- vừa được xem lúc

Ref và Reactive trong Vue 3

0 0 13

Người đăng: Robin Huy

Theo Viblo Asia

Trong Vue 3 có hai Reactivity API mà dễ làm newbie gây nhầm lẫn khi sử dụng đó là refreactive. Bài viết này mình sẽ hướng dẫn cách sử dụng 2 API trên, kèm một số so sánh với Vue 2 cho những ai mới chuyển từ Vue 2 lên Vue 3.

Ref

Ví dụ đơn giản khi thay đổi một reactive state bằng Vue 2:

<template> <h1>Count: {{ count }}</h1> <button @click="increaseCount">Increase Count</button>
</template> <script>
export default { data() { return { count: 0, }; }, methods: { increaseCount() { this.count++; }, },
};
</script>

Chức năng tương tự nhưng sử dụng ref() trong Vue 3:

<template> <h1>Count: {{ count }}</h1> <button @click="increaseCount">Increase Count</button>
</template> <script>
import {ref} from "vue"; export default { setup() { // Tạo 1 reactive state count = 0 // (count ở đây là một Proxy object chứ không phải number) const count = ref(0); const increaseCount = () => { // Tăng giá trị của count bằng cách cập nhật giá trị thuộc tính value count.value++; }; return { count, increaseCount, }; },
};
</script>

Để hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của ref(), các bạn nên tìm hiểu thêm về Proxy trong Javascript.

Một số chú ý về ref():

  • Chúng ta có thể lưu dữ liệu gì vào ref object cũng được.

  • Ref object là mutable, khi cần thay đổi giá trị thì có thể thay đổi trực tiếp thuộc tính value của nó. Tuy nhiên khi dùng ref object ở template thì chúng ta không cần .value vì nó được tự động unwrap.

Reactive

Trong đa số trường hợp, chúng ta chỉ cần dùng ref() là đủ. Vậy dùng reactive() để làm gì?

reactive() hoạt động tương tự ref() nhưng nó chỉ nhận tham số là object, không nhận các kiểu dữ liệu primitives (number, string, boolean). Và chúng ta thay đổi giá trị của reactive object bằng cách thay đổi các thuộc tính của nó (thay vì thay đổi thuộc tính value như ref). Ví dụ ở trên viết lại bằng reactive():

<template> <h1>Count: {{ state.count }}</h1> <button @click="increaseCount">Increase Count</button>
</template> <script>
import {reactive} from "vue"; export default { setup() { // Tạo 1 reactive state có thuộc tính count = 0 const state = reactive({count: 0}); const increaseCount = () => { // Tăng giá trị của thuộc tính count state.count++; }; return { state, increaseCount, }; },
};
</script>

Về bản chất ref() là một hàm wrap lại reactive (bên trong ref() sử dụng reactive()), nên trong đa số trường hợp chúng ta có thể sử dụng hầu hết ref() cho đồng bộ và đỡ phải nhớ nhiều, chỉ cần chú ý khi thay đổi giá trị của ref object phải thông qua thuộc tính value. Bạn cũng có thể dùng reactive khi muốn tạo 1 state tập trung để đỡ phải tạo nhiều biến, ví dụ:

// Dùng ref()
const isLoading = ref(false);
const isError = ref(false);
const user = ref({ name: "Robin", role: "Admin",
}); // Dùng reactive()
const state = reactive({ isLoading: false, isError: false, user: { name: "Robin", role: "Admin", },
});

Chú ý khi dùng reactive chúng ta chỉ được truyền vào một object và khi update thì sẽ update các thuộc tính của object đó, chứ không dùng phép gán trực tiếp vào reactive object. Ví dụ như sau là sai:

<template> <h1>User name: {{ user.name }}</h1> <h1>User role: {{ user.role }}</h1> <button @click="updateUser">Update</button>
</template> <script>
import {reactive} from "vue"; export default { setup() { // Tạo 1 reactive object user const user = reactive({name: "Robin", role: "Admin"}); const updateUser = () => { // Ví dụ dữ liệu mới lấy từ form, api, ... sau đó update trực tiếp bằng phép gán // Code sai user = {name: "Huy", role: "Staff"}; }; return { user, updateUser, }; },
};
</script>

Ở dòng 20 ví dụ trên là code sai do chúng ta gán giá trị cho biến user thành một object mới. Nếu ở lúc khai báo dùng const thì sẽ báo lỗi luôn, còn nếu dùng let thì code đúng cú pháp nhưng khi bấm nút thì giao diện không update do biến user không còn là reactive object nữa, chỉ là một object bình thường. Có thể sửa lại bằng cách cập nhật từng thuộc tính một:

user.name = "Huy";
user.role = "Staff";

Hoặc sử dụng ref():

<template> <h1>User name: {{ user.name }}</h1> <h1>User role: {{ user.role }}</h1> <button @click="updateUser">Update</button>
</template> <script>
import {ref} from "vue"; export default { setup() { // Tạo 1 ref object user const user = ref({name: "Robin", role: "Admin"}); const updateUser = () => { // Cập nhật ref object qua thuộc tính value user.value = {name: "Huy", role: "Staff"}; }; return { user, updateUser, }; },
};
</script>

Nguồn: https://huydq.dev.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Ví dụ CRUD với Laravel và Vuejs.

1. Cài đặt Laravel. composer create-project --prefer-dist laravel/laravel vuelaravelcrud. .

0 0 141

- vừa được xem lúc

Bài 1: Cài đặt Vue và chạy chương trình Hello world đầu tiên

Ở bài đầu tiên này mình sẽ hướng dẫn các bài cài đặt VueJS vào project Laravel, sau đó chúng ta sẽ cùng xem những thứ cơ bản của Vue nhé. Vì Laravel đã hỗ trợ tích hợp VueJS nên việc cài đặt của chúng ta sẽ hết sức đơn giản.

0 0 125

- vừa được xem lúc

Lazy loading and code splitting in Vue.js

Việc giữ cho ứng dụng của bạn tải nhanh ngày càng khó hơn. Trong loạt bài này, tôi sẽ đi sâu vào các kỹ thuật tối ưu hiệu suất Vue và bạn có thể sử dụng trong các ứng dụng Vue.

0 0 103

- vừa được xem lúc

Validating Vue.js Forms Using Vuelidate

Introduction. Validate thông tin đầu vào trên các ứng dụng web là rất quan trọng.

0 0 201

- vừa được xem lúc

5 Good Practices mình đang sử dụng trong Vuejs

Mở đầu. Mình đã sử dụng vuejs được cũng được 1 năm trở lại đây.

0 0 87

- vừa được xem lúc

[P5] VueJS - Một vài Interpolations khác trong Vue

Ở bài viết trước, mình đã nói về một vài keyword trong Vue như v-if, v-else, v-show, v-for, ... Chúng thực chất là các syntax đặc biệt của Vue để thao tác linh hoạt với các DOM ảo, được gọi là Interpolations. Ngoài ra, Vue còn các Interpolations khác. Mục đích của nó thì đã quá rõ ràng, hiển thị tex

0 0 49