- vừa được xem lúc

Navigation Component and example

0 0 59

Người đăng: Nguyen Thi Tu Yen

Theo Viblo Asia

I. Navigation Component

1. Navigation Component là gì?

Hiểu đơn giản navigation component là thành phần cho phép user điều hướng qua lại giữa các thành phần(activity, fragment) trong ứng dụng (thay thế cho việc sử dụng intent)

2. Các nguyên lý trong navigation component

  • Fixed start destination
    Theo nguyên lý này, tất cả các app đều phải có 1 start destination cố định. Đây là màn hình đầu tiên khi user nhìn lúc họ mở app từ launcher. Và cũng là màn hình cuối cùng user nhìn thấy khi họ muốn trở về launcher khi ấn nút back.

  • Navigation state được thể hiện là 1 stack các destination
    • Khi app được chạy, 1 Task mới sẽ được tạo ra và nó sẽ hiển thị start destination. • Start destination trở thành destination đầu tiên trong back stack. • Khi user điều hướng, top của back stack là screen hiện tại. • Mỗi lần user start 1 destination, thì destination đó sẽ được đưa lên top của back stack. • Start destination luôn nằm ở đáy của back stack. • Bạn tương tác với back stack là tương tác với top destination của back stack đó: o push: đưa 1 destination mới lên top. o pop: loại bỏ top destination khỏi back stack. • Up và back có chức năng tương đương trong app task

  • Nếu bạn làm việc với android mà vẫn chưa biết 2 nút này thì trên là hình ảnh của 2 nút theo thứ tự là up (thường xuất hiện trên ActionBar) và back (xuất hiện ở navigation bar - thanh điều hướng).

  • Up button không bao giờ exit app
    Nếu user đang ở start destination, up button sẽ bị ẩn đi vì nó không được exit app. Back button thì vẫn exit app bình thường.

  • Deep linking mô phỏng navigation
    • Khi deep link hoặc việc điều hướng tới 1 destination, bạn có thể sử up button để trở lại các destination trước. • Khi deep link tới 1 destination trong app task của bạn, bất cứ back stack đang tồn tại nào của app task cũng bị remove và bị thay thế bởi back stack của deep link.

3. Các thành phần chính trong Navigation component

Navigation component giới thiệu về khái niệm là Destination (điểm đến). Destination là bất kỳ nơi nào bạn có thể điều hướng đến trong ứng dụng của mình, thường là một fragment hoặc một activity. Những điều này được hỗ trợ ngoài hộp, nhưng bạn cũng có thể tạo các loại đích tùy chỉnh của riêng mình nếu cần.
Navigation graph là một đồ thị mô tả một nhóm các Navigation destination và sự kết nối của chúng (ảnh mô tả bên dưới)

Navigation Destination có thể là một màn hình hoặc là một vài view trong ứng dụng của bạn. Trong Usecase Diagram trên thì ứng với mỗi use case tương ứng sẽ là một Navigation Destination

Một Navigation action là một đường dẫn kết nối một destination với một destination khác. Một action sẽ cho biết destination nào nó đang kết nối và loại thông tin sẽ xảy ra giữa chúng

Navigation host Một container trống hiển thị một destination và action trong navigation graph Nó thực hiện điều hướng các destination khác nhau

Navigation host Một container trống hiển thị một destination và action trong navigation graph Nó thực hiện điều hướng các destination khác nhau

II. Example

Link github : https://github.com/yenntt-1728/NavigationExample Thêm vào build gradle của ứng dụng các dependencies của Navigation

dependencies { def nav_version = "1.0.0-alpha04" implementation "android.arch.navigation:navigation-fragment:$nav_version" // use -ktx for Kotlin implementation "android.arch.navigation:navigation-ui:$nav_version" // use -ktx for Kotlin // optional - Test helpers androidTestImplementation "android.arch.navigation:navigation-testing:$nav_version" // use -ktx for Kotlin
}

Tạo file Navigation Graph
Đầu tiên bạn phải tạo file nav_graph.xml như tạo file xml bình thường chú ý chọn Resource-type là Navigation.
Open res/navigation/mobile_navigation.xml

  • Sử dụng navigation để điều hướng Đưa NavHostFragment vào bên trong activity gốc của bạn để thông qua NaviHostFragment này điều hướng bên trong ứng dụng của bạn

Đoạn code sau sẽ mô tả điều này (trong file layout navigation_activity.xml)

<LinearLayout .../> <androidx.appcompat.widget.Toolbar .../> <fragment android:layout_width="match_parent" android:layout_height="0dp" android:layout_weight="1" android:id="@+id/my_nav_host_fragment" android:name="androidx.navigation.fragment.NavHostFragment" app:navGraph="@navigation/mobile_navigation" app:defaultNavHost="true" /> <com.google.android.material.bottomnavigation.BottomNavigationView .../>
</LinearLayout>

android:name="androidx.navigation.fragment.NavHostFragment" and app:defaultNavHost="true" sẽ connect đến button back trên hệ thống với NavHostFragment
app: navGraph = "@navigation/mobile_navigation" liên kết NavHostFragment với Navigation Graph. Navigation graph này chỉ định tất cả các destination mà người dùng có thể điều hướng bên trong NavHostFragment này.

  • NavController Và sau khi tạo đầy đủ nav graph, destination, action,.. tiếp đến để kích hoạt việc navigate giữa các thành phần trong ứng dụng của bạn thì bạn cân sử dụng NavController
// Command to navigate to flow_step_one_dest
findNavController().navigate(R.id.flow_step_one_dest)

=> có nghĩa là nó đang kích hoạt việc điều hướng đến fragment có id flow_step_one_dest mà bạn đã khai báo ở trong NavGraph
NavController rất mạnh mẽ vì khi bạn gọi các phương thức như Navigate () hoặc popBackStack (), nó sẽ dịch các lệnh này thành các đoạn code thích hợp tương ứng với loại đích mà bạn đang điều hướng đến. Ví dụ: khi bạn gọi navigate() với đích là một activity, thì NavController sẽ thay mặt bạn gọi startActivity ().
Có một số cách để lấy một đối tượng NavController được liên kết với NavHostFragment của bạn.
Fragment.findNavController()
View.findNavController()
Activity.findNavController(viewId: Int)

 homeBinding.navigateDestinationButton.setOnClickListener{ findNavController().navigate(R.id.flow_step_one_dest, null) }
  • Custom animation cho việc navigate
    Thêm hiệu ứng khi thực hiện navigate giữa các màn hình
val options = navOptions { anim { enter = R.anim.slide_in_right exit = R.anim.slide_out_left popEnter = R.anim.slide_in_left popExit = R.anim.slide_out_right } } homeBinding.navigateDestinationButton.setOnClickListener{ findNavController().navigate(R.id.flow_step_one_dest, null, options) }
  • Navigate sử dụng Action
    Các đường liên kết giữa các activity và fragment trong navigation graph chính là mô tả trực quan nhất về action
<fragment android:id="@+id/home_dest" ...> <action android:id="@+id/next_action" app:destination="@+id/flow_step_one" app:enterAnim="@anim/slide_in_right" app:exitAnim="@anim/slide_out_left" app:popEnterAnim="@anim/slide_in_left" app:popExitAnim="@anim/slide_out_right" />
  • Sử dụng argument để truyền data giữa các thành phần trong ứng dụng
    Navigation component có một plugin Gradle, được gọi là safe args, tạo ra các lớp đối tượng để truy cập an toàn kiểu (safe type) vào các argument được chỉ định cho destination và action
  • Truyền value sử dụng safe argument
    Open the project build.gradle file and notice the safe args plugin:
dependencies { classpath "androidx.navigation:navigation-safe-args-gradle-plugin:$navigationVersion" //... }

Open the app/build.gradle file and notice the applied plugin:

apply plugin: 'com.android.application'
apply plugin: 'kotlin-android'
apply plugin: 'androidx.navigation.safeargs.kotlin' android { //...
}

và sau đó bạn hoàn toàn có thể sử dụng <argument> bên trong navigate file của bạn

<fragment android:id="@+id/flow_step_one_dest" android:name="com.example.android.codelabs.navigation.FlowStepFragment" tools:layout="@layout/flow_step_one_fragment"> <argument android:name="flowStepNumber" app:argType="integer" android:defaultValue="1"/> <action...> </action>
</fragment>
  • Xử lí deeplink với một destination
    Navigation component cũng bao gồm hỗ trợ việc sử dụng Deeplink. Deeplink là một cách để nhảy vào giữa việc điều hướng trong ứng dụng của bạn, cho dù đó là từ một liên kết URL hay một intent đang chờ xử lý từ notification

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Học Flutter từ cơ bản đến nâng cao. Phần 1: Làm quen cô nàng Flutter

Lời mở đầu. Gần đây, Flutter nổi lên và được Google PR như một xu thế của lập trình di động vậy.

0 0 281

- vừa được xem lúc

Học Flutter từ cơ bản đến nâng cao. Phần 3: Lột trần cô nàng Flutter, BuildContext là gì?

Lời mở đầu. Màn làm quen cô nàng FLutter ở Phần 1 đã gieo rắc vào đầu chúng ta quá nhiều điều bí ẩn về nàng Flutter.

0 0 206

- vừa được xem lúc

[Android] Hiển thị Activity trên màn hình khóa - Show Activity over lock screen

Xin chào các bạn, Hôm nay là 30 tết rồi, ngồi ngắm trời chờ đón giao thừa, trong lúc rảnh rỗi mình quyết định ngồi viết bài sau 1 thời gian vắng bóng. .

0 0 107

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu Proguard trong Android

1. Proguard là gì . Cụ thể nó giúp ứng dụng của chúng ta:. .

0 0 100

- vừa được xem lúc

Làm ứng dụng học toán đơn giản với React Native - Phần 6

Chào các bạn một năm mới an khang thịnh vượng, dồi dào sức khỏe. Lại là mình đây Đây là link app mà các bạn đang theo dõi :3 https://play.google.com/store/apps/details?id=com.

0 0 68

- vừa được xem lúc

20 Plugin hữu ích cho Android Studio

1. CodeGlance. Plugin này sẽ nhúng một minimap vào editor cùng với thanh cuộn cũng khá là lớn. Nó sẽ giúp chúng ta xem trước bộ khung của code và cho phép điều hướng đến đoạn code mà ta mong muốn một cách nhanh chóng.

0 0 315