- vừa được xem lúc

Sử dụng Gradle Kotlin DSL trong Android Project

0 0 54

Người đăng: Dang Thanh Dat

Theo Viblo Asia

Như các bạn đã biết, chúng ta sử dụng Groovy để viết Gradle build scripts. Groovy là ngôn ngữ động nên nó không có kiểu tĩnh, điều này sẽ gây khó khăn khi viết hoặc chỉnh sửa Gradle scripts vì tính năng tự động hoàn thiện không quá chính xác. Để cải thiện việc này, Gradle đã bắt đầu sử dụng Kotlin để viết scripts - "Gradle Kotlin Script". Ở bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng Gradle Kotlin Script trong một project Android. Gradle's Kotlin DSL đã được thêm vào từ phiên bản Gradle 4.10 nên hãy chắc chắn bạn sử dụng Gradle 4.10 trở lên nhé ?

Bước 1: tạo thư mục buildSrc

Khi tạo 1 project mới, Android Studio sẽ sinh ra 2 file build.gradle: 1 cho project và 1 cho app module.

Ta cần sắp xếp các thư viện được sử dụng một cách rõ ràng và tập trung nhất. Điều này giúp quản lý các thư viện dễ dàng hơn. Ví dụ như project của bạn có nhiều modules và các module này sử dụng cùng một vài thư viện. Nhưng thời điểm thêm thư viện vào module là khác nhau nên rất dễ xảy ra trường hợp phiên bản của các thư viện đó khác nhau làm mất sự đồng nhất trong source code.

Tạo thư mục buildSrc ngay dưới thư mục gốc của project sẽ giúp giải quyết vấn đề trên. Thư mục này là một tính năng của Gradle cho phép người dùng định nghĩa các tác vụ cũng như công cụ sử dụng trong suốt quá trình xây dựng các build scripts của project. Ta cũng có thể sử dụng Kotlin trong thư mục này bằng cách khai báo phần mở rộng kotlin-dsl ở file build config của thư mục.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về thư mục buildSrc này thì có thể nghiên cứu tài liệu của Gradle ở đây.

Tiếp tới, tạo 2 files bên trong thư mục buildSrc:

  1. build.gradle.kts
  2. Dependencies.kt (bên trong thư mục con src/main/kotlin)

Bước 2: Sử dụng phần mở rộng kotlin-dsl trong build.gradle.kts

repositories { jcenter()
} plugins { `kotlin-dsl`
}

File này có đuôi .kts để Gradle xác định đây là file script được viết bằng Kotlin chứ không phải Groovy.

Bước 3: Thêm các thư viện sử dụng trong project

const val kotlinVersion = "1.3.71" object BuildPlugins { object Versions { const val buildToolVersion = "3.6.3" } const val androidGradlePlugin = "com.android.tools.build:gradle:${Versions.buildToolVersion}" const val kotlinGradlePlugin = "org.jetbrains.kotlin:kotlin-gradle-plugin:$kotlinVersion" const val androidApplication = "com.android.application" const val kotlinAndroid = "kotlin-android" const val kotlinAndroidExtensions = "kotlin-android-extensions" object BuildType { const val release = "release" const val debug = "debug" }
} object AndroidSdk { const val min = 23 const val compile = 29 const val target = compile const val buildToolVersion = "29.0.1"
} object AppConfig { const val applicationId = "com.illidant.moviedb" const val versionCode = 1 const val versionName = "1.0" const val testInstrumentationRunner = "android.support.test.runner.AndroidJUnitRunner"
} object Libraries { private object Versions { const val appCompat = "1.1.0" const val constraintLayout = "1.1.3" const val ktx = "1.2.0" } const val kotlinStdLib = "org.jetbrains.kotlin:kotlin-stdlib-jdk8:$kotlinVersion" const val appCompat = "androidx.appcompat:appcompat:${Versions.appCompat}" const val constraintLayout = "androidx.constraintlayout:constraintlayout:${Versions.constraintLayout}" const val ktxCore = "androidx.core:core-ktx:${Versions.ktx}"
} object TestLibraries { private object Versions { const val junit = "4.12" const val junitExt = "1.1.1" const val espresso = "3.2.0" } const val junit = "junit:junit:${Versions.junit}" const val junitExt = "androidx.test.ext:junit:${Versions.junitExt}" const val espresso = "androidx.test.espresso:espresso-core:${Versions.espresso}"
}

Đây đơn thuần là một file Kotlin lưu trữ các thư viện cũng như phiên bản của chúng được dùng xuyên suốt project. Quản lý các thư viện tập trung và rõ ràng như vậy rất dễ để quản lý sau này.

Bước 4: Chuyển đổi các file build.gradle và thêm vào các giá trị từ file Dependencies.kt

Đổi tên file build.gradle ở project level thành build.gradle.kts. Thay đổi các classpath bên trong dependencies block với các giá trị từ bản Dependencies.kt và chuyển đổi tác vụ clean thành cú pháp Kotlin. Sau khi sửa đổi thì file build.gradle.kts sẽ trông như dưới đây:

// Top-level build file where you can add configuration options common to all sub-projects/modules. buildscript { repositories { google() jcenter() } dependencies { classpath(BuildPlugins.androidGradlePlugin) classpath(BuildPlugins.kotlinGradlePlugin) // NOTE: Do not place your application dependencies here; they belong // in the individual module build.gradle files }
} allprojects { repositories { google() jcenter() }
} tasks { val clean by registering(Delete::class) { delete(buildDir) }
}

Tương tự như vậy với file build.gradle ở module app:

plugins { id(BuildPlugins.androidApplication) id(BuildPlugins.kotlinAndroid) id(BuildPlugins.kotlinAndroidExtensions)
} android { compileSdkVersion(AndroidSdk.compile) defaultConfig { applicationId = AppConfig.applicationId minSdkVersion(AndroidSdk.min) targetSdkVersion(AndroidSdk.target) versionCode = AppConfig.versionCode versionName = AppConfig.versionName testInstrumentationRunner = AppConfig.testInstrumentationRunner } buildTypes { getByName(BuildPlugins.BuildType.release) { isMinifyEnabled = false proguardFiles( getDefaultProguardFile("proguard-android-optimize.txt"), "proguard-rules.pro" ) } }
} dependencies { implementation( fileTree( mapOf( "dir" to "libs", "include" to listOf("*.jar") ) ) ) implementation(Libraries.kotlinStdLib) implementation(Libraries.appCompat) implementation(Libraries.ktxCore) implementation(Libraries.constraintLayout) testImplementation(TestLibraries.junit) androidTestImplementation(TestLibraries.junitExt) androidTestImplementation(TestLibraries.espresso)
}

Giờ chỉ cần build và chạy project thôi.

Trên đây mình đã hướng dẫn các bạn sử dụng Gradle Kotlin Script vào 1 project Android. Nếu bài viết có gì sai sót mong các bạn góp ý để mình hoàn thiện bài viết hơn nhé. Happy coding!!!

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Học Flutter từ cơ bản đến nâng cao. Phần 1: Làm quen cô nàng Flutter

Lời mở đầu. Gần đây, Flutter nổi lên và được Google PR như một xu thế của lập trình di động vậy.

0 0 254

- vừa được xem lúc

Học Flutter từ cơ bản đến nâng cao. Phần 3: Lột trần cô nàng Flutter, BuildContext là gì?

Lời mở đầu. Màn làm quen cô nàng FLutter ở Phần 1 đã gieo rắc vào đầu chúng ta quá nhiều điều bí ẩn về nàng Flutter.

0 0 189

- vừa được xem lúc

[Android] Hiển thị Activity trên màn hình khóa - Show Activity over lock screen

Xin chào các bạn, Hôm nay là 30 tết rồi, ngồi ngắm trời chờ đón giao thừa, trong lúc rảnh rỗi mình quyết định ngồi viết bài sau 1 thời gian vắng bóng. .

0 0 93

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu Proguard trong Android

1. Proguard là gì . Cụ thể nó giúp ứng dụng của chúng ta:. .

0 0 82

- vừa được xem lúc

Làm ứng dụng học toán đơn giản với React Native - Phần 6

Chào các bạn một năm mới an khang thịnh vượng, dồi dào sức khỏe. Lại là mình đây Đây là link app mà các bạn đang theo dõi :3 https://play.google.com/store/apps/details?id=com.

0 0 51

- vừa được xem lúc

20 Plugin hữu ích cho Android Studio

1. CodeGlance. Plugin này sẽ nhúng một minimap vào editor cùng với thanh cuộn cũng khá là lớn. Nó sẽ giúp chúng ta xem trước bộ khung của code và cho phép điều hướng đến đoạn code mà ta mong muốn một cách nhanh chóng.

0 0 301