- vừa được xem lúc

Load Balancing với NGINX

0 0 49

Người đăng: whoami

Theo Viblo Asia

Trong bài viết trước, mình đã hướng dẫn các bạn Cách cấu hình NGINX thành Reverse Proxy. Nhờ có chức năng reverse proxy, mà NGINX còn có thể trở thành load balancing. Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu về load balancing và hướng dẫn các cách cấu hình NGINX thành load balancing.

Load Balancing (Cân bằng tải) là một thành phần quan trọng của cơ sở hạ tầng mạng, thường được sử dụng để cải thiện hiệu suất và độ tin cậy của các website, ứng dụng, cơ sở dữ liệu và các dịch vụ khác bằng phương pháp phân phối khối lượng công việc cho nhiều máy chủ cùng xử lí.

Mô hình mạng khi công có load balancing như sau:

Trong mô hình trên, user kết nối trực tiếp tới web server, nếu web server bị quá tải hoặc bị "chết" thì user sẽ không thể truy cập tới web server nữa.

Còn khi sử dụng load balancing, mô hình mạng sẽ như sau:

Khi sử dụng load balancing, sẽ có ít nhất 1 server giống với server gốc, server đó được gọi là replication server, có vai trò như 1 server gốc, phòng trường hợp server gốc bị quá tải, request sẽ được load balancing điều hướng tới server này để xử lí. Như trong hình trên, request của user sẽ được load balancer điều hướng tới server thích hợp để xử lí.

Để thể điều phối được request cho server thích hợp, load balancing sử dụng một trong những thuật toán sau:

  • Round Robin: Khi sử dụng thuật toán này, các request sẽ được phân phối tuần tự cho 1 nhóm server.
  • Weighted Round Robin: Dựa trên thuật toán Round Robin, người quản trị mạng sẽ dựa vào khả năng xử lí request của từng server và đánh thứ độ ưu tiên cho các server, request sẽ được gửi tới server theo độ ưu tiên của chúng.
  • Least Connections: Request sẽ được gửi tới server có ít kết nối nhất với client để xử lí.
  • Weighted Least Connections: Request sẽ được gửi tới server có tốc độ phản hồi response cao nhất và ít kết nối nhất.
  • IP Hash: Địa chỉ IP của client sẽ được sử dụng để nhận biết server nào sẽ nhận được request từ người dùng.

1. Chuẩn bị

Như mình giới thiệu ở phần trên, đối với mô hình mạng sử dụng load balancing thì cần có 1 server gốc và ít nhất 1 replication server. Và trong bài viết này, mình sẽ sử dụng NodeJS để tạo ra 3 server đơn giản. Vẫn giống như bài viết trước, mình sử dụng docker, trong docker có cài sẵn NodeJS, Express và PM2. Các bạn có thể đọc lại bài trước và làm theo.

Ở trong thư mục /var/www/html, mình tạo 3 thư mục node_app_1, node_app_2 và node_app_3 như sau:

# mkdir node_app_1
# cd node_app_1
# npm install express
# nano app.js const express = require('express');
const app = express(); app.get('/', (req, res) => res.send('Hey Buddy! Your request is processed by Server 1\n'));
app.listen(3000, () => console.log('Server is running on port 3000!'));
# mkdir node_app_2
# cd node_app_2
# npm install express
# nano app.js const express = require('express');
const app = express(); app.get('/', (req, res) => res.send('Hey Buddy! Your request is processed by Server 2\n'));
app.listen(3001, () => console.log('Server is running on port 3001!'));
# mkdir node_app_3
# cd node_app_3
# npm install express
# nano app.js const express = require('express');
const app = express(); app.get('/', (req, res) => res.send('Hey Buddy! Your request is processed by Server 3\n'));
app.listen(3002, () => console.log('Server is running on port 3002!'));

Sau đó, mình sử dụng PM2 để khởi chạy 3 server mình vừa tạo ở trên:

# pm2 start node_app_1/app.js node_app_2/app.js node_app_3/app.js

Và khi khởi tạo thành công, kết quả như sau:

2. NGINX Load Balancing sử dụng thuật toán Round Robin

Mình sẽ thay đổi file nginx.conf trong folder /etc/nginx như sau:

events { } http { upstream backend_servers { server localhost:3000; server localhost:3001; server localhost:3002; } server { listen 80; server_name nginx-tutorial.test; location / { proxy_pass http://backend_servers; } }
} 

Lưu ý, khi config như trên, ở trong file /etc/hosts cũng phải sửa như sau:

# nano etc/hosts 127.0.0.1 nginx-tutorial.test

Và mỗi lần, sửa đổi nginx.conf, nhớ dùng câu lệnh sau:

# nginx -t
# nginx -s reload

Directive upstream được sử dụng để khai báo những server xử lí những request mà được load balancer gửi đến. Mỗi khi có một request gửi tới nginx-tutorial.test thông qua port 80. Request đó sẽ được NGINX với vai trò là load balancer điều phối tới server thích hợp nằm trong directive upstream.

Để kiểm tra xem thuật toán Round Robin hoạt động đúng hay chưa? Mình sẽ sử dụng như sau:

# while sleep 0.5; do curl nginx-tutorial.test; done

Và kết quả như sau:

Request đã gửi lần lượt tới Server 1, Server 2 và Server 3. Vậy là mình đã cấu hình load balancing sử dụng thuật toán Round Robin thành công.

3.NGINX Load Balancing sử dụng thuật toán Weighted Round Robin

Như mình đã giới thiệu, với thuật toán Weighted Round Robin, người quản trị sẽ đánh độ ưu tiên cho server. Để làm được điều này, trong NGINX mình sẽ sử dụng directive weight để đánh độ ưu tiên cho server. Mình sẽ thay đổi file nginx.cof như sau:

events { } http { upstream backend_servers { server localhost:3000 weight=1; server localhost:3001 weight=3; server localhost:3002 weight=2; } server { listen 80; server_name nginx-tutorial.test; location / { proxy_pass http://backend_servers; } }
}

Mình đã đánh độ ưu tiên cho server localhost:3001weight = 3, tiêp theo độ ưu tiên cho server localhost:3002weight = 2 và cuối cùng là server localhost:3000weight = 1. Theo như lý thuyết, thì request sẽ được gửi tới cho server localhost:3001, tiếp theo là localhost:3002 và cuối cùng là localhost:3000. Kiểm tra kết quả xem có đúng như lý thuyết không bằng câu lệnh:

# while sleep 0.5; do curl nginx-tutorial.test; done

Kết quả là:

4. NGINX Load Balancing với thuật toán Least Connections

Với thuật toán này, load balancing sẽ gửi request tới server có ít connection với client nhất. Để cấu hình NGINX sử dụng thuật toán này, mình sẽ thay đổi file nginx.conf như sau:

events { } http { upstream backend_servers { least_conn; server localhost:3000; server localhost:3001; server localhost:3002; } server { listen 80; server_name nginx-tutorial.test; location / { proxy_pass http://backend_servers; } }
}

Ơ trong block directive upstream, mình sử dụng directive least_conn để chỉ định sẽ sử NGINX sẽ sử dụng thuật toán least connections.

Kết quả sẽ như sau:

Bởi vì 3 server có số lượng kết nối với client như nhau, nên request sẽ được gửi NGINX phân phối tuần tự cho cả 3 server.

5. NGINX Load Balancing với thuật toán IP Hash

Đối với thuật toán này, NGINX sẽ dựa vào địa chỉ IP của Client để gửi request tới Server tương ứng. Để NGINX sử dụng thuật toán này, mình cấu hình như sau:

events { } http { upstream backend_servers { ip_hash; server localhost:3000; server localhost:3001; server localhost:3002; } server { listen 80; server_name nginx-tutorial.test; location / { proxy_pass http://backend_servers; } }
}

Mình sử dụng directive ip_hash ở trong block directive upstream. Và kết quả là:

Như vậy request từ Client sẽ được server localhost:3001 xử lí.

6. Lời kết

Trong bài viết này, mình đã giới thiệu cơ bản về Load Balancing và các thuật toán. Cách cấu hình NGINX thành Load Balancer và chỉ định thuật toán cho nó. Hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

NGINX là gì? NGINX server hoạt động như thế nào?

Lời nói đầu. Mình thường thấy NGINX dùng trong các dự án, và dự án hiện tại của mình cũng đang dùng.

0 0 50

- vừa được xem lúc

Các cấu hình sai Nginx phổ biến khiến web server của bạn gặp nguy hiểm (Part 1)

Intro. Nginx được sử dụng làm web server, reverse proxy mạnh mẽ, nginx được cài đặt cho khoảng 1/3 số web site trên thế giới này.

0 0 74

- vừa được xem lúc

Giới thiệu về NGINX và core concept

1. NGINX là gì. 2. Tiểu sử.

0 0 34

- vừa được xem lúc

Cấu hình Nginx Server như thế nào?

Nginx là một Web Server phổ biến, quen thuộc đối với những Web Developer. Nginx hoạt động mạnh mẽ với hiệu suất cao, khả năng xử lí nhiều request đồng thời một lúc mà lại tốn ít tài nguyên.

0 0 141

- vừa được xem lúc

Dynamic Routing trong NGINX

Tiếp nối bài viết trước, Cấu hình Nginx Server như thế nào?. Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu về Dynamic Routing trong NGINX.

0 0 42

- vừa được xem lúc

Cách cấu hình NGINX thành Reverse Proxy

Tiếp nối bài viết trước Dynamic Routing trong NGINX, trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cấu hình NGINX thành Reverse Proxy. Một số ưu điểm của Reverse Proxy là:.

0 0 140