- vừa được xem lúc

Tản mạn tâm sự

0 0 31

Người đăng: Bùi Minh Thự

Theo Viblo Asia

Cuối năm Canh Tý, đọc lại các blog ngày xưa. Thấy lòng vẫn còn mang nặng tâm sự. Nên bần tăng mạn phép post lại cho các thí chủ cùng đọc và suy ngẫm.

Bần tăng, 1 dev Ruby đã có kinh nghiệm làm việc cho 1 công ty Nhật 2 năm. Trong 2 năm qua bần tăng đã học được rất nhiều điều mà bản thân ngày xưa thời sinh viên ở Việt Nam không hề nghĩ đến, hoặc nếu nghĩ đến thì chỉ coi nó là chuyện tầm phào. Hôm nay đây xin chia sẻ những điều mà bần tăng đã giác ngộ được trong quá trình làm việc.

Hãy tự hào khi thí chủ làm kĩ thuật

  • Là 1 dev, thí chủ có khả năng sử dụng năng lực kĩ thuật của bản thân để biến các ý tưởng của giám đốc, hay của bên kinh doanh thành 1 thứ có thật, sờ mó, tương tác được. Khi hệ thống có lỗi, người đầu tiên mà team chăm sóc khách hàng (CS) sẽ phải đến cầu viện là thí chủ, và thí chủ đôi khi sẽ là trung tâm (nếu lỗi đấy là do thí chủ tạo ra =)) ) và sẽ khiến cho thí chủ cảm thấy mình thật sự là người quan trọng, và đang làm 1 việc cực kì có ý nghĩa.

  • Là 1 dev, thí chủ sẽ có khả năng phân tích vấn đề 1 cách logic, không phải chỉ vấn đề liên quan đến công việc, đến hệ thống mà thí chủ đang maintain hay phát triển, mà khả năng ấy có thể được áp dụng trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Nhờ đó có thể cuộc sống dễ dàng hơn khi mà thí chủ áp dụng kĩ năng này để xử lý những việc không liên quan đến cảm xúc ( như yêu đương, …)

Tuy nhiên, chỉ những kĩ năng trên là chưa đủ

Không nên chỉ làm theo 100% ý nghĩ của người khác

Thí chủ đủ khả năng làm theo những ý tưởng người khác ( giám đốc, khách hàng …) nhưng không nên làm theo đúng 100% những gì mà người khác bảo làm. Hãy đặt câu hỏi 「Tại sao, tại sao」 để hiểu rõ hơn về bản chất vấn đề.

Giả sử khi thí chủ đảm nhận yêu cầu làm 1 chức năng cho 1 hệ thống, hãy đặt các câu hỏi như sau:

  • Chức năng là gì? Dùng để làm gì? Tại sao phải làm chức năng này?
  • Flow thông thường của chức năng ấy như thế nào?
  • Có thêm được yêu cầu nào để chức năng ấy hoàn hảo hơn nữa được không? ….

Một khi đã trả lời được các câu hỏi như trên, thí chủ sẽ đạt được các lợi ích như sau:

  • Hiểu rõ hơn được về logic nghiệp vụ của chức năng → Giúp cho việc thiết kế và code có thể sẽ dễ dàng hơn.
  • Có thể đưa ra những lời khuyên cho khách hàng. → Điều này sẽ giúp thí chủ được khách hàng đánh giá cao và có thể sẽ giúp kiếm được những hợp đồng outsource khác trong tương lai

Hãy học kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng Hou-Ren-Sou

Thí chủ nào làm việc với công ty Nhật thì chắc cũng biết: Hou-Ren-Sou là 1 trong những kĩ năng quan trọng nhất trong công việc. Kĩ năng này sẽ giúp cho tất cả mọi người trong team có thể nắm được tiến độ, nội dung công việc mà mỗi người khác làm, nắm được vấn đề mà những member khác gặp phải và cùng nhau tìm cách để giải quyết vấn đề đó.

★ Vấn đề ở đây không chỉ là vấn đề liên quan đến công việc, mà có thể mở rộng ra các vấn đề cá nhân mà từng người trong team có thể chia sẻ.

Hãy học cách cân bằng cuộc sống

Với đại đa số dev, code nó là cái niềm đam mê. Cái cảm giác mà viết từng dòng lệnh, sau đó compile, sau đó chạy thành giao diện tương tác được phê không tưởng. Cảm giác mà fix được 1 bug to sau nhiều thời gian tìm cũng phê không kém. Và trong khoảng thời gian mà fix bug hay dev 1 chức năng, đôi khi bần tăng ngồi mân mê cả ngày, cố tìm cách giải quyết cho bằng được, cố gắng dev cho nó đến khi chạy được thì thôi, bỏ qua tất cả mọi việc khác ( như: gấu gọi mà ko nhắn tin, …) Và sau thời gian như thế, cái bần tăng làm được là giải quyết xong vấn đề trong công việc, thế nhưng bần tăng lại gặp phải 1 vấn đề mới trong cuộc sống riêng (ví dụ: gấu giận dỗi, …) Và chính do ảnh hưởng của vấn đề riêng tư ấy có thể ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, và chắc chắn gây ảnh hưởng lên chất lượng công việc của thí chủ. Do vậy, việc cân bằng công việc và cuộc sống riêng tư là cực kì cần thiết.

Dev nên đặt mục tiêu lâu dài

Cái này bần tăng nghĩ chắc không chỉ riêng dev mà trong tất cả mọi nghề, mọi người nên tập đặt 1 mục tiêu 1-3 năm trở đi. Hãy nghĩ 3-5 năm sau mình sẽ làm gì, tưởng tượng mình trở thành như thế nào, và sau đó lên kế hoạch từng bước để hiện thực hóa cái mục tiêu ấy.
Việc đặt mục tiêu lâu dài là việc cực kì khó, bần tăng cũng đã rất mông lung, bối rối khi bắt đầu nghĩ đến mục tiêu 1-3 năm sau. Kĩ năng này sinh viên Việt Nam (hoặc ít nhất là sinh viên kĩ thuật ở Việt Nam) không được dạy, nên sẽ rất khó khăn khi mà đặt mục tiêu như thế. Tuy nhiên, khó cũng phải/nên làm. Bởi vì: Người không có mục tiêu như đi trên con đường không có biết đích đến vậy.

Lời kết

Trên đây là mấy điều tản mạn mà bần tăng muốn tâm sự với các thí chủ. Có thể các thí chủ sẽ nghĩ là 「những điều trên thì sách nào chả viết, bố mày cũng biết rồi」. Thì bần tăng xin trả lời rằng: 「Trên kia chỉ là những giác ngộ mà bần tăng tự nhận ra sau vài năm làm việc, và muốn dùng chính câu chữ của chính bần tăng để chia sẻ được cho các thí chủ. Các thí chủ đã biết rồi thì có thể bỏ qua bài này. 」Bần tăng chỉ mong muốn là những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho ccc thí chủ, nhất là những thí chủ mới chập chững bước vào nghề. Cuối cùng, bần tăng xin cảm ơn các thí chủ đã đọc được đến tận lời cảm ơn này. Bần tăng vô cùng cảm kích điều ấy. Cầu mong các thí chủ luôn mạnh khỏe, bình an và sẽ mang đến những dòng code tươi đẹp nhất đến cho nhân loại.

2018/03/25 THÍCH THÌNH THỊCH

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Fresher developer và những cuộc phỏng vấn ối dồi ôi phần 1

Nỗi lòng của người ngồi sau bàn phỏng vấn cùng những ứng viên ố dề. Thế nhưng có phải chỉ ứng viên đi phỏng vấn mới áp lực hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tiếp.

0 0 32

- vừa được xem lúc

Tôi và hành trình trốn chạy khỏi... Java

Chạy ngay đi, trước khi... máy của bạn nóng bỏng tay (vì chạy Netbeans với Eclipse đấy). Một nỗi ám ảnh luôn đeo bám lấy chàng trai làm IT nghèo khó cho đến tận bây giờ - build Java app.

0 0 39

- vừa được xem lúc

Chuyện học ngôn ngữ của chàng trai 28 tuổi thông thạo 10 thứ tiếng

Một câu chuyện về tấm gương hiếu học của chàng trai không phải thủ khoa cũng chả phải thần đồng nhưng vẫn có thể học được 10 thứ tiếng trôi chảy (nhờ tài bốc phét kinh thiên động địa dưới đây). Xin ch

0 0 40