản là mình đã ghim dữ liệu cần thiết vì vậy nó không thể nào bị đẩy xuống đĩa cứng được ) sau khi đẩy qua hết pinned memory rồi mới bắt đầu copy từ host sang device.

cudaMemcpy: tức là sẽ tốn 2 lần copy ( từ pageable memory ==> pinned memory ==> device memory )

Thay vì phải tốn 2 lần copy, NVIDIA đã phát triển 1 function giúp chúng ta ngay từ đầu chỉ dịnh dữ liệu được lưu ở pinned memory ( chỉ tốn 1 lần copy từ host sang device )

CODE

#include <cassert>
#include <iostream> using std::cout;
using std::end; __global__ void vectorAdd(int *a, int *b, int *c, int N)
{ int tid = (blockIdx.x * blockDim.x) + threadIdx.x; if (tid < N) { c[tid] = a[tid] + b[tid]; }
} void verify_result(int *a, int *b, int *c, int N)
{ for (int i = 0; i < N; i++) { assert(c[i] == a[i] + b[i]); }
} int main()
{ constexpr int N = 100; size_t bytes = sizeof(int) * N; // Vectors for holding the host-side (CPU-side) data int *h_a, *h_b, *h_c; // Allocate pinned memory cudaMallocHost(&h_a, bytes); cudaMallocHost(&h_b, bytes); cudaMallocHost(&h_c, bytes); for (int i = 0; i < N; i++) { h_a[i] = rand() % 100; h_b[i] = rand() % 100; } // Allocate memory on the device int *d_a, *d_b, *d_c; cudaMalloc(&d_a, bytes); cudaMalloc(&d_b, bytes); cudaMalloc(&d_c, bytes); // Copy data from the host to the device (CPU -> GPU) cudaMemcpy(d_a, h_a, bytes, cudaMemcpyHostToDevice); cudaMemcpy(d_b, h_b, bytes, cudaMemcpyHostToDevice); int NUM_THREADS = 1 << 10; int NUM_BLOCKS = (N + NUM_THREADS - 1) / NUM_THREADS; // Execute the kernel vectorAdd<<<NUM_BLOCKS, NUM_THREADS>>>(d_a, d_b, d_c, N); // Copy data from device to host (GPU -> CPU) cudaMemcpy(h_c, d_c, bytes, cudaMemcpyDeviceToHost); // Check result for errors verify_result(h_a, h_b, h_c, N); // Free pinned memory cudaFreeHost(h_a); cudaFreeHost(h_b); cudaFreeHost(h_c); // Free memory on device cudaFree(d_a); cudaFree(d_b); cudaFree(d_c); cout << "COMPLETED SUCCESSFULLY\n"; return 0;
}

Nó chỉ đơn giản khác ở chỗ cấp phát data cho host là cudaMallocHost

Bài tập

Code 1 đoạn script để so sánh thời gian copy data từ h2d - d2h giữa pageable memory và pinned memory.

code và đáp án mình sẽ để ở đây.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

GPU programming với Golang

GPU programming với Golang. Ở bài trước mình có giới thiệu về kĩ thuật lập trình GPU với OpenCL bằng C/C++.

0 0 27

- vừa được xem lúc

Allocating Memory on HPC ( Slurm Scripts)

Bài viết này giải thích cách yêu cầu bộ nhớ trong các Slurm Scripts và cách xử lý các lỗi thường gặp liên quan đến bộ nhớ CPU và GPU. Lưu ý rằng "memory" luôn đề cập đến RAM .

0 0 27

- vừa được xem lúc

[Lập trình song song] Bài 1: Giới thiệu về CPU-GPU

Trước khi tìm hiểu thế nào là lập trình song song cũng như cách code thì mình phải biết 1 chút về lịch sử hình thành nên ở bài 1 mình sẽ giới thiệu sơ lược những điều bạn nên biết ở lĩnh vực này. Chắc

0 0 28

- vừa được xem lúc

[Lập trình song song] Bài 2: Cài đặt môi trường code CudaC

Trước khi code thì chúng ta phải setup môi trường để code thì ở bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách setup và đối với những ai sở hữu máy tính mà không có GPU thì cũng đừng có lo vì chúng ta sẽ code

0 0 18

- vừa được xem lúc

[Lập trình song song] Bài bonus 1: Cách thức hoạt động của máy tính

Ở bài này mình sẽ nói qua về cách máy tính hoạt động trong việc lấy và xử lí data qua ví dụ cực kì trực quan và dễ hiểu . Và xin lưu ý là ví dụ này sẽ được nhắc lại khá nhiều trong các bài học về lập

0 0 19

- vừa được xem lúc

[Lập trình song song] Bài bonus 2: Các thuật ngữ trong lập trình song song

Ở bài này mình sẽ giải thích các thuật ngữ thường hay được đề cập tới trong lập trình song song. .

0 0 23