- vừa được xem lúc

Sử dụng Room database trong lập trình Android

0 0 475

Người đăng: Tran Manh Hung

Theo Viblo Asia

Bạn đã quá chán nản với việc triển khai SQLite trong dự án của mình vì câu lệnh phức tạp và nhiều bước?

Việc này sẽ không còn xảy ra nữa nếu bạn áp dụng Room của thư viện Jetpack vào trong dự án của mình.

Giới thiệu Room database trong Android

Room database được phát triển và cải tiến từ sqlite. Room database giúp đơn giản hoá việc code, và giảm thiểu các công đoạn liên quan đến cơ sở dữ liệu.

Bản chất Room database là abstract layer gồm cơ sở dữ liệu chuẩn SQLite được Android thông qua.

Với 3 thành phần chính là: Database, DAO(Data Access Object) và entity. Mỗi thành phần đều có nhiệm vụ và chức năng riêng.

Áp dụng Room database

1. Cài đặt thư viện

thêm vào build.gradle(app)

implementation("androidx.room:room-runtime:2.3.0") kapt("androidx.room:room-compiler:2.3.0") implementation("androidx.room:room-ktx:2.3.0")

2. Tạo cấu trúc Room database

chúng ta sẽ tạo 3 class như sau:

  • Game: Entity nơi định nghĩa bảng và trường của Database. Mỗi 1 Entity tương đương với 1 bảng trong Database.
  • GameDao: Interface định nghĩa các câu truy vấn Database.
  • AppDatabase: Class này extends từ RoomDatabase là nơi thao tác trực tiếp và thực hiện các truy vấn xuống Database. Bây giờ mình sẽ hường dẫn các bạn tạo từng class một. Đầu tiên tạo class Game.
@Entity(tableName = "game")
@Parcelize
data class Game( @PrimaryKey @ColumnInfo(name = "id") val id: Long, @ColumnInfo(name = "name") val name: String, @ColumnInfo(name = "image") val image: String, @ColumnInfo(name = "score") val score: Long, @ColumnInfo(name = "platforms") val parentPlatforms: List<Platforms>
)

Sau đó các bạn tạo interface để thực hiện truy vấn.

DAO là interface được chú thích với @Dao, nó đóng vai trò trung gian truy cập vào các đối tượng trong cơ sở dữ liệu và các bảng của nó.

Có bốn chú thích cụ thể cho các hoạt động cơ bản của DAO: @Insert, @Update, @Delete, and @Query.

@Dao
interface GameDao { @Query("SELECT * FROM game") suspend fun getSavedGames(): List<Game> @Insert(onConflict = IGNORE) suspend fun insertGame(game: Game) @Delete suspend fun deleteGame(game: Game) @Query("SELECT * FROM game WHERE id =:id") fun isFavorite(id: Long): Game
}

Và cuối cùng các bạn tạo AppDatabase.

Thành phần Database là một abstract class đã được chú giải bằng @Database. Nó extend RoomDatabase Class và trong đó định nghĩa một danh sách các Entities và các DAO.

@Database( entities = [Game::class], version = DATABASE_VERSION, exportSchema = EXPORT_SCHEME
) abstract class AppDatabase : RoomDatabase() { abstract fun gameDao(): GameDao companion object { const val DATABASE_VERSION = 1 const val DATABASE_NAME = "gameSaved" const val EXPORT_SCHEME = false }
}

Tổng kết

Như vậy, mình đã hướng dẫn các bạn từng bước sử dụng Room database trong Android. Với Room database, nhưng thao tác đọc, ghi database trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn làm được và hiểu chi tiết cấu trúc và làm các dự án nâng cao hơn sau này.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Học Flutter từ cơ bản đến nâng cao. Phần 1: Làm quen cô nàng Flutter

Lời mở đầu. Gần đây, Flutter nổi lên và được Google PR như một xu thế của lập trình di động vậy.

0 0 281

- vừa được xem lúc

Học Flutter từ cơ bản đến nâng cao. Phần 3: Lột trần cô nàng Flutter, BuildContext là gì?

Lời mở đầu. Màn làm quen cô nàng FLutter ở Phần 1 đã gieo rắc vào đầu chúng ta quá nhiều điều bí ẩn về nàng Flutter.

0 0 207

- vừa được xem lúc

[Android] Hiển thị Activity trên màn hình khóa - Show Activity over lock screen

Xin chào các bạn, Hôm nay là 30 tết rồi, ngồi ngắm trời chờ đón giao thừa, trong lúc rảnh rỗi mình quyết định ngồi viết bài sau 1 thời gian vắng bóng. .

0 0 107

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu Proguard trong Android

1. Proguard là gì . Cụ thể nó giúp ứng dụng của chúng ta:. .

0 0 100

- vừa được xem lúc

Làm ứng dụng học toán đơn giản với React Native - Phần 6

Chào các bạn một năm mới an khang thịnh vượng, dồi dào sức khỏe. Lại là mình đây Đây là link app mà các bạn đang theo dõi :3 https://play.google.com/store/apps/details?id=com.

0 0 68

- vừa được xem lúc

20 Plugin hữu ích cho Android Studio

1. CodeGlance. Plugin này sẽ nhúng một minimap vào editor cùng với thanh cuộn cũng khá là lớn. Nó sẽ giúp chúng ta xem trước bộ khung của code và cho phép điều hướng đến đoạn code mà ta mong muốn một cách nhanh chóng.

0 0 315