- vừa được xem lúc

React Hooks + Context API = Redux?

0 0 305

Người đăng: Chu Thị Thơm

Theo Viblo Asia

Khi làm việc với Redux, nó yêu cầu một lượng code lớn. Và điều này có thể khiến mã nguồn của chúng ta trở nên rất phức tạp và khó bảo trì.

Vấn đề trên khiến Redux trở thành một giải pháp không hoàn hảo để quản lý state trong các ứng dụng React. Nhưng đa số các lập trình viên React hiện này đều mặc định sử dụng Redux để quản lý state mà không cân nhắc đến việc tìm kiếm các giải pháp thay thế khác.

Kết hợp HooksReact Context API thực sự sẽ là một lựa chọn đáng được xem xét bởi những lý do sau.

Tại sao cần một công cụ quản lý State trong React?

Trong React, cách để giao tiếp dữ liệu giữa các component đều phải thông qua việc sử dụng prop (prop drilling). Vì React không có state toàn cục để các component có thể cùng truy cập được.

Ví dụ: Bạn muốn chuyền dữ liệu từ một component cha đến một component con cấp thứ 5, bạn sẽ phải chuyền dữ liệu này như một prop cho mỗi component con mà nó đi qua cho tới khi đến được component con mà bạn muốn.

Điều này dẫn đến việc phải viết thêm rất nhiều mã bổ sung và chuyền các props cho các components mà chúng có thể sẽ không bao giờ sử dụng đến.

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần một cách để cung cấp state toàn cục mà tất cả các components đều có thể truy cập được bất kể chúng được lồng nhau đến mức nào. Redux là một thư viện JavaScript mã nguồn mở để quản lý các state, và nó đã trở thành giải pháp phù hợp cho các nhà phát triển React.

Tại sao lại là Reatc Hooks và Context API?

Redux hoạt động khá tốt, và có nhiều ưu điểm ở một mức độ nào đó khi quản lý state trong ứng dụng React. Nhưng thực sự nó khá rườm rà và cần rất nhiều mã bổ sung để có thể hoạt động chính xác trong ứng dụng, điều này dẫn đến nhiều sự phức tạp không cần thiết.

Mặt khác, với useContext APIHooks, không cần cài đặt thêm các thư viện ngoài hay thêm các tệp và thư mục khác để ứng dụng hoạt động. Cách này đơn giản và dễ dàng hơn nhiều khi xử lý quản lý state toàn cục trong các ứng dụng React.

Redux là gì?

Tài liệu Redux mô tả nó như một container chứa state có thể dự đoán cho các ứng dụng JavaScript, giúp chúng ta viết các mã nhất quán, chạy trong nhiều môi trường khác nhau và dễ dàng kiểm thử.

Một nhược điểm của prop drilling là cần phải viết một lượng lớn mã bổ sung để truy cập dữ liệu từ một component cấp cao hơn.

Với Redux, nhược điểm này trở nên nghiêm trọng hơn vì tất cả mã bổ sung mà nó yêu cầu để thiết lập state toàn cục thậm chí còn phức tạp hơn thế. Redux yêu cầu ba phần chính: Actions, Reducersstore.

Actions

Đây là các đối tượng được sử dụng để gửi dữ liệu đến store.

Chúng thường có hai thuộc tính:

  • type: để mô tả hành động sẽ thực hiện. Nó thường được viết hoa toàn bộ với các từ được phân tách bằng dấu gạch dưới.
  • payload: chứa thông tin cần được thay đổi trong state.

Ví dụ,

const ADD_PRODUCT_TO_CART = 'ADD_PRODUCT_TO_CART' const addProductToCart = product => { return dispatch => { setTimeout(() => { dispatch({ type: ADD_PRODUCT_TO_CART, payload: product, }) }, 500) }
}
export default addProductToCart;

Reducers

Đây là những function để thực hiện hành vi action. Chúng có state ứng dụng hiện tại, thực hiện một action và sau đó trả về state mới:

Ví dụ,

import {ADD_PRODUCT_TO_CART} from './actions' const initialState = { products: [ { id: 'a1', title: 'Book', price: 30 }, { id: 'a2', title: 'Pen', price: 5 } ], cart: [],
} const shopReducer = (state = initialState, action) => { switch (action.type) { case ADD_PRODUCT_TO_CART: return { ...state, cart: updatedCart } default: return state }
} export default shopReducer;

Store

Store là nơi chứa state của ứng dụng. Một ứng dụng React chỉ có một Store.

import { createStore} from 'redux' const store = createStore(Provier);

Vì ứng dụng của chúng ta chỉ có thể có một store, nên để tạo một reducer gốc duy nhất cho tất cả các components, chúng ta sẽ cần phương thức connectReducers từ Redux.

Với quá trình dài và lượng mã đáng kể cần thiết để thiết lập Redux, hãy tưởng tượng codebase của chúng ta sẽ như thế nào khi làm việc cùng nhiều components.

Mặc dù Redux giải quyết được vấn đề quản lý state, nhưng để sử dụng nó thì thực sự tốn khá nhiều thời gian, học tập khó và đưa ra một layer hoàn toàn mới và phức tạp cho ứng dụng của chúng ta.

Context API giải quyết được vấn đề này. Khi kết hợp với Hooks, chúng ta có một giải pháp quản lý state ít tốn thời gian hơn khi cài đặt, học tập dễ dàng và yêu cầu ít mã hơn.

Context API là gì?

Context API mới đi kèm với React 16.3, cho phép chia sẻ dữ liệu "toàn cầu” cho một cây các components React, như current authenticated user, theme, hay ngôn ngữ.

Trong tài liệu chính của React, có giải thích

Context cung cấp một cách để chuyền dữ liệu qua cây component mà không phải chuyển các props xuống theo cách thủ công ở mọi cấp độ.

Context API là cách React quản lý state trong nhiều components không được kết nối trực tiếp.

Để tạo một context, sử dụng phương thức createContext từ React, phương thức này chấp nhận một tham số cho giá trị mặc định của nó:

import React from 'react'; const newContext = React.createContext({ color: 'black' });

Phương thức createContext trả về một đối tượng với components ProviderConsumer:

const { Provider, Consumer } = newContext;
  • Provider là component có chức năng khiến state "khả dụng" cho tất cả các components con, bất kể chúng được lồng nhau như thế nào trong phân cấp component. Provider nhận một prop value. Đây là nơi chúng tôi sẽ chuyển value hiện tại:
<Provider value={color: 'blue'}> {children}
</Provider>
  • Consumer, như tên gọi của nó, sử dụng dữ liệu từ Provider mà không cần prop drilling:
<Consumer> {value => <span>{value}</span>}}
</Consumer>

Nếu không có Hooks, Context API có vẻ không giống lắm khi so sánh với Redux, nhưng kết hợp với useReducer Hook, chúng ta có một giải pháp để giải quyết vấn đề quản lý state.

React Hooks là gì?

Hooks là một loại function cho phép thực thi mã tùy chỉnh. Trong React, Hooks là các functions đặc biệt cho phép chúng ta “khai thác” các tính năng cốt lõi của nó.

React Hooks cung cấp một giải pháp thay thế cho việc viết các component class-based bằng cách cho phép chúng ta xử lý dễ dàng việc quản lý state từ các functional component.

useContext

Nếu chú ý, khi giải thích Context API, chúng ta cần gói nội dung của mình trong Consumer và sau đó chuyền một hàm như con để có thể truy cập (hoặc sử dụng) state.

Cái này đưa ra các component lồng nhau không cần thiết và làm tăng độ phức tạp của mã code.

useContext sẽ khiến cho mọi thứ "đẹp" và đơn giản hơn rất nhiều. Để truy cập state, cần gọi useContext với context đã tạo, như là một đối số:

const newContext = React.createContext({ color: 'black' }); const value = useContext(newContext); console.log(value);
// { color: 'black' }

Bây giờ, thay vì gói nội dung trong Consumer, chúng ta có thể chỉ cần truy cập state thông qua biến value.

useReducer

useReducer đi kèm với React 16.8. Cũng giống như phương thức reduce() trong JavaScript, useReducer nhận hai giá trị làm đối số của nó - một hàm reducer và một state khởi tạo - và sau đó trả về một state mới:

const [state, dispatch] = useReducer((state, action) => { const { type } = action; switch(action) { case 'action description': const newState = ... // do something with the action return newState; default: throw new Error() }
}, []);

Trong đoạn code trên, chúng ta đã xác định state và một phương thức tương ứng, dispatch để xử lý nó. Khi chúng ta gọi phương thức này, useReducer() sẽ thực hiện một action dựa trên type mà phương thức của chúng ta nhận được trong đối số action của nó:

...
return ( <button onClick={() => dispatch({ type: 'action type'})}> </button>
)

useReducer + Context API

Setup store

Bây giờ chúng ta đã biết cách Context APIuseReducer hoạt động riêng lẻ, hãy cùng xem điều gì sẽ xảy ra khi kết hợp chúng để có được giải pháp quản lý state toàn cục lý tưởng.

Tạo state toàn cục trong file store.js:

import React, {createContext, useReducer} from 'react'; const initialState = {};
const store = createContext(initialState);
const { Provider } = store; const StateProvider = ( { children } ) => { const [state, dispatch] = useReducer((state, action) => { switch(action.type) { case 'action description': const newState = ... // do something with the action return newState; default: throw new Error(); }; }, initialState); return <Provider value={{state, dispatch}}>{children}</Provider>;
}; export { store, StateProvider }

Trong file store.js, sử dụng phương thức createContext() để tạo một context mới.

Hãy nhớ rằng phương thức createContext() trả về một object có các components ProviderConsumer. Lần này, chúng ta sẽ chỉ sử dụng Provider và sau đó là useContext() khi cần truy cập state.

Lưu ý cách sử dụng useReducer() trong StateProvider. Khi cần thao tác với state, chúng ta sẽ gọi phương thức dispatch và chuyền vào một objecttype mong muốn làm đối số của nó.

Trong StateProvider, trả về component Provider với một prop valuedispatch từ useReducer.

Truy cập state phạm vi toàn cục

Để truy cập state phạm vi toàn cục, chúng ta cần gói <App /> root trong StoreProvider trước khi render nó trong hàm ReactDOM.render():

import React from 'react';
import ReactDOM from 'react-dom';
import App from './App';
import { StateProvider } from './store.js'; const app = ( <StateProvider> <App /> </StateProvider>
); ReactDOM.render(app, document.getElementById('root'));

Bây giờ, context store có thể được truy cập từ bất kỳ component nào trong cây component. Để làm điều này, cần import useContext từ reactstore từ file ./store.js:

// Product.js
import React, { useContext } from 'react';
import { store } from './store.js'; const Product = () => { const globalState = useContext(store); console.log(globalState); };

Thêm, xóa dữ liệu

Để thêm và xóa dữ liệu khỏi state, chúng ta sẽ cần phương thức dispatch từ context store. Chúng ta chỉ cần gọi dispatch và chuyền vào một đối tượng có type làm tham số của nó.

import React, { useContext } from 'react';
import { store } from './store.js'; const Product = () => { const globalState = useContext(store); const { dispatch } = globalState; dispatch({ type: 'action description' })
};

Tham khảo

Redux vs Hooks, Context

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Sử dụng Context trong React theo cách đơn giản nhất

Sử dụng Context trong React theo cách đơn giản nhất. Bạn đã bao giờ gặp trường hợp một Prop được yêu cầu bởi một component ở mọi nơi trong hierarchy tree.

0 0 54

- vừa được xem lúc

Một số lưu ý khi sử dụng React Hook

. Cách tốt nhất để bắt đầu với React hook là học cách sử dụng chúng như thế nào. Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu một số lưu ý thông qua các ví dụ về sai lầm khi sử dụng React hook, và cách khắc phục chúng nhé.

0 0 100

- vừa được xem lúc

React Hook router

Giới thiệu chung. React Router là một thư viện nhẹ cho phép bạn quản lý và xử lý việc định tuyến cho ứng dụng React của mình.

0 0 223

- vừa được xem lúc

Thao tác với các phần tử DOM với React Hook sử dụng useRef()

Xử lý DOM là kỹ thuật căn bản mà mọi lập trình frontend cần nắm, tuy nhiên nhiều anh em không cảm thấy hứng thú khi sử dụng refs. .

0 0 50

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về React Hook: Sử dụng useDebugValue

Trong bài viết hôm này, tôi sẽ giới thiệu các bạn một React Hook tiếp theo, đó là useDebugValue. useDebugValue là gì .

0 0 58

- vừa được xem lúc

Sử dụng useCallback thao tác với DOM element?

Trong React Funtional components khi cần làm việc với DOM element có thể bạn nghĩ ngay đến useRef, trong bài viết này mình chia sẽ bạn một cách khác "lạ à nha" với useCallback . Giới thiệu sơ về useCa

0 0 52