- vừa được xem lúc

Series lập trình nhanh "micro" cho Developer. Phần 1 - Micro Frontend

0 0 28

Người đăng: Evan Le

Theo Viblo Asia

Chào các bạn mình là Evan Lê.

Chuyện là đang hí hửng fix ngàn lẻ 1 bug của công ty. Đùng 1 cái họp gấp với sếp, với 1 ngàn lẻ 2 lý do của sếp rằng quá nhiều phần mềm riêng lẻ từ trước đến nay sếp không thể quản lý tất cả và mong muốn 1 giải pháp để gộp chung tất cả app thành 1. Và tèn tén ten mình đã tìm hiểu thử giải pháp mới nhưng cũng không còn xa lạ gì với dân lập trình là micro, tất nhiên là mình nếu có thời gian sẽ viết cả cho FE, BE, CICD nên mong các bạn sẽ ủng hộ và bổ sung thêm kiến thức mình còn thiếu.

Ảnh mạng

Phần 1: Micro frontend Ở đây mình sẽ sử dụng công nghệ là Angular@^15.2.0, webpack và kỹ thuật mình sử dụng là load nhiều routes từ các domain nhau vào 1 app duy nhất. Các bạn có thể load cả các components từ nhiều domain nhưng thực sự ai thích thì sài còn mình thì thích code ở đâu sài ở đó thôi. Và giờ thì gét gô.

**Tiền bắt đầu 😄 : **

Tìm hiểu sơ qua 1 tý về module-federation Mình search google thì kể từ webpack@5 trở đi thì webpack có bổ sung thêm 1 tính năng Module Federation giúp lấy các tính năng của website này đưa vào website khác, giảm nhẹ việc phải code nhiều module hay thành phần giống nhau ở nhiều trang website khác nhau.

Ưu điểm:

  1. Tận dụng nhiều thành phần của website cũ
  2. Code nhanh hơn
  3. Dễ quản lý theo từng micro
  4. Deloy app sẽ nhẹ hơn

Nhược điểm:

  1. Khi server của module liên quan down thì phần ảnh hưởng sẽ down theo.
  2. Nhiều team khác nhau code khác nhau và lấy code của nhau và và và đổi thừa nhau 😄

Bước 1: Init app

Mình đang sài angular@15

Đầu tiên sẽ tạo 1 project workspace angular bằng lệnh

npx @angular/cli@lastest new app2 --create-application=false

Rồi sau đó tạo ra 3 pet project trong project workspace app2

npx ng generate application shell
npx ng generate application client1
npx ng generate application client2

Giải thích 1 tý thì mình tạo shell để làm host để nhận các remote routes của client1, client2 bạn cũng có thể làm ngược lại Sau đó mình sử dụng 1 lib của angular hỗ trợ cho module federation là @angular-architects/module-federation này không cần install khi chạy script dưới sẽ được tự install vào luôn, nhớ bấm yes để đồng ý cài nhé

ng add @angular-architects/module-federation --project shell --port 4200 --type host
ng add @angular-architects/module-federation --project client1 --port 4201 --type remote
ng add @angular-architects/module-federation --project client2 --port 4202 --type remote

Nhưng lúc nãy mình có nói thì shell mình sẽ làm host nên mình sẽ chạy scrpit ở type host còn 2 client thì type remote. Well, setup xong gõ "code ." để mở source thôi.

Đây là source tree của demo

Bước 2: Code phần client

Phần này, để ví dụ cho dễ hiểu mình sẽ code để phần user, với các thao tác tạo components trên angular thì sẽ tạo ra 1 source client như sau:

Ở đây mình sẽ tạo 1 router link tới UserComponent ở userModule sau đó thì chỉnh lại file app-routing.module.ts như sau

import { NgModule } from '@angular/core';
import { RouterModule, Routes } from '@angular/router'; const routes: Routes = [ { path: '', loadChildren: () => import('../app/user/user.module').then(m => m.UserModule) }
]; @NgModule({ imports: [RouterModule.forRoot(routes)], exports: [RouterModule]
})
export class AppRoutingModule { }

Tada, chạy lên xem kết quả ở client1

ng s client1 -o

Sau đó vào vào file webpack.config.js chỉnh lại

const { shareAll, withModuleFederationPlugin } = require('@angular-architects/module-federation/webpack'); module.exports = withModuleFederationPlugin({ name: 'client1', exposes: { './UserModule': './projects/client1/src/app/user/user.module.ts', }, shared: { ...shareAll({ singleton: true, strictVersion: true, requiredVersion: 'auto' }), }, });

Làm như vậy cho client2 nhưng thay vì user thì đổi admin cho dễ nhìn

import { NgModule } from '@angular/core';
import { RouterModule, Routes } from '@angular/router'; const routes: Routes = [ { path: '', loadChildren: () => import('../app/admin/admin.module').then(m => m.AdminModule) }
]; @NgModule({ imports: [RouterModule.forRoot(routes)], exports: [RouterModule]
})
export class AppRoutingModule { } 

Rồi sau đó vào file webpack.config.ts ở client2 config lại

const { shareAll, withModuleFederationPlugin } = require('@angular-architects/module-federation/webpack'); module.exports = withModuleFederationPlugin({ name: 'client2', exposes: { './AdminModule': './projects/client2/src/app/admin/admin.module.ts', }, shared: { ...shareAll({ singleton: true, strictVersion: true, requiredVersion: 'auto' }), }, }); 

Bước 4: Config shell

Sau đó ở app shell tạo 1 componet tên ErrorComponent để handle lỗi không module từ client1, client2 down

ng g c error

Ở folder asstets tạo 1 file mf.manifest.json để config

{ "client1": "http://localhost:4201/remoteEntry.js", "client2": "http://localhost:4202/remoteEntry.js"
}

Sau đó vào file main.ts đổi lại

import { loadManifest } from '@angular-architects/module-federation'; loadManifest("/assets/mf.manifest.json") .catch(err => console.error(err)) .then(_ => import('./bootstrap')) .catch(err => console.error(err));

Phần webpack.config.js cũng đổi lại

const { shareAll, withModuleFederationPlugin } = require('@angular-architects/module-federation/webpack'); module.exports = withModuleFederationPlugin({ shared: { ...shareAll({ singleton: true, strictVersion: true, requiredVersion: 'auto' }), }, }); 

Vào phần app-routing.module.ts của shell đổi lại

import { NgModule } from '@angular/core';
import { RouterModule, Routes } from '@angular/router';
import { loadRemoteModule } from '@angular-architects/module-federation';
const routes: Routes = [ { path: 'client1', loadChildren: () => loadRemoteModule({ type: 'manifest', remoteName: 'client1', exposedModule: './UserModule' }) .then(m => m.UserModule).catch((e) => import('./error/error.module').then(m1 => m1.ErrorModule)) }, { path: 'client2', loadChildren: () => loadRemoteModule({ type: 'manifest', remoteName: 'client2', exposedModule: './AdminModule' }) .then(m => m.AdminModule).catch((e) => import('./error/error.module').then(m1 => m1.ErrorModule)) } ]; @NgModule({ imports: [RouterModule.forRoot(routes)], exports: [RouterModule]
})
export class AppRoutingModule { } 

Giải thích 1 mình tạo 1 mainifest.json để khai báo 2 remoteEntry sau đó lazy lúc nào call đến router nào thì mới remote đến server đó và handle nếu lỗi sẽ chạy về component Error Oke giờ chỉ cần chạy 3 phần riêng biệt xem thành quả hoặc angular hỗ trợ run:all shell client1 client2 để chạy đồng loại 3 website

Compiled successfully cả 3 😄 ngon check thành quả

Thử tắt server client1

Oke lỗi thế là đã chạy thành công

Lời kết

Mình cũng chỉ mới tìm hiểu về micro để áp dụng vào dự án tất nhiên là còn nhiều thiếu sót, mong mọi người chỉ giáo mình sẽ chỉnh sửa. Cảm ơn mọi người đã xem qua Link source: mình sẽ bổ sung sau

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Micro Frontends - microservice hoá cho phía front-end

Việc phát triển web front-end side ở một số hệ thống lớn lâu nay vẫn được làm theo kiểu monoliths (dù có thể backend đã được microservice hoá), ai cũng biết đây là bad practice. Kể cả khi bắt đầu chia

0 0 123

- vừa được xem lúc

Microfrontend, Module Federation - đưa microservices đến với frontend

Hello các bạn lại là mình đây. Đây là 1 bài mà mình đã ấp ủ từ lâu rồi mà mãi chưa có dịp để viết, phần vì chưa thấy đủ vững về hiệu quả của nó, phần vì cũng hay quên, mỗi lần viết toàn viết về Docker

0 0 31

- vừa được xem lúc

Xử lý bài toán multi bundlers khi làm việc với Microfrontend

Hello các bạn lại là mình đây . Mỗi đợt bận việc trên cty nhưng ngày nào cũng lên Viblo nhìn thông báo nhảy tưng tưng thấy mọi người vẫn đọc blog của mình đều, nhìn thôi là thấy có động lực viết tiếp

0 0 5