OK đọc sách
Trên giá sách của mình cũng có 1 ít sách, vừa được tặng vừa tự mua. Và hầu như mình chưa đọc hết 1 quyển nào trong số đó. Sách mình đọc chủ yếu là dòng sách self help. À thực ra là "sách mình hay chọn mua" .
Lý do chọn mua rất đơn giản là nhìn cái bìa hợp gu của mình cộng với tiêu đề khả năng cao đang nói trúng tim đen của mình nên mình chọn nó thôi. Nhưng thực tế là mình cũng chưa đọc hết. Vậy nên lần này được giao nhiệm vụ đọc 1 cuốn sách mà trước giờ mình chưa từng biết và cũng không hề nghĩ đến việc sẽ đọc nó thì quả thực là hơi quan ngại đây.
Thú thực là chưa có động lực để đọc nha :v Thực tế khi làm bất cứ điều gì thì người ta phải có 1 lý do để làm động lực hoàn thành việc đó. Việc đọc sách cũng vậy. Có vẻ mình hơi lạc đề nhưng đọc 1 cuốn sách với tâm thế chưa sẵn sàng nên sẽ làm giảm hiệu quả lĩnh hội của việc đọc.
John C.Maxwell & Leader Shift
#1 bestselling author có vẻ rất gì và này nọ!!!
John C. Maxwell là một chuyên gia quốc tế về lĩnh vực lãnh đạo, một nhà hùng biện và một tác giả, người đã có 12 triệu bản sách được bán ra. Các tổ chức của ông đã đào tạo hơn 1 triệu nhà lãnh đạo trên toàn thế giới. Ông cũng là tác giả của hơn 40 cuốn sách nổi tiếng thế giới. Việc học tập kỹ năng lãnh đạo từ 1 chuyên gia lãnh đạo là điều không phải bàn cãi rồi. 11 nguyên tắc phát triển năng lực lãnh đạo Giữa hàng trăm nghìn đầu sách về kỹ năng lãnh đạo, chúng ta tại sao lại bắt đầu với cuốn sách này nhỉ? Hi vọng sẽ được người hướng dẫn giải thích thêm ạ. Vì thực tế tác giả John C. Maxwell có rất nhiều đầu sách về kỹ năng lãnh đạo, ví dụ như 21 tuần để trở thành nhà lãnh đạo kiệt xuất, Lãnh đạo giỏi hỏi câu hỏi hay, Kỹ năng lãnh đạo, Phát triển kỹ năng lãnh đạo.
Nếu nói về lý do chọn sách ban đầu để đọc thì sách của tác giả này có giao diện không hấp dẫn gì cả Nhưng mình sẽ đọc nó vì nội dung thay vì cái bìa. Đơn giản là sách kỹ năng hay học thuật thì nhà xuất bản không trau chuốt giao diện như sách văn học thông thường.
Tại sao mọi nhà lãnh đạo cần chuyển dịch năng lực lãnh đạo Cuốn này có 12 chương thì có lẽ mỗi chương sẽ nói về 1 nguyên tắc phát triển. Tác giả cũng rất có tâm dành nguyên chương đầu để gải thích lý do tại sao cần năng lực lãnh đạo với 11 nguyên tắc mà ông sắp đưa ra ở những chương tiếp theo.
"Thay đổi hoặc chết"
Ở đây nhấn mạnh 1 điều mà mình thấy khá đúng, với vai trò là 1 người lãnh đạo thì cần có tầm nhìn chiến lược xa hơn, làm chủ được với sự thay đổi của tương lai.
"Dường như chỉ có người chiến thắng được công nhận và khen thưởng". Cái này thì mình khẳng định là ông John C. Maxwell nói sai nhé. Thi hoa hậu này, thi đại học này, thi văn nghệ này, vân vân và mây mây, chẳng phải là người ta đều có Top 3, Top 10,...hay sao. Thậm chí cũng có hẳn danh xưng cho những người về nhì, về ba ví dụ như Á hậu, Á khoa.
"Về đích thứ hai có nghĩa là thua cuộc", câu này lại càng sai. Về thứ 2 trong cuộc đua đó chứ không phải về thứ hai mãi sau đó nữa. Có thể ý tác giả nói đến việc về thứ hai trong quản lý, lãnh đạo thì coi như là người thua cuộc chăng. Cũng không đúng, quan trọng là người ta được trải nghiệm, được những bài học gì qua cuộc tranh đua đó. Cũng có người coi việc vượt qua được giới hạn bản thân chính là một kiểu chiến thắng vô cùng to lớn rồi.
Để hội tụ 3 phẩm chất này, không hề dễ chút nào. Với mình khi đã liên quan đến quản trị con người là 1 điều gì đó không hề đơn giản.. Nếu nói là khả năng thích ứng thì có nghĩa là mọi thứ thay đổi và nhà lãnh đạo phải chạy theo sự thay đổi đó chăng, hay sẽ chủ động điều khiển mọi thứ thay đổi theo kế hoạch mà mình đã định ra???
Đọc xong đoạn này vẫn chưa chắc cái nào thay đổi trước
Nghĩa là nhà lãnh đạo sẽ là người phải thay đổi để thích ứng theo hoàn cảnh?
Đọc câu này tự nhiên lại liên tưởng đến 7 nguyên lý của kiểm thử phần mềm, trong đó có nguyên lý thuốc trừ sâu. Nghĩa là trong kiểm thử phần mềm, nếu bạn cứ thực thi lặp đi lặp lại một bộ test case thì khả năng tìm được lỗi từ những trường hợp kiểm thử này rất thấp bạn. Nguyên nhân là do khi hệ thống ngày càng hoàn thiện, những lỗi được tìm thấy lúc trước đã được sửa trong khi những trường hợp kiểm thử đã cũ. Và việc cần làm là update lại bộ testcase và thực hiện regression test. Vâng và bây giờ là thay đổi để thành công chứ không còn là dậy sớm để thành công rồi
Ok, việc thay đổi là cần thiết, nhưng liệu có ai sẵn sàng thay đổi??? Lại còn trên cương vị một nhà lãnh đạo. Đại loại như các cô gái sau khi chia tay, sau một thời gian thì họ không những không tiều tụy đi mà ngày càng trở nên xinh đẹp, tự tin và độc lập. Hay có đứa bạn tôi, vì chăm con ốm mà đầu bù tóc rối, chẳng có công việc ổn định rồi bị nhà chồng coi thường, từng có suy nghĩ muốn ly hôn nhưng bây giờ nó đã có công việc mà không ai ngờ đến là chuyên gia tư vấn phát triển bản thân. Còn tôi, mãi loay hoay với những mục tiêu mình đặt ra, plan đi plan lại. Đứa bạn đứng bên bờ vực ly hôn giờ lại là người chất vấn tôi: " Mày hãy tìm cho tao 1 lý do, chỉ 1 lý do thôi khiến mày phải thay đổi, lý do đó là gì, nếu không thay đổi thì mày sẽ gặp phải những điều tồi tệ gì?" Tôi vẫn chưa trả lời được câu hỏi đó.
Đến tự bản thân còn cần thay đổi thì nếu là một nhà lãnh đạo, thay đổi để thích nghi, để vượt qua rào cản là điều bắt buộc chứ không còn là một sự lựa chọn nữa.
Hi vọng là đọc xong cuốn sách này, tham gia vào khóa học này, mình sẽ có thể tốt hơn, cũng chưa dám là giỏi hơn. 1,5 tháng không thể nào mà biến mình thành một leader lý tưởng được.
Cũng hên là mình trả lời "Có" 11 điều mà tác giả muốn đề cập để nhận thức và điều chuyển năng lực lãnh đạo.
Câu này đúng kiểu Mác Leenin: "Học, học nữa, học mãi" - Học lại từ đầu.
Mỗi giai đoạn đều có ngưỡng của nó, để nhận biết được đâu là ngưỡng thì tác giả cũng không nói cụ thể. Đại loại như khi giá vàng liên tục tăng, nếu ai có ý định kinh doanh qua việc mua bán vàng, có phân tích thị trường kỹ càng đến đâu cũng không thể bắt đáy hay chạm đỉnh để bán ra. Mà phần lớn dựa vào phân tích của nhà chuyên môn, rồi cũng hên xui. Để nhận định được thời điểm lý tưởng cũng là 1 kỹ năng.
Hiệu ứng đoàn tàu hay hiệu ứng đám đông trong tiếng Anh là Bandwagon Effect - là một hiện tượng tâm lí trong đó mọi người làm điều gì đó chủ yếu vì những người khác đang làm điều này, bất kể niềm tin của họ là gì thì họ có thể bỏ qua hoặc không đếm xỉa đến.
Hiệu ứng đoàn tàu len lỏi vào nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ thị trường chứng khoán, xu hướng thời trang, xu hướng nghề nghiệp cho đến hâm mộ thể thao. Mình thấy họ tận dụng hiệu ứng này để đi lên chứ cũng không hẳn là điều gì tồi tệ. Bên cạnh những mặt lợi, hiệu ứng đám đông bandwagon cũng đem đến một số vấn đề bất cập có thể không tốt cho doanh nghiệp, đồng thời không đem đến cho người tiêu dùng một cách tiếp cận chung nào cho phù hợp. Cái gì cũng có 2 mặt của nó, vì vậy mình cảm thấy hơi băn khoăn về việc tại sao lại quá muộn để lãnh đạo???
Nhà lãnh đão cần có cái nhìn vĩ mô, điều này thì chắc chắn rồi, nhưng điều này thì rất rất khó rồi. Làm sao mà những người lãnh đạo non trẻ có thể làm được điều này thì tác giả không có nói
Vô cùng logic, "Coi trọng ngày hôm qua nhưng sống trong hôm nay. Sống hôm nay những nghĩ về ngày mai." Thiết nghĩ sống trọn vẹn ngày hôm nay là đã phần nào thành công rồi. Nhưng để ngày hôm nay thành công thì phải chuẩn bị mọi thứ từ ngày hôm qua. Thế nên người ta mới có lên kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, hàng tuần, hàng ngày, thậm chí là hàng giờ. Cứ thế nối tiếp nhau vận hành. Nếu ko nghĩ về ngày mai có vẻ cũng hơi rủi ro và mất phương hướng. Vậy thì không thể lãnh đạo được.
Đoạn này hơi giật mình, là "sự bất định" chứ không phải "sự vô định". Một nhà lãnh đạo ngoài sự dũng cảm thì đâu đó còn có sự "liều" ở đây. Tôi vẫn nhớ thười điểm thay đổi người lãnh đạo của FPT Software, thời điểm đó, sếp Hoàng Nam Tiến đã mạnh dạn đề cử bản thân vào chiếc ghế Chủ tịch HĐQT " Anh Nam để em!". Dưới sự dẫn dắt và tinh thần xông pha của anh, trong 8 năm qua, FPT Software luôn đạt tốc độ tăng trưởng trên 30% và là một trong 500 công ty phần mềm lớn nhất trên thế giới, Top 100 Nhà cung cấp dịch vụ ủy thác hàng đầu thế giới. Trước đó, trong vai trò Tổng Giám đốc Công ty Phân phối FPT, anh cũng đã góp phần quan trọng giúp FPT hoàn thành mục tiêu đạt 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2008. Nhưng trong bản chất nhà lãnh đạo cần có một nền tảng & niềm tin nhất định thì họ mới dám đương đầu, còn không thì chẳng phải là thành "vô định" hay sao?
Nhưng "tất cả" thì chưa chắc nha. Chẳng có gì là tuyệt đối cả.
Ok, vì phải can đảm tiến về phía trước trong sự bất định của sự vận hành. Mọi thứ đều đang thay đổi mà.
Một bức tranh tổng quan thì mình nghĩ để chuyển dịch năng lực người lãnh đạo thì cần có sự cải thiện trong suy nghĩ, trong mindset hay còn gọi là tư duy phát triển . Hi vọng cuốn sách và khóa học sẽ có thể khơi dậy tiềm năng lãnh đạo của mình trong tương lai.