- vừa được xem lúc

State và Props trong Reactjs

0 0 54

Người đăng: Tam Nguyen Duy

Theo Viblo Asia

Hello các bạn, tiếp tục seri tìm hiểu về ReactJs hôm nay mình xin giới thiệu đến các bạn hai thứ mình cho là thú vị nhất của ReactJs là StateProps.

1. State

State bạn có thể hiểu đơn giản là một nơi mà bạn lưu trữ dữ liệu của Component, từ đó bạn có thể luân chuyển dữ liệu đến các thành phần trong Component và đến các Component khác. Chúng ta nên tối giản State nhiều nhất có thể và giới hạn số lượng Component sử dụng State. Ví dụ nếu có 10 Components cần phải sử dụng dữ liệu từ State thì thay vì lưu dữ liệu ở cả 10 Components thì chúng ta nên tạo một component cha để lưu dữ liệu của tất cả, khi đó việc quản lý state sẽ dễ dàng hơn. Bạn sẽ thấy việc quản lý State một cách hiệu quả là vô cùng quan trọng khi ứng dụng của bạn ngày càng phìng to và logic trở nên phức tạp.

Using State

Ví dụ dưới đây sẽ cho các bạn thấy cách sử dụng State trong ReactJs:

App.jsx

import React from 'react'; class App extends React.Component { constructor(props) { super(props); this.state = { header: "Header from state...", content: "Content from state..." } } render() { return ( <div> <h1>{this.state.header}</h1> <h2>{this.state.content}</h2> </div> ); }
}
export default App;

main.js

import React from 'react';
import ReactDOM from 'react-dom';
import App from './App.jsx'; ReactDOM.render(<App />, document.getElementById('app'));

2. Props

Điểm khác biệt chính giữa state và props đó là props có tính bất biến, không thay đổi được. Đó là lý do vì sao Component cha nên định nghĩa state có thể thay đổi được giá trị, trong khi Component con chỉ nên sử dụng dữ liệu từ Component cha và không thể thay đổi giá trị của nó.

Using props

Khi muốn gán giá trị của Props từ Component cha cho Component con chúng ta chỉ cần thêm các thuộc tính và giá trị khi gọi đến Component con từ Component cha:

App.jsx

import React from 'react'; class App extends React.Component { render() { return ( <div> <h1>{this.props.headerProp}</h1> <h2>{this.props.contentProp}</h2> </div> ); }
}
export default App;

Khi gọi đến this.props.headerProp trong App thì nó sẽ tìm đến giá trị của props tương ứng - ở đây là headerProp được gán trong component cha.

main.js

import React from 'react';
import ReactDOM from 'react-dom';
import App from './App.jsx'; ReactDOM.render(<App headerProp = "Header from props..." contentProp = "Content from props..."/>, document.getElementById('app')); export default App;

Như chúng ta có thể thấy, component App được gán 2 props là headerProp = "Header from props..."contentProp = "Content from props...".

Default props

Bạn có thể gán một giá trị default cho props thay vì phải gán giá trị cho nó từ Component cha với method defaultProps:

App.js

import React from 'react'; class App extends React.Component { render() { return ( <div> <h1>{this.props.headerProp}</h1> <h2>{this.props.contentProp}</h2> </div> ); }
}
App.defaultProps = { headerProp: "Header from props...", contentProp:"Content from props..."
}
export default App;

Cách sử dụng này cũng sẽ cho kết quả tương tự như trên.

State and Props

Ví dụ dưới đây sẽ giúp các bạn hình dung được cách sử dụng kêt hợp cơ bản giữa State và Props trong ứng dụng. Chúng ta gán giá trị cho state trong Component và truyền giá trị đó xuống Component con bằng cách sử dụng props. Dưới Component con thì việc lấy giá trị của props cũng sẽ như bình thường thí.props.{Tên props}.

App.jsx

import React from 'react'; class App extends React.Component { constructor(props) { super(props); this.state = { header: "Header from props...", content: "Content from props..." } } render() { return ( <div> <Header headerProp = {this.state.header}/> <Content contentProp = {this.state.content}/> </div> ); }
}
class Header extends React.Component { render() { return ( <div> <h1>{this.props.headerProp}</h1> </div> ); }
}
class Content extends React.Component { render() { return ( <div> <h2>{this.props.contentProp}</h2> </div> ); }
}
export default App;

main.js

import React from 'react';
import ReactDOM from 'react-dom';
import App from './App.jsx'; ReactDOM.render(<App/>, document.getElementById('app'));

Kết quả sẽ tương tự như hai trường hợp trên, điểm khác biệt duy nhất đó là chúng ta gán giá trị cho props từ giá trị của state. Mà tính chất của state là có thể thay đổi được vì vậy khi bạn muốn thay đổi giá trị của props bạn chỉ cần thay đổi giá trị của state, khi giá trị của props trong Component con cũng sẽ được thay đổi theo giá trị của State.

3. Props validation

Sử dụng thuộc tính validation là một cách hữu hiệu để validate các giá trị của component. Nó sẽ giúp tránh được các lỗi trong quá trình phát triển ứng dụng và cũng giúp cho các component dễ đọc hơn khi nó xác định trước cách sử dụng của các component.

Validating Props

Trong ví dụ dưới đây, ta sẽ tạo component App với tất cả các props cần sử dụng. App.propTypes được sử dụng để validate props. Nếu một trong số giá trị của props không thỏa mãn điều kiện validate thông báo lỗi sẽ được hiển thị trong console. Chúng ta sẽ tạo ra giá trị default cho các props để kiểm tra các validate đã tạo. Nếu giá trị của props pass validate thì giá trị của nó sẽ được hiển thị, nếu không thì thông báo lỗi sẽ được hiển thị trong console.

App.jsx

import React from 'react'; class App extends React.Component { render() { return ( <div> <h3>Array: {this.props.propArray}</h3> <h3>Bool: {this.props.propBool ? "True..." : "False..."}</h3> <h3>Func: {this.props.propFunc(3)}</h3> <h3>Number: {this.props.propNumber}</h3> <h3>String: {this.props.propString}</h3> <h3>Object: {this.props.propObject.objectName1}</h3> <h3>Object: {this.props.propObject.objectName2}</h3> <h3>Object: {this.props.propObject.objectName3}</h3> </div> ); }
} App.propTypes = { propArray: React.PropTypes.array.isRequired, propBool: React.PropTypes.bool.isRequired, propFunc: React.PropTypes.func, propNumber: React.PropTypes.number, propString: React.PropTypes.string, propObject: React.PropTypes.object
} App.defaultProps = { propArray: [1,2,3,4,5], propBool: true, propFunc: function(e){return e}, propNumber: 1, propString: "String value...", propObject: { objectName1:"objectValue1", objectName2: "objectValue2", objectName3: "objectValue3" }
}
export default App;

main.js

import React from 'react';
import ReactDOM from 'react-dom';
import App from './App.jsx'; ReactDOM.render(<App/>, document.getElementById('app'));

4. Component API

Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về React Component APi. Chúng ta sẽ thảo luận về 3 methods: setState(), forceUpdateReactDOM.findDOMNode(). Trong ES6, chúng ta sẽ sử dụng this.emthod.bind(this) trong các ví dụ ở dưới.

Set State

setState() là method để cập nhật giá trị của state trong component. Nó sẽ không xóa bỏ đi state mà chỉ là thay đổi giá trị của nó.

import React from 'react'; class App extends React.Component { constructor() { super(); this.state = { data: [] } this.setStateHandler = this.setStateHandler.bind(this); }; setStateHandler() { var item = "setState..." var myArray = this.state.data.slice(); myArray.push(item); this.setState({data: myArray}) }; render() { return ( <div> <button onClick = {this.setStateHandler}>SET STATE</button> <h4>State Array: {this.state.data}</h4> </div> ); }
}
export default App;

Ban đầu giá trị của data là một mảng rỗng. Mối lần người dùng click vào button, giá trị của data sẽ được thêm vào giá trị mới setState.... Nếu chúng ta click 3 lần giá trị của data sẽ là: data = ["setState...", "setState...", "setState..."].

Find Dom Node

Đối với các thao tác với cây DOM, chúng ta có thể sử dụng ReactDOM.findDOMNode() method. Đầu tiên chúng ta cần import thêm 'react-dom'.

import React from 'react';
import ReactDOM from 'react-dom'; class App extends React.Component { constructor() { super(); this.findDomNodeHandler = this.findDomNodeHandler.bind(this); }; findDomNodeHandler() { var myDiv = document.getElementById('myDiv'); ReactDOM.findDOMNode(myDiv).style.color = 'green'; } render() { return ( <div> <button onClick = {this.findDomNodeHandler}>FIND DOME NODE</button> <div id = "myDiv">NODE</div> </div> ); }
}
export default App;

Bây giờ khi người dùng click vào button thì element có id = "myDiv" sẽ chuyển sang màu xanh.

5. Component Life Cycle

Trong phần này chúng ta cùng tìm hiểu về Life Cycle của component.

Lifecycle methods

  • componentWillMount sẽ được thực thi trước khi component được render, trên cả phía server và client.
  • componentDidMount sẽ được thực thi khi componet được render chỉ ở phía client. Đây là nơi gọi đến các AJAX request và DOM hoặc là update state. Nó cũng được sử dụng khi gọi đến các Framework Javascript khác và các function delay như là setTimeout hoặc setInterval.
  • componentWillReceiveProps được thực thi ngay khi giá trị của props được update và trước khi các cái render khác được gọi đến. Chúng ta kích hoạt nó từ setNewNumber khi state được update.
  • shouldComponentUpdate sẽ trả về true hoặc false. Nó sẽ xác định component sẽ được update hoặc không. Giá trị của nó được gán giá trị mặc định là true. Nếu bạn chắc chắn là component không cần phải render lại khi state hoặc props được update thì bạn có thể return về false.
  • componentWillUpdate sẽ được gọi trước khi render.
  • componentDidUpdate sẽ được gọi sau khi render.
  • componentWillUnmount sẽ được gọi sau khi unmount component từ DOM.

OK, bài hôm nay đến đây thôi nha, hẹn gặp mọi người ở bài sau trong seri ReactJs từ cơ bản đến nâng cao

6. References

Nội dung bài viết trên được mình tham khảo trong chuỗi tutorial về ReactJs: https://www.tutorialspoint.com/reactjs/index.htm

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Cùng tìm hiểu về các hook trong React hooks

Đối với ai đã từng làm việc với React thì chắc hẳn đã có những lúc cảm thấy bối rối không biết nên dùng stateless (functional) component hay là stateful component. Nếu có dùng stateful component thì cũng sẽ phải loay hoay với đống LifeCycle 1 cách khổ sở Rất may là những nhà phát triển React đã kịp

0 0 100

- vừa được xem lúc

Khi nào nên (và không nên) sử dụng Redux

. Công việc quản lý state với những hệ thống lớn và phức tạp là một điều khá khó khăn cho đến khi Redux xuất hiện. Lấy cảm hứng từ design pattern Flux, Redux được thiết kế để quản lý state trong các project JavaScript.

0 0 127

- vừa được xem lúc

ReactJS: Props và State

Nếu bạn đã học ReactJS hay React Native, bạn sẽ thấy các Props và State được sử dụng rất nhiều. Vậy chính xác chúng là gì? Làm thế nào để chúng ta sử dụng chúng đúng mục đích đây.

0 0 59

- vừa được xem lúc

Memoization trong React

. 1.Introduction. Memoization có liên quan mật thiết đến bộ nhớ đệm, và dưới đây là một ví dụ đơn giản:. const cache = {}.

0 0 51

- vừa được xem lúc

Nâng cao hiệu suất React Hooks với React.memo, Memoization và Callback Functions

1.Ngăn Re-render và React.memo. React.

0 0 80

- vừa được xem lúc

CI-CD Lab - Sử dụng Jenkins, Nginx deploy dự án ReactJS (UmiJS) lên AWS EC2

1. Lập trình viên không nên chỉ biết code. Lập trình viên phải biết sửa máy giặt, sửa điện, sửa ống nước, có người yêu ,.... và phải biết triển khai code lên internet. Khi đã biết triển khai code lên internet (được sếp đánh giá rất cao rồi ) thì lại phải học tiếp CI - CD để build và test code tự độn

0 0 259