- vừa được xem lúc

Open source SSG - Cá nhân hóa website cùng Static Site Generator

0 0 18

Người đăng: Hoang Nguyen Tan Dung

Theo Viblo Asia

1. Giới thiệu

Một ngày đẹp trời, mình tình cờ vấp phải That IELTS Guide 🌱 của thầy Quang. Mình nghĩ, chắc cũng là một kiểu build blog cá nhân, như các bạn Content/Copywriter vẫn hay dùng, sử dụng các dịch vụ như Wordpress, Weebly,... Đối với các dịch vụ CMS - Content Management System, tuy bản thân là open-source, nhưng các theme và template của chúng thì lại không. Do đó, ta không thể nào cá nhân hóa trang web 100% như mong muốn.

Khác với Dynamic Site như trên (bao gồm cả server và client), mình xin giới thiệu với các bạn SSG - Static Site Generator. Đối với một trang web cá nhân, một trang web "tĩnh" sẽ được ưu tiên hơn là một trang web động, nghĩa là sẽ không có database, không có log, có thể cho phép bình luận, nhưng bởi không có server-side nên không có real-time notification được trả về, v.v..

Dù không linh hoạt như một web động, web tĩnh vẫn được sử dụng rộng rãi là có lý do riêng:

  • Tốc độ : web tĩnh được load rất nhanh, tất cả mọi thứ ở phía client đều đã được pre-built.
  • Tùy biến : có thể custom design của template dễ dàng, chỉ cần chút HTML, CSS, và JavaScript cơ bản.
  • Chi phí : không cần phải bảo trì hay quản lý một database phức tạp (bởi làm gì có database).
  • Bảo mật : Vâng, chẳng ai đi hack một trang web tĩnh cả.

Tất nhiên chúng ta không build-from-scratch mà sẽ sử dụng những template có sẵn. Trong bài viết này, mình sẽ sử dụng framework Hugo.

2. Cài đặt

Trước tiên, tải bản release mới nhất của Hugo tại đây.

Sau khi giải nén, bạn sẽ nhận được một file hugo.exe, hãy thêm đường dẫn chứa file này vào PATH environment variables.

Sau khi thêm xong, hãy check thử version của Hugo khi cd tại bất kỳ đâu trong terminal :

>>> hugo version


Nếu check thành công, vào việc.

2.1 Tạo Project

Mở VS Code, chúng ta sẽ tạo ra một folder qua lệnh dưới đây. Mình sẽ gọi nó là root folder (folder gốc):

>>> hugo new site tên_muốn_đặt_cho_root_folder


Bên trong, một vài folder rỗng đồng thời cũng được tạo ra, cũng là nơi ta sẽ đưa vào các nội dung, hình ảnh,... Mình sẽ lấp đầy chúng trong chốt lát.

2.2 Chọn Theme

Cùng chọn cho mình một theme tùy thích tại kho Themes của Hugo.

Chẳng hạn, mình chọn theme Stack, các bạn có thể tham khảo theme này tại Sound Engineering, một static site của bạn mình cũng sử dụng framework này.

Tùy vào theme sẽ có phần Demo (hoặc không) để các bạn xem thử, nếu ưng ý, chạy lệnh git sau tại root folder:

>>> cd themes
>>> git clone https://github.com/CaiJimmy/hugo-theme-stack.git cú pháp sẽ trông như dưới đây: git clone https://github.com/url_của_theme_trên_github.git 


Trường hợp khác, nếu mọi người không thể clone về được (như mình chẳng hạn 😶 do proxy công ty), chỉ việc tải trực tiếp folder zip của theme đó qua nút Download trong hình (hoặc tại link git).

2.3 Cấu trúc cơ bản của một Theme

Một theme (chủ đề), bao gồm nhiều thành phần như tone màu chủ đạo, menu, font chữ, kiểu bo góc,... đồng điệu với nhau.
Ta cần chú ý đến một file gọi là file ⚙️config. Đây sẽ là file dùng để chỉnh sửa nhanh những gì nổi bật nhất của một theme.

File config tồn tại dưới 3 đuôi khác nhau gồm .toml .yaml hoặc .json tuỳ vào sở thích của tác giả, nhưng chung quy lại chúng chỉ khác nhau về cú pháp mà thôi.


Dưới đây là cấu trúc cơ bản của file config.toml bên trong folder 📁exampleSite (đã được mình lược bớt). Tùy vào nhu cầu hiển thị của bạn nên cứ vọc vạch đi nhé.

baseURL = "https://example.org/" # Tên theme nếu không giống tên folder theme thì sẽ không tìm được.
theme = "tên_folder_theme" # Tiêu đề website
title = "Dũng đẹp trai" # Mã ngôn ngữ theo ISO 639 ["en", "vi", "fr", "pl", ...]
languageCode = "en" # Tên ngôn ngữ ["English", "Vietlam", "Français", "Polski", ...]
languageName = "English" # Thông tin tác giả
[author] name = "tên" email = "meo" link = "linh" # Menu: tương tự mục hình ảnh, video, bạn bè trên facebook.
[menu] [[menu.main]] weight = 1 identifier = "posts" pre = "" post = "" name = "📜Bài viết" # hover vào name sẽ thấy title url = "/posts/" title = "Dũng" [[menu.main]] weight = 2 identifier = "tags" pre = "" post = "" name = "🏷️Thẻ" url = "/tags/" title = "đẹp" [[menu.main]] weight = 3 identifier = "categories" pre = "" post = "" name = "📁Mục" url = "/categories/" title = "trai"




2.4 Khởi chạy trên local

Ban nãy, khi bạn tạo ra các folder rỗng bên trong root folder, một file config cũng được tạo ra, nhớ thêm vào file này dòng theme = 'tên_folder_theme' nhé. Sau đó:

>>> hugo server



Truy cập vào localhost:1313.

Oops, sao trống hoác thế này.

Để xem thử một website hoàn chỉnh, chúng ta sẽ trỏ sang 📁exampleSite (một subfoler bên trong theme các bạn vừa clone về), chính là trang web mà mọi người thấy khi nhấn vào nút Demo ban nãy. Thử lại nào:

>>> cd themes\tên_theme\exampleSite
>>> hugo server


Và.. ​

Thông thường, với mỗi file index.ngôn_ngữ.md bên trong thư mục posts (tượng trưng cho từng bài viết trên web), sẽ có một dòng lệnh như thế nàydraft: false. Nếu giá trị của nó làtrue, nghĩa là post đó đang được lưu ở dạng nháp, nó sẽ không hiện lên web.


Do đó, nếu cảm thấy một vài post biến mất, ta có thể ép chúng xuất hiện bằng cách gõ lệnh dưới đây:

hugo server -D


Tuy vậy, nếu muốn chúng luôn luôn xuất hiện sau khi đã deploy trang web hẳn hoi, nhớ vào code sửa lại thành false cho chắc kèo nhé.

3. Tùy chỉnh

3.1 Viết Blog thôi nào !

Trông thì cũng đẹp đấy, nhưng nếu chúng ta muốn viết content cho riêng mình thì phải làm thế nào ? Hiện tại ta đang ở 📁exampleSite, cd lùi lại 3 level để quay về root folder:

>>> cd ../../../



Trỏ vào 📁content, tạo một vài subfolder và một file markdown :

>>> cd content
>>> mkdir posts
>>> mkdir tên_blog_muốn_đặt
>>> hugo new tên_file_markdown_muốn_đặt.md






Ơ mà khoan, markdown là gì cơ ?



3.2 Markdown

Ví dụ, mình mở một file .md bất kỳ theo đường dẫn dưới đây :

📁exampleSite>📁content>📁posts>📁tên_folder_bài_viết>index.ngôn_ngữ.md

---
weight: 1
title: "[HUGO] - Mình Có Một Thằng Mentor Hay Trốn Việc" date: 2022-10-12T22:29:01+08:00
lastmod: 2022-15-06T21:29:01+08:00
draft: false
author: " Dũng Học Giỏi"
authorLink: "https://www.facebook.com/queo.stn/"
description: "!" images: []
resources:
- name: "featured-image" src: "featured-image.png" tags: ["web", "tutorial]
categories: ["tài liệu"] lightgallery: true toc: auto: false
--- Bên trên là phần tiêu đề, để viết nội dung thì chỉ cần tiếp tục viết thôi.
v.v.. NỘI DUNG v.v.. 


Đây chính là file chứa toàn bộ nội dung của một bài viết. Mỗi khi nhấn vào một bài viết bất kỳ trên Dũng Học Giỏi, tất cả content mà bạn đọc được khi lăn chuột, đều được mình thủ công viết dưới dạng markdown, bao gồm cả table, hiệu ứng in đậm in nghiêng, các đề mục và cả đường link. Điều này tương tự cho các bài viết mà bạn đọc trên Viblo.

3.3 Custom theme

Nếu bạn muốn trùng tu cho trang web của mình, chỉ cần một chút kiến thức về css/scss. Bên trong folder 📁themes sẽ chứa một số subfolder quan trọng như :

Folder Chứa các file
assets CSS
SCSS
JS
layouts HTML
static font chữ
i18n ngôn ngữ


Hoặc, bạn có thể inspect các element trên site để tìm thông tin của chúng dễ dàng hơn trong root folder.

3.4 Ngôn ngữ tương thích

Thông thường, các mục của một trang web có thể thay đổi được ngôn ngữ, riêng content thì tuỳ vào tác giả có dịch tay hay không.

Điều này có thể thực hiện bằng cách sử dụng các file "ngôn_ngữ".toml bên trong folder i18n.

4. Web Hosting

Công đoạn cuối cùng, chúng ta sẽ đưa web lên server nhé.

4.1 Đưa web lên server

Chúng ta sẽ cần một server để host trang web. Có khá nhiều lựa chọn như GitHub, GitLab, Netlify, Firebase,... Trong bài viết lần này mình sẽ chọn GitHub.

GitHub cung cấp một tên miền miễn phí đối với mỗi user như sau :tên_user.github.io. Ta sẽ tạo một repo mới trên GitHub, đặt tên giống với tên miền trên. Ví dụ như du4ng.github.io

​Tại root folder, gõ :

>>> hugo


Folder 📁public sẽ được tạo ra, đây sẽ là nơi chứa toàn bộ những gì sẽ hiển thị trên server, được generate từ một số folder nhất định. Vì vậy, cấu trúc file sẽ khá khác với cấu trúc trên local.

Bước cuối cùng, chúng ta sẽ push mọi thứ bên trong folder này lên trên repo vừa tạo.

>>> cd public
>>> git init
>>> git remote add origin https://github.com/tên_user/tên_user.github.io.git
>>> git add .
>>> git commit -m "first commit"
>>> git push origin master


Tất cả file bên trong 📁public lúc này đã được đẩy lên repo. Chờ vài phút, trang web của các bạn sẽ xuất hiện khi ta nhập tên_user.github.io vào thanh URL trên trình duyệt.



4.2 Thay hình đổi dạng

Nhưng, dùng tên miền như vậy sẽ khá là củ chuối và bị người khác đánh giá đấy. Có rất nhiều đơn vị cung cấp tên miền uy tín như Namecheap, GoDaddy, BlueHost,... Các bạn có thể tham khảo các đuôi phổ biến sau:

Trả phí Miễn phí
.com .dev. org .edu .vn .net .tk .cf .gq .ga


Mình chọn Freenom vì giao diện và thao tác tại đây khá đơn giản. Chi tiết cách để tậu cho mình một tên miền qua bất kỳ đơn vị nào, các bạn có thể tra Google vì tùy đơn vị sẽ có cách đăng ký khác nhau.


​ Lấy ví dụ về tên miền mà GitHub cung cấp sẵn, ta thử truy vấn đến du4ng.github.io qua Dig - một DNS Lookupcủa Google. Kết quả trả về như sau:


Kết quả nhận được là một bản ghi A (A Record) bao gồm bốn địa chỉ IP. Các địa chỉ này chính là IP của GitHub Pages, nơi mà trang web của các bạn đang được host. Mỗi lần các bạn gõ tên_user.github.io vào thanh URL của trình duyệt, tên miền này sẽ được phân giải thành một trong bốn IP trên, trỏ đến GitHub Pages của các bạn.



Chúng ta sẽ làm một động tác, tương tự như nguyên lý ban nãy, dùng custom domain để trỏ đến bốn địa chỉ IP. Ta sẽ modify tên miền trên Freenom, tiến hành nhập bốn địa chỉ vào bốn dòng tương ứng tại cột Target:

185.199.108.153 185.199.109.153 185.199.110.153 185.199.111.153



Tại repo, tìm đến ⚙️Settings, nhấn vào Pages :

Sau khi nhấn Save, một file CNAME (không đuôi) sẽ được tạo ngay trong repo, với nội dung chỉ vọn vẻn là tên miền custom.

Tại ô Enfore HTTPS (khoảng 24h sau mới tích được) nên các bạn cứ bình tĩnh. Thông thường, các đơn vị cung cấp tên miền miễn phí chỉ hỗ trợ HTTP, nên nếu bạn truy cập web từ Facebook thì có thể gặp filter cho insecure sites của Facebook đấy.

Và thế là hết !

5. KẾT

Tương truyền rằng, Nguyen Dang Quang còn học thêm thêm cả JavaScript, tận dụng GPT để lôi API về build thêm các site khác phục vụ cho mục đích dạy IELTS của thầy.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Cách tạo một trang blog cá nhân miễn phí dành cho dev

Vào một ngày đẹp trời, bỗng dưng mình nảy ra ý định làm một trang blog cá nhân thay vì viết Blog trên các nền tảng có sẵn. .

0 0 42

- vừa được xem lúc

Xây dựng website cá nhân với Hugo và GitHub

Ý tưởng. Dự án xây dựng một trang web cá nhân là một ý tưởng đã từng ở trong đầu mình từ rất lâu.

0 0 21

- vừa được xem lúc

Xây dựng Hugo Website bằng các dịch vụ của AWS

Ý tưởng. Hôm trước có lên bài về việc tạo static web với Hugo với công cụ là Github và Github Action, chúng ta có thể thực hiện tương tự với các dịch vụ của AWS.

0 0 22