Phân tích rủi ro là gì?
Phân tích rủi ro trong quản trị dự án là một tập hợp của các quy trình nhằm nhận diện những yếu tố có thể ảnh hưởng tới sự thành công của dự án. Những quy trình này bao gồm việc nhận diện rủi ro, phân tích rủi ro, quản lý và kiểm soát rủi ro. Việc phân tích rủi ro một cách kỹ lưỡng có thể giúp kiểm soát các sự kiện trong tương lai, mà những sự kiện này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tổng thể dự án. Quy trình này có thiên hướng chủ động (pro-active) thay vì thụ động (reactive).
Quản lý rủi ro như thế nào?
Quản lý rủi ro trong dự án phần mềm thường bao gồm những hoạt động sau:
Lập kế hoạch quản lý rủi ro
Đây là quá trình định nghĩa việc quản lý rủi ro sẽ được thực hiện như thế nào ở trong dự án, bao gồm:
- Định nghĩa cho các cấp độ của tham số rủi ro
- Định nghĩa về cách thức ghi nhận, lưu trữ, báo cáo về tình trạng rủi ro
- Định nghĩa về vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong quản lý rủi ro
Xác định rủi ro
Thông tin đầu vào cho việc xác định rủi ro có thể bao gồm:
Phát biểu về phạm vi của dự án Kế hoạch quản lý chi phí của dự án Kế hoạch quản lý lịch trình thực hiện dự án Kế hoạch quản lý về nhân sự của dự án Danh sách các bên liên quan Yếu tố môi trường tổ chức Tài sản quy trình của tổ chức Danh sách các giả định của dự án Danh sách các ràng buộc và phụ thuộc trọng yếu của dự án Công nghệ của dự án
Phân tích định tính rủi ro
Đây là quy trình xác định mức độ ưu tiên để phân tích kỹ hơn về rủi ro của dự án thông qua việc đánh giá khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng. Quá trình này giúp cho quản lý dự án có thể sàng lọc bớt những rủi ro ở mức độ ưu tiên thấp, và tập trung nhiều hơn vào những rủi ro ở mức độ ưu tiên cao. Việc lên kế hoạch quản lý rủi ro nên được thực hiện ở giai đoạn đầu của dự án, và có thể ảnh hưởng đến nhiều yếu tố như: thời gian, chi phí, phạm vi, chất lượng,...
Phân tích định lượng rủi ro
Đây là quá trình đánh giá dựa trên số liệu về mức độ ảnh hưởng của rủi ro đối với mục tiêu chung của dự án. Điều này nhằm giảm thiểu tối đa những điều không chắc chắn, và việc phân tích này sẽ giúp ích cho quá trình ra quyết định.
Lập kế hoạch đối ứng với rủi ro
Dựa trên chiến lược quản lý rủi ro (Giảm thiểu / Tránh né / Chuyển giao / Chấp nhận), quản trị dự án và các bên liên quan lập kế hoạch đối ứng với từng rủi ro cụ thể, bao gồm:
- Hành động đối ứng là gì
- Ai là người thực hiện
- Thời điểm thực hiện
- Trigger để đánh giá rủi ro đã trở thành vấn đề hay chưa
Kiểm soát và báo cáo trạng thái của rủi ro
Định kỳ đánh giá lại:
- Các tham số rủi ro: Khả năng xảy ra, Mức độ ảnh hưởng để quyết định có cần cập nhật giá trị cho các tham số này hay không?
- Deadline thực hiện các hành động đối ứng
- Người thực hiện hành động đối ứng và liên lạc với các bên liên quan.
Lưu ý:
- Các hoạt động này có thể lặp đi lặp lại xuyên suốt quá trình thực hiện dự án (phân tích xem có rủi ro mới phát sinh không, đánh giá rủi ro, kiểm soát và báo cáo rủi ro)