- vừa được xem lúc

Product Manager/Owner cần học gì? – Part 1

0 0 35

Người đăng: Võ Cao Sơn

Theo Viblo Asia

Product Management là một trong những công việc khó khăn nhất mình đã từng trải nghiệm. Đặc biệt là khi mới bắt đầu. Có hai lý do. Thứ nhất, công việc này đòi hỏi một bộ kỹ năng rất đa dạng. Thứ hai, công việc này cực kỳ mông lung. Vậy chúng ta cần học những kỹ năng gì để trở thành Product Manager/Owner?

Hard skills cho Product Manager

Hard skills mình định nghĩa là những kỹ năng cơ bản nhất mà một người làm Product thuần thục. Hard skills của thợ xây là xây, sửa. Hard skills của developer là kỹ năng code, ngôn ngữ lập trình, frameworks… Vậy hard skills của một người làm product là gì?

User Development

Nếu như bạn đã đọc bài viết product management là gì?, bạn sẽ biết đến thuật ngữ “Problem Space”. Problem Space là giai đoạn bao gồm các công việc giúp bạn hiểu vấn đề của thị trường, vấn đề của users, vấn đề của sản phẩm, từ đó đưa ra các vấn đề cần giải quyết. Giai đoạn này đỏi hỏi những kỹ năng rất đặc thù.

Research skills

Một trong những kỹ năng cứng quan trọng nhất khi làm product là Research. Bạn cần research mọi thứ từ markets, competitors, users… Research dễ bị nhầm với việc “đọc” – chỉ việc đọc thôi thì cần gì skill đúng không?

Không hẳn là đọc đâu. Điều quan trọng nhất khi research là cần có kỹ năng trừu tượng hoá thông tin lên thành những insight có ý nghĩa. Ví dụ khi research đối thủ, nếu chỉ biết đối thủ có những tính năng gì thôi thì ai chẳng làm được đúng không? Nhưng người product research giỏi là người ngoài biết được đối thủ có những tính năng gì thì còn hiểu rõ tại sao họ lại làm những tính năng đó, họ đang hướng tới điều gì, đang target tập users nào…

Hoặc khi làm User Research, user sẽ nói cho chúng ta biết họ cần tính năng gì rồi ta chỉ cần đem về cho đội dev làm thôi hay sao? Nob, họ sẽ nói trời nói đất về những vấn đề họ gặp, về những mong muốn của họ… Bạn, người đang làm user research cần có kỹ năng khai thác thông tin, sau đó trừu tượng hoá mớ thông tin hỗn độn khai thác được thành những insight có ý nghĩa để quyết định cần làm gì tiếp theo.

Business sense

Không cần đến mức phải học MBA đâu.

PM là một công việc yêu cầu “outcome” thay vì “output”. Output là làm ra một feature, Outcome là feature đó đem lại giá trị gì cho sản phẩm. Outcome thường gắn với hiệu quả hoạt động của sản phẩm, của business như user base, revenue, budget… Như vậy hiểu một số mô hình kinh doanh, mô hình kiếm tiền sẽ giúp công việc dễ dàng hơn.

Một số keyword như Revenue, Budget, Profit, ROI… Vision, Strategy, Roadmap… Những kiến thức cơ bản về kinh doanh vậy thôi.

Data skills

Thật ra cũng không đến mức phải master data như một Data Scientist đâu.

Khi làm product, data sẽ đến từ nhiều nguồn khác nhau. Có thể là quantitative data lưu lại quá trình user sử dụng sản phẩm, hoặc qualitative data thông qua user interview, survey… PM/PO cần hiểu cách làm việc với data. Cơ bản thì làm việc với data gồm vài bước: collect data, clean data, export data, analyze data, visualize data.

Ví dụ, giả sử mình build một feature mới cho app của mình. Làm sao để biết feature có thành công hay không? Phải dùng data chứ. Như vậy mình cần define như thế nào thì gọi là thành công? Dùng những chỉ số nào để đo đạc? Khi feature đã được user sử dụng thì mình cần export, analyze, visualize data xem hiệu quả như thế nào?

Data Analysis, Data-Driven là một vài keyword nếu bạn muốn tìm hiểu thêm.

Software Development

Sau khi định nghĩa rõ được vấn đề, ta sẽ sang giai đoạn tiếp theo – “Solution Space”. Đây là giai đoạn product team thật sự đưa tính săng sản phẩm ra thị trường. Đây là một bước cực kỳ tốn năng lượng, đòi hiểu nhiều bộ kỹ năng khác nhau.

User Experience

Công việc của PM bao gồm hợp tác với UX designer để thiết kế flow cho sản phẩm. Người làm product cần nắm vững một số process thiết kế UX, một số tiêu chuẩn design nhất định. Bạn sẽ làm quen dần với một số thuật ngữ UX như user personas, user empathy… Nói chung khá là sách vở.

Quan trọng nhất là cần hiểu user, hiểu sản phẩm và có Design Sense. Xây dựng Design Sense bằng cách sử dụng, xem thật nhiều sản phẩm có design chất lượng.

Software Project Management

Xoay quanh việc làm sao để đưa feature/ sản phẩm ra thực tế. Bạn cần có kỹ năng quan lý dự án, kỹ năng làm việc với anh em developer. Xa hơn là một số phương pháp luận (Methodology) trong phát triển phần mềm như Agile… Một số method cụ thể như Scrum, Kanban… Cá nhân mình nghĩ đây là một kỹ năng thực chiến, phải ra trận mới học được.

Technical skills

Bạn không cần biết code (mặc dù mình nghĩ bạn nên học, code là một kỹ năng tuyệt vời). Bạn chỉ cần hiểu các concept kỹ thuật mà đội tech đang sử dụng. Ví dụ như team bạn đang build một ứng dụng thì bạn cần hiểu một ứng dụng vận hành như thế nào? Ví dụ như khái niệm về Client-Server, khái niệm về API… Cơ bản là bạn cần có đủ khả năng kỹ thuật để hiểu, giao tiếp, hợp tác với đội tech. Không thể ông nói gà bà hiểu vịt được.

Kết

Như vậy trong bài này mình đã giới thiệu một số Hard skills mà một người làm Product cần có. Tất nhiên là cần rất nhiều skills khác, nhưng khi mới bắt đầu thì chỉ cần như vậy thôi.

PM là một trong số ít công việc mà đôi khi Soft Skills đóng góp vai trò quan trọng hơn Hard skills. Đơn cử là dù ideas, features của bạn có hay ho đến bao nhiêu mà bạn không thuyết phục được sếp, được team thực hiện thì cũng không có ích gì cả. Trong phần 2, mình sẽ tiếp tục với những soft skills quan trọng bậc nhất của PM.

Xem thêm nhiều bài tiết tại: https://simpleproductmind.com

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Product Management cơ bản 3: Product management là gì? - phần 1

Bài viết gốc: https://simpleproductmind.com/product-management-co-ban-3-product-management-la-gi-phan-1/.

0 0 28

- vừa được xem lúc

4 websites giúp bạn trở thành một Product Owner chất hơn

Thông Tin luôn là trợ thủ đắc lực nhất của một người làm Product. Biết càng nhiều mảng kiến thức, cập nhật càng nhiều thông tin thị trường thì ta càng có nhiều dữ kiện để xử lý vấn đề hơn.

0 0 39

- vừa được xem lúc

Một số chỉ số quan trọng cho một mobile app

Xem thêm nhiều bài viết tại: https://simpleproductmind.com.

0 0 29

- vừa được xem lúc

Product Sense: hãy giải quyết đúng vấn đề

Product Sense = giải quyết đúng vấn đề. Nhưng quan trọng hơn hết là tìm ra vấn đề cốt lõi cần được giải quyết.

0 0 34

- vừa được xem lúc

5 bước tự học học Product Management

Không có cơ sở đào tạo chính quy nào ở Việt Nam đào tạo Product Management. Đa phần PM/PO đều là các bạn nhảy từ một lĩnh vực khác sang.

0 0 44

- vừa được xem lúc

Technical Skills cho Product Manager, Product Owner

Trong quá trình mentor cho các bạn mới học làm Product Management. Sơn thường nhận được những câu hỏi dạng “PM có cần biết code không?”, “PM có cần biết SQL không?”….

0 0 27