- vừa được xem lúc

[Series Golang]2: Vượt chướng ngại vật - Golang

0 0 24

Người đăng: Cao Phuc

Theo Viblo Asia

Ở bài viết trước, mình chia sẽ về Golang là gì, tại sao nên dùng Golang. Nếu bạn chưa biết và chưa động lực để học về golang thì có thể đọc qua để lấy động lực nhé [Series Golang]1: Golang là gì? Tại sao nên dùng golang?. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về Golang nhé.

1. Setup

Đầu tiên, chúng ta cần cài đặt môi trường để tập tành code. Bạn có thể cài đặt Golang theo hướng dẫn trên trang chính thức của Go. Hoặc bạn có thể code trực tiếp trên Go Playground

2. Hello world

Cũng như cách bắt đầu học với ngôn ngữ khác, chúng ta sẽ cùng bắt đầu với chương trình hello world thần thánh.

package main import ( "fmt"
) func main() { fmt.Println("Hello, playground")
}

Để chạy chương trình, chúng ta dùng lệnh

go run <ten file>

Ví dụ: go run helloworld.go

Chúng ta cũng có thể build trước khi chạy:

go build
./main

Go CLI

Ngoài ra những câu lệnh trên, chúng ta còn có một số lệnh như:

go build dùng để compile code

go run dùng để compile code và thực thi ngay sau khi compile xong

go fmt formats code của tất cả các file trong thư mục hiện tại

go install dùng để compile code và cài đặt các package cần thiết

go get <url repository> dùng để download the raw source code của ai đó

go test run test

Lưu ý

Đối với cú pháp của Go, Go quy ước khi kết thúc một câu lệnh sẽ xuống hàng và không dùng dấu chấm phẩy. Điểm này khá giống với Standardjs của javascript. Khi bạn làm việc với các ngôn ngữ khác, tên biến thường phải đặt rõ ràng, phải biểu đạt được ý nghĩa, mong muốn của người lập trình. Nhiều trường hợp mình thấy tên biến khá dài. Tuy nhiên trong Go, người ta thông thường đặt tên biến là một vài kí tự viết tắt hoặc chữ cái đầu của biến mà họ muốn biểu đạt. Đây là điểm khá đặc biệt mà cá nhân mình thấy nó hơi khác so với những ngôn ngữ mình đã gặp.

3. Khai báo biến

Trong go có khá nhiều cách khai báo biến. Sau đây mình cùng các bạn sẽ đi qua các kiểu khai báo biến này.

Khai báo một biến

Cú pháp để khai báo một biến: var <tên biến> <kiểu của biến>

Ví dụ:

var name string

Sau khi khai báo xong, bạn có thể gán giá trị cho biến bằng cú pháp: <ten biến> = <giá trị>

Ví dụ:

package main import "fmt" func main() { var name string name = "Alice" fmt.Println("My name is", name)
}

Lưu ý: Khi chúng ta khai báo biến nhưng không gán giá trị cho biến đó, nó sẽ lấy giá trị mặc định. Nếu là số sẽ là 0, nếu là string sẽ là “”, nếu boolean sẽ là false

Khai báo kiểu suy luận(inference)

Ngoài cách khai báo ở trên, chúng ta có thể khai báo theo kiểu suy luận với cú pháp: var <tên biến> = giá trị Ví dụ:

package main import "fmt" func main() { var index = 1 fmt.Println("Index: ", index)
}

Với với dụ trên, biến index sẽ suy luận kiểu của nó dựa bên phải dấu =. Bên phải dấu = là số 1 thuộc kiểu int, vậy nên biến index thuộc kiểu int.

Khai báo nhiều biến

Trường hợp khai báo nhiều biến có cùng kiểu:

Cú pháp:

var <danh sách tên biến cách nhau bằng dấu ,> <kiểu> Ví dụ:

var firstName, lastName string

Trường hợp khai báo nhiều biến khác kiểu:

Cú pháp:

var ( <ten biến> <kiểu> // hoặc <tên biến> = <giá trị>
)

Chúng ta sẽ sử dụng var sau đó là dấu ngoặc tròn, bên trong ngoặc trong là danh sách các biến được khai báo tên và kiểu hoặc tên và gía trị. Ví dụ:

package main import "fmt" func main() { var ( firstName string lastName string ) firstName = "Peter" lastName = “Parker fmt.Println("My name is", firstName, lastName)
}

Khai báo nhanh

Cú pháp: <tên biến> := giá trị

Ví dụ:

package main import "fmt" func main() { index := 1 fmt.Println("Index: ", index)
} 

4. Map

Map là gì?

Map là một kiểu dữ liệu có sẵn do Golang cung cấp, map là tập hợp giữ key value. Value được liên kết với key, mỗi value chỉ có thể truy xuất bằng key tương ứng.

Key trong map có thể là string, number hay bất kì kiểu nào có thể so sánh được.

Để khởi tạo map, chúng ta dùng cú pháp:

make(map[<kiểu của key>]<kiểu của value>)

ví dụ:

var personAge := make(map[string]int)

Lưu ý: khi khi báo map, chúng ta cần sử dụng make để yêu cầu golang cấp phát vùng nhớ cho map. Nếu không sử dụng make, biến map sẽ có giá trị nil. Ví dụ:

var personAge map[string]int // biến personAge sẽ có giá trị nil

Khi khai báo map, chúng ta có thể khởi tạo giá trị mặc định. Tuy nhiên với trường hợp này, chúng ta không cần dùng make. Ví dụ:

var personAge := map[string]int { “Jack": 24,
}

Thêm một phần tử:

Để thêm một phần tử, chúng ta dùng cú pháp tương tự ví dụ sau:

personAge[“Tony"] = 56

Mình thấy cái này khá giống với object trong javascript

Truy xuất một phần tử:

Để truy xuất một phần tử, chúng ta chỉ cần dùng tên biến, theo sau là key. Cú pháp:

<tên biến>[< key >]

Ví dụ:

fmt.Println("Age of Tony", personAge[“Tony"])

Nếu chúng ta truy xuất tới một phần tử không tồn tại, map vẫn trả về giá trị mặc định. Ví dụ:

var personAge := map[string]int { “Jack": 24,
}
fmt.Println("Age of Thomas", personAge[“Thomas”])
// kết quả in ra màn hình sẽ là Age of Thomas 0

Vì vậy, để biết được phần tử có trong map hay không, chúng ta có thể sử dụng cú pháp sau:

value, ok := personAge[“Thomas”]

Nếu ok là true thì phần tử tồn tại trong map, nếu okfalse thì phần tử đó không chưa tồn tại trong map

Xóa một phần tử:

Chúng ta có thể dùng cú pháp: delete(<tên map>, <key>) Câu lệnh delete không trả về giá trị gì.

So sánh map:

Golang không hỗ trợ so sánh hai map. Vậy nên, nếu cần so sánh hai map, chúng ta có thể sử dụng thư viện “reflect” hoặc tự hiện thực việc so sánh các phần tử trong map

Lưu ý: Map là kiểu tham chiếu, tức là biến map sẽ lưu trữ địa chỉ vùng nhớ chứa nội dung. Khi map được gán cho một biến mới, biến mới cũng sẽ lưu địa chỉ vùng nhớ chứa nội dung của map. Vậy nên khi biến map này thay đổi giá trị, biến map kia cũng ánh xạ tương ứng.

Ví dụ:

var personAge := map[string]int { “Jack": 24,
}
newPersonAge := personAge

Với câu lệnh trên, Golang sẽ khởi tạo vùng nhớ có địa chỉ là 0x0001(hoặc vùng nhớ bất kì, mình chỉ ví dụ vùng nhớ có địa chỉ là 0x0001), và biến personAge lưu giá trị 0x0001. Khi biến newPersonAge được gán bằng personAge, nghĩa là newPersonAge cũng lưu giá trị 0x0001 Vì hai biến cùng trỏ đến một vùng nhớ nên sẽ lấy cùng một giá trị. Khi giá trị của map thay đổi thì các biến trỏ tới nó cũng phản ánh giống nhau

5. Tổng kết

Bên trên là những ghi chú, tổng hợp được trong quá trình mình tự học Golang. Mình tự học chủ yếu ở Golang documentgolangbot.com và nhiều nguồn khác. Vậy nên, nếu bạn muốn tìm đến một nguồn đầy đủ chính thống có thể vào Golang document hoặc golangbot.com. Code mẫu mình tham khảo lấy ở golangbot.com

Hi vọng những tổng hợp của mình có ích cho các bạn.

Ở phần tiếp theo mình sẽ tổng hợp về [Series Golang]3: Tăng tốc - Golang - Struct, Pointer, Receiver, Interface

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

gRPC - Nó là gì và có nên sử dụng hay không?

Nhân một ngày rảnh rỗi, mình ngồi đọc lại RPC cũng như gRPC viết lại để nhớ lâu hơn. Vấn đề là gì và tại sao cần nó .

0 0 110

- vừa được xem lúc

Embedded Template in Go

Getting Start. Part of developing a web application usually revolves around working with HTML as user interface.

0 0 39

- vừa được xem lúc

Tạo Resful API đơn giản với Echo framework và MySQL

1. Giới thiệu.

0 0 43

- vừa được xem lúc

Sử dụng goquery trong golang để crawler thông tin các website Việt Nam bị deface trên mirror-h.org

. Trong bài viết này, mình sẽ cùng mọi người khám phá một package thu thập dữ liệu có tên là goquery của golang. Mục tiêu chính của chương trình crawler này sẽ là lấy thông tin các website Việt Nam bị deface (là tấn công, phá hoại website, làm thay đổi giao diện hiển thị của một trang web, khi người

0 0 217

- vừa được xem lúc

Tạo ứng dụng craw dữ liệu bing với Golang, Mysql driver

Chào mọi người . Lâu lâu ta lại gặp nhau 1 lần, để tiếp tục series chia sẻ kiến thức về tech, hôm nay mình sẽ tìm hiểu và chia sẻ về 1 ngôn ngữ đang khá hot trong cộng đồng IT đó là Golang.

0 0 58

- vừa được xem lúc

Golang: Rest api and routing using MUX

Routing with MUX. Let's create a simple CRUD api for a blog site. # All . GET articles/ .

0 0 38