- vừa được xem lúc

Một vài thủ thuật CSS mà chính Frontend có thể còn chưa biết (Phần 32)

0 0 51

Người đăng: Hà Hữu Tín

Theo Viblo Asia

Hello xin chào mọi người, mình đã trở lại và tiếp tục với phần 32 của series về Một vài thủ thuật CSS mà chính Frontend có thể còn chưa biết

Bắt đầu thôi nào!

1. :marker làm được nhiều thứ hơn bạn tưởng

Ngay bây giờ đây, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh (customize) CSS như color, font-size cho các thẻ <ul>, <ol> và ngay cả những thẻ không phải là list item một cách dễ dàng hơn trước rồi.

::marker cũng là một trong những pseudo-element khác như :before, :after, :first-letter, :first-line.

Bạn nên chú ý 1 chút nữa, với marker thì phải có 2 dấu :: như thế này thì trình duyệt mới hiểu nhé!

Giả sử bạn có đoạn HTML ul như bên dưới

<ol> <li>Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipisicing elit</li> <li>Dolores quaerat illo totam porro</li> <li>Quidem aliquid perferendis voluptates</li> <li>Ipsa adipisci fugit assumenda dicta voluptates nihil reprehenderit consequatur alias facilis rem</li> <li>Fuga</li>
</ol>

Đây là kết quả mặc định (khi chưa có bất kỳ tác động gì)

Với sự hỗ trợ của các thuộc tính dành cho ul/ol như list-style-type, list-style-image thì bạn cũng customize được nhiều thứ, nhưng dường như là chưa đủ.

Vậy thì ::marker có gì đặc biệt hơn???

::marker giúp style màu các bullet (mấy cái dấu chấm tròn) khác màu với text

::marker giúp style các bullet không những về color, mà cònfont-size, font-family nữa

Đối với những thẻ heading như h1, bạn cũng apply ::marker được, với sự hỗ trợ của display: list-item

Tuy nhiên, bạn cũng phải chú ý, không phải thuộc tính CSS nào cũng tác động vào ::marker được, dưới đây là danh sách các thuộc tính được cho phép:

- animation-*
- transition-*
- color
- direction
- font-*
- content
- unicode-bidi
- white-space

Biết thêm ::marker, hi vọng sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn phương án tiếp cận với CSS với cách làm mới, đôi khi có thể tiết kiệm vài dòng code cũng là việc đáng bỏ công sức.

Vẫn là IE không hiểu ?: https://caniuse.com/css-marker-pseudo

Đọc hiểu thêm

2. Mã màu hex có 8 chữ số luôn à #FFFFFF80?

Trước khi đi vào tìm hiểu mã màu này là gì? Sao ít được nghe thấy và sử dụng, thì bạn làm 1 bài kiểm tra với mình thử nhé!

Mã màu nào sau đây là KHÔNG HỢP LỆ?
A. rgb(255, 0, 0, .5)
B. rgb(255 0 0 / 50%)
C. hsl(200, 100, 50)
D. #0F08

Xin tiết lộ cho bạn biết mã màu của phương án D là hợp lệ nhé. Hổng có sai đâu @@. Lâu nay bạn đã nghĩ mã màu hex trong CSS chỉ có 2 kiểu là 3 chữ số (#F00) hay 6 chữ số (#FF0000) không nhỉ?

Với cách viết shorthand của mã màu hex thì 8 chữ số -> thành 4 chữ số cũng không lấy làm lạ đối với bạn nhỉ? (giống như 6 -> shorthand thành 3 vậy đó).

2 chữ số thêm vào cuối đó là chính là giá trị của alpha. Với cấu trúc mã màu 6 chữ số #RRGGBB (shorthand: #RGB), thì giờ sẽ là #RRGGBBAA (shorthand: #RGBA).

Ví dụ màu trắng có opacity (alpha) là 50%, nếu viết bằng rgb/rgba thì sẽ là rgba(255, 255, 255, 0.5), chuyển đổi qua dạng 8 chữ số thì sẽ là #FFFFFF80.

Ơ, nhưng mà 50% nhưng 2 số kia lại là 80, chứ không phải là 50 các bạn nhỉ? Bạn có thể xem công thức tính nhé

Đó cũng là 1 trong những lý do mình thấy nó khó tiếp cận, giá trị alpha không trực quan dễ hiểu bằng các mã màu kia.

Cái hay duy nhất mà mình thấy được đó là nếu code của bạn đang sử dụng mã màu hex, muốn thêm alpha thì có thể thêm vào cuối mà không cần đổi mã màu sang rgb/rgba/hsla.

Chrome DevTools cũng hỗ trợ bạn thay đổi alpha của mã màu kiểu này luôn (xem hình minh họa bên dưới)

IE lại không chịu hiểu https://caniuse.com/css-rrggbbaa

À..đáp án C là mã màu không hợp lệ các bạn nhé! (Bạn có thể F12 bật Inspect Element lên ngay tại bài viết này để thử luôn nhé, mã màu KHÔNG HỢP LỆ sẽ có chấm thang màu vàng đó).

Đọc hiểu thêm

3. Debug Flexbox trong DevTools của Chrome 90

Mặc dù CSS Grid đã bắt đầu được sử dụng nhiều hơn thời gian gần đây, nhưng Flexbox vẫn là kỹ thuật dàn dựng layout mà mình ưa chuộng nhất hiện tại. Và thật tuyệt vời khi biết tin Chrome version 90 (phiên bản mới nhất ở thời điểm mình viết bài này) cho ra mắt nhiều tính năng rất hay, trong đó mình đặc biệt chú ý đến Debug dành cho Flexbox.

Giao diện debug dành cho Flexbox trông như thế này

Khi bạn khai báo trong code là display: flex hoặc display: inline-flex thì ở DevTools sẽ hiển thị nhãn (màu xanh) cạnh element đó và có chữ flex .

Styles pane, bên cạnh khai báo thuộc tính display: flex hoặc display: inline-flex bạn sẽ thấy 1 icon, click vào đấy sẽ mở ra Flexbox editor. Ở đây bạn có thể nhanh chóng tùy chỉnh các thuộc tính như: flex-direction, flex-wrap, align-content, justify-contentalign-items.

Thao tác bằng giao diện trực quan như thế này mình đảm bảo bạn sẽ giảm được kha khá thời gian debug để dựng layout hoặc tìm ra lỗi đấy.

Đọc hiểu thêm

Tổng kết

Hi vọng mọi người sẽ tăng thêm skill CSS với 3 tips trên.

Nếu thấy thích thì Upvote, thấy hay thì Clip bài này của mình nhé! ^^

P/s: Tiêu đề câu view thôi nhé! Anh em Frontend pro rồi đừng chém em ạ!

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Một vài thủ thuật CSS mà chính Frontend có thể còn chưa biết (Phần 30)

. Hello xin chào mọi người, mình đã trở lại và tiếp tục với phần 30 của series về Một vài thủ thuật CSS mà chính Frontend có thể còn chưa biết. Bắt đầu thôi nào.

0 0 45

- vừa được xem lúc

5 câu hỏi phỏng vấn Frontend giúp bạn tự tin hơn khi sử dụng bất đồng bộ trong Javascript

Một trong những điều khó khăn khi học Javascript là promises. Chúng không dễ hiểu và có thể cần một vài hướng dẫn và một thời gian kha khá để vận dụng chúng.

0 0 92

- vừa được xem lúc

Một vài thủ thuật CSS mà chính Frontend có thể còn chưa biết (Phần 31)

Hello xin chào mọi người, mình đã trở lại và tiếp tục với phần 31 của series về Một vài thủ thuật CSS mà chính Frontend có thể còn chưa biết. Bắt đầu thôi nào.

0 0 44

- vừa được xem lúc

Những lý do khiến mình thích CSS custom properties hơn SASS variables?

Halo các bạn,. Lại là mình với một bài post liên quan tới chủ đề Front-end đây Mình còn nhớ hồi mình bắt đầu tìm hiểu và bị SASS lôi cuốn, mình đã nghĩ rằng mình sẽ chẳng bao giờ cần dùng đụng tới CSS

0 0 86

- vừa được xem lúc

Usability là gì? Những lưu ý khi thiết kế Usability

Usability là một yếu tố quan trọng trong sự thành bại của sản phẩm. Thật đáng tiếc khi sản phẩm làm ra ưu việt về tính năng, nhưng lại không được người dùng tiếp nhận, đơn giản chỉ vì khó sử dụng.

0 0 35

- vừa được xem lúc

7 Repos cho Front-End mà chính bạn còn không biết là bạn cần nó

. Những repos chẳng mấy khi được nhắc đến nhưng lại giúp bạn build mọi thứ nhanh hơn và tốt hơn nhiều. Chúng ta đang sống trong một thời đại có sẵn các công cụ và tài nguyên hoàn hảo, chúng chỉ cách t

0 0 37