- vừa được xem lúc

Tic-tac-toe với React

0 0 14

Người đăng: Cao Quý Đăng

Theo Viblo Asia

Giới thiệu

Dạo gần đây mình có tự học React. Lên trang chủ của nó thì có một tutorial khá hay đó là code tic-tac-toe game bằng React. Nên trong bài viết này mình sẽ chia sẽ một số kiến thức mình học được khi code nó. Về cơ bản game sẽ giống với game tic-tac-toe thông thường nhưng có thêm lưu lịch sử các bước đi và mình có thể quay lại trạng thái của nước đi đó. Toàn bộ source code mình đã đưa lên git các bạn có thể vào để xem và dễ dàng theo dõi ở đây.

Game sẽ có giao diện như bên dưới.

Kiến thức cơ bản

JSX

JSX là một cú pháp mở rộng của Javascript. Trong React ta nên sử dụng JSX để tạo UI.

const jsx = <div>Hello World!!!</div>

Bên trên là cú pháp đơn giản của JSX nhìn nó rất giống HTML đúng không? Vì đây chỉ là một ví dụ đơn giản nên bạn sẽ không thấy được sực mạnh của nó. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng expression trong JSX và JSX có thể có nhiều children. Bạn có thể xem ví dụ bên dưới.

const name = 'Simon';
const age = 23
const element = ( <div> <h1>Hello {name}!</h1> <p>Age: {age}</p> <h2>Good to see you here.</h2> </div>
);

Để tìm hiểu rõ hơn về JSX bạn có thể tham khảo ở đây.

State

State để lưu trữ thông tin về component. Nó là thành phần của component và do component đó quản lý. Khi nào ta cần thay đổi dữ liệu của component ta sẽ sử dụng state. Có một lưu ý là ta không nên trực tiếp thay đổi state bằng cách trỏ vào nó mà nên sử dụng setState để cập nhật. Mỗi khi state thay đổi component và tất cả các component con sẽ được re-render.

class Game extends React.Component { constructor(props) { super(props); this.state = { count: 0, }; } increment() { this.setState((state) => ({ count: state.count + 1 })); } decrement() { this.setState((state) => ({ count: state.count - 1 })); } render() { return ( <div className="flex"> <button onClick={() => this.decrement()}>-</button> <div>{ this.state.count }</div> <button onClick={() => this.increment()}>+</button> </div> ); }
}
// ======================================== ReactDOM.render(<Game />, document.getElementById("root"));

Trên là một ví dụ đơn giản của việc sử dụng state và thay đổi state trong class component.

Props

Props là dữ liệu của component cha truyền cho component con để sử dụng dạng attribute. Bạn hãy tưởng tượng props là tham số truyền vào một hàm để hàm đó sử dụng. Dưới đây là một ví dụ về việc sử dụng props.

function List({ people }) { console.log(people) return ( <> {people.map((person) => { const { id, name, age, image } = person; return ( <article key={id} className="person"> <div> <h4>{name}</h4> <p>{age} years old</p> </div> </article> ); })} </> );
} function App() { const data = [ { id: 1, name: "Simon", age: 27, }, { id: 2, name: "Kim So Hyun", age: 23, }, { id: 3, name: "Clown", age: 30, } ] const [listUser, setListUser] = useState(data); return ( <div className="flex"> <List people={listUser} /> <button onClick={() => setListUser([])}>Clear All</button> </div> )
} // ======================================== ReactDOM.render(<App />, document.getElementById("root"));

Ở đây qua hai ví dụ bạn sẽ thấy sự khác biệt đó là khi demo về state mình sử dụng class component còn với props mình lại sử dụng function component. Mình sử dụng như vậy để các bạn làm quen với 2 loại component này và cách sử dung nó. Về function component khi truyền props cho component ta nhận nó như tham số truyền vào hàm và khi thao tác với state ta sẽ sử dụng hook. Chi tiết hơn về function và class component các bạn có thể xem ở đây.

Cài đặt

Ta sẽ sử dụng câu lệnh npx create-react-app <your-app-name> để tạo một project React một cách nhanh chóng. Bạn mở terminal lên chạy câu lệnh như bên dưới là ta đã có một project React rồi.

npx create-react-app tic-tac-toe

Ta sẽ có cấu trúc thư mục như hình.

Nhưng để đơn giản ta sẽ xóa một số file không cần thiết và làm cho nó nhỏ gọn nhất.

// terminal
cd src # Nếu bạn sử dụng Mac or Linux: (xóa toàn bộ file trong thư mục)
rm -f * # Quay trở về thư mục trước
cd ..

Sau khi xóa xong ta tạo 2 file là index.cssindex.js vào trong thư mục src. Trong file index.js ta thêm các dòng sau.

import React from 'react';
import ReactDOM from 'react-dom';
import './index.css';

Vậy là đẽ setup xong project, bây giờ ta có thể nhập npm start vào terminal để chạy project.

Tic-tac-toe!!!

Truyền data vào props

Ở đây ta sẽ tập trung vào code React nên toàn bộ style CSS và source code các bạn có thể tham khảo ở link bên trên.

class Game extends React.Component { render() { return ( <div className="game"> <div className="game-board"> <Board /> </div> <div className="game-info"> <div>{/* status */}</div> <ol>{/* TODO */}</ol> </div> </div> ); }
} ReactDOM.render(<Game />, document.getElementById("root"));

Đầu tiên ta tạo ra component Game để render game ra browser. Trong đó có sử dụng component Board sẽ được nói rõ hơn ở bên dưới. Còn dòng cuối cùng là ReactDOM để React có thể render component Game ra div có id là root ở file index.html trong thư mục public.

class Board extends React.Component { renderSquare(i) { return <Square value={i} />; } render() { const status = 'Next player: X'; return ( <div> <div className="status">{status}</div> <div className="board-row"> {this.renderSquare(0)} {this.renderSquare(1)} {this.renderSquare(2)} </div> <div className="board-row"> {this.renderSquare(3)} {this.renderSquare(4)} {this.renderSquare(5)} </div> <div className="board-row"> {this.renderSquare(6)} {this.renderSquare(7)} {this.renderSquare(8)} </div> </div> ); }
} class Square extends React.Component { render() { return ( <button className="square"> {this.props.value} </button> ); }
}

Đầu tiên ta tạo 2 component trong file index.jsBoard(bàn chơi) và Square(đại diện cho mỗi ô vuông chứa 'X' hoặc 'O'). Component Board ta sẽ render ra 9 Square để tạo ra bàn chơi bằng cách gọi hàm renderSquare và truyền cho nó props là 'X' hoặc 'O'. Trong hàm render mình có render ra 9 ô (nhìn có vẻ nông dân nhỉ ? tại sao mình gọi 9 lần renderSquare nhưng lại không cho vào vòng lặp =)) nhưng không sao bạn đừng để ý vội vì bài này ta sẽ tập trung vào code react ). Sau khi có được đoạn code như kia ta sẽ được giao diện như hình.

Tạo tương tác với component (bắt sự kiện click)

class Square extends React.Component { constructor(props) { super(props); this.state = { value: null, }; } render() { return ( <button className="square" onClick={() => this.setState({value: 'X'})} > {this.props.value} </button> ); }
}

Trong component Square mình có tạo state cho nó để quản lý giá trị của ô đó và mỗi khi người dùng click chuột ta sẽ điền dấu 'X' vào ô chơi đó. Ở đây mình có dùng setState để thay đổi giá trị cho state của component. Sau khi thêm sự kiện ta sẽ được như sau.

tic-tac-toe là game hai người chơi nên ta không thể cứ điền X mãi thế được vì ta se không thể biết ai đi nước nào để tìm người chiến thắng nên ta cần điền cả O vào bàn chơi nữa. Và để kiểm tra người chiến thắng ta cũng cần quản lý giá trị của 9 ô chơi (Square) ở một nơi.

class Board extends React.Component { constructor(props) { super(props); this.state = { squares: Array(9).fill(null), }; } renderSquare(i) { return <Square value={i} />; } ...(more code below)
}

Trong component Board ta sẽ tạo state để quản lý giá trị của 9 ô chơi đó là 1 mảng có 9 phần tử và mặc định có giá tị null. Mảng của ta sẽ có giá trị tương tự như sau.

[ 'O', null, 'X', 'X', 'X', 'O', 'O', null, null,
]

Vì state của mình phản ảnh chính bàn chơi và thay đổi sự kiện khi ta nhấn vào mỗi ô Square nên hàm renderSquare(i) trông sẽ như sau.

renderSquare(i) { return ( <Square value={this.state.squares[i]} onClick={() => this.handleClick(i)} />; )
}

Vì ta quản lý state của game ở component Board và ta truyền vào 2 props là giá trị của ô tương ứng với mảng state và một hàm handleClick. Hàm này có nhiệm vụ mỗi khi người dùng click ta sẽ cập nhật giao diện và cả state quản lý giá trị của 9 ô (có thể hiểu state.squares chính là vị trí 'X', 'O' trên màn chơi ta chỉ hiển thị cho người dùng đúng như state.squares). Trong component Square ta sửa như sau.

class Square extends React.Component { render() { return ( <button className="square" onClick={() => this.props.onClick()} > {this.props.value} </button> ); }
}

Hàm handleClick trong component Board như sau.

handleClick(i) { const squares = this.state.squares.slice(); squares[i] = 'X'; this.setState({squares: squares}); }

Bạn để ý trong hàm ta có một bước là const squares = this.state.squares.slice() tức là ta sẽ tạo ra 1 shallow copy của mảng squares rồi sau đó ta thao tác trên mảng copy đó rồi tiến hành setState squares thành mảng mới đó. React khuyến khích việc làm này để hiểu rõ hơn các bạn có thể tham khảo lợi ích mà nó đem lại ở đây.

Function component

Ta sẽ tiến hành chuyển component Square từ class component sang function component. Vì viết function component đơn giản hơn rất nhiều và chỉ tồn tại render method và không có state của nó. Square chuyển sang function component như sau.

function Square(props) { return ( <button className="square" onClick={props.onClick}> {props.value} </button> );
}

Ta có thể thấy nhìn dễ hiểu hơn rất nhiều, props được truyền vào từ component cha là tham số truyền vào của hàm.

Lượt đi của người chơi

Hiện tại code của mình chỉ có thể dánh dấu 'X' lên bàn chơi. Để có thể làm thành 2 người chơi ta cần điền 'O' vào.

class Board extends React.Component { constructor(props) { super(props); this.state = { squares: Array(9).fill(null), xIsNext: true, }; } ...(more code below)

Ta sẽ để lần đi đầu tiền là X (mặc định). Mỗi khi người chơi đổi lượt ta sẽ ta sẽ đổi giá trị của state xIsNext trong hàm handleClick().

handleClick(i) { const squares = this.state.squares.slice(); squares[i] = this.state.xIsNext ? 'X' : 'O'; this.setState({ squares: squares, xIsNext: !this.state.xIsNext, }); }

Ta cũng sẽ tạo status để biết người chơi nào đang đến lượt đi bằng cách thêm vào hàm render trong Board.

render() { const status = 'Next player: ' + (this.state.xIsNext ? 'X' : 'O'); return ( ...(more code below)

Cuối cùng ta sẽ có Board component như sau.

class Board extends React.Component { constructor(props) { super(props); this.state = { squares: Array(9).fill(null), xIsNext: true, }; } handleClick(i) { const squares = this.state.squares.slice(); squares[i] = this.state.xIsNext ? 'X' : 'O'; this.setState({ squares: squares, xIsNext: !this.state.xIsNext, }); } renderSquare(i) { return ( <Square value={this.state.squares[i]} onClick={() => this.handleClick(i)} /> ); } render() { const status = 'Next player: ' + (this.state.xIsNext ? 'X' : 'O'); return ( <div> <div className="status">{status}</div> <div className="board-row"> {this.renderSquare(0)} {this.renderSquare(1)} {this.renderSquare(2)} </div> <div className="board-row"> {this.renderSquare(3)} {this.renderSquare(4)} {this.renderSquare(5)} </div> <div className="board-row"> {this.renderSquare(6)} {this.renderSquare(7)} {this.renderSquare(8)} </div> </div> ); }
}

Sau khi sửa xong game của chúng ta sẽ như sau.

Như bạn có thể thấy về cơ bản game của ta đã hoạt động theo đúng nguyên lý của nó, bây giờ chỉ cần thêm logic để xác định người chiến thắng và đưa ra thông báo là xong.

Tìm người chiến thắng

Vì bàn chơi của ta là 3x3 nên ta có thể dễ dàng liệt kê ra những trường hợp trong mảng để giành chiến thắng. Ta thêm một helper function, hàm này sẽ có trách nghiệm kiểm tra xem ai là người chiến thắng hoặc là khi draw.

function calculateWinner(squares) { const lines = [ [0, 1, 2], [3, 4, 5], [6, 7, 8], [0, 3, 6], [1, 4, 7], [2, 5, 8], [0, 4, 8], [2, 4, 6], ]; for (let i = 0; i < lines.length; i++) { const [a, b, c] = lines[i]; if (squares[a] && squares[a] === squares[b] && squares[a] === squares[c]) { return squares[a]; } } let checkNull = squares.some(function (item) { return item === null; }); return checkNull ? null : 'Draw';
}

Ta sẽ gọi hàm này ở trong phương thức render của component Board.

render() { const winner = calculateWinner(this.state.squares); let status; if (winner) { status = winner === "Draw" ? winner : "Winner: " + winner; } else { status = "Next player: " + (this.state.xIsNext ? "X" : "O"); } return ( ...(more code below)

Nhưng đến đây là chưa đủ khi bạn test thì có thể thấy khi có thông báo người chiến thắng rồi ta vẫn có thể chơi được tiếp hoặc ta có thể đi đè lên nước đi của nhau. Để có thể dừng game lại ta sẽ sửa hàm handleClick() như sau.

// Board component
handleClick(i) { const squares = this.state.squares.slice(); if (calculateWinner(squares) || squares[i]) { return; } squares[i] = this.state.xIsNext ? 'X' : 'O'; this.setState({ squares: squares, xIsNext: !this.state.xIsNext, }); }

Cùng test thử thôi.

Vậy là mọi thứ khá là ổn như những gì ta mong muốn rồi. Nhưng bây giờ mình muốn làm Doctor Strange có viên time stone để quay lại thời gian những nước đi trước thì sao?. Đơn giản giờ ta chỉ cần một biến để lưu trạng thái của bàn cờ cho từng nước đi vào khi ta muốn quay trở lại bước nào chỉ cần cập nhật lại state squares.

Time Travel!!!

Để làm được tính năng này nếu ta cần một biến lưu toàn bộ lịch sử trạng thái của bàn cờ mỗi lần người chơi đi. Ta sẽ có thêm một state là history lưu tất cả trạng thái của Board. Nó sẽ trông như sau.

history = [ // Before first move { squares: [ null, null, null, null, null, null, null, null, null, ] }, // Move 1 { squares: [ null, null, null, null, 'X', null, null, null, null, ] }, // Move 2 { squares: [ null, null, null, null, 'X', null, null, null, 'O', ] }, // ...
]

Để dễ dàng quản lý ta sẽ để history là state của Game component vì trong Game có render ra thằng component con là Board. Khởi tạo state cho Game.

class Game extends React.Component { constructor(props) { super(props); this.state = { history: [{ squares: Array(9).fill(null), }], xIsNext: true, }; } render() { return ( <div className="game"> <div className="game-board"> <div className="status">{/* status */}</div> <Board /> </div> <div className="game-info"> <div>Time Travel</div> <li>{/* TODO */}</li> </div> </div> ); }
}

Ta có thể thấy history sẽ là một mảng chứa các trạng thái của Board. Vì ta thay đổi Game component nên Board component ta cũng sẽ thay đổi như sau.

class Board extends React.Component {
// Xóa constructor vì ta đã quản lý state của bước đi ở Game component renderSquare(i) { return ( <Square value={this.props.squares[i]} onClick={() => this.props.onClick(i)} /> ); }

Trong hàm renderSquare(i) ta sẽ truyền hàm onClick(i) từ props vì khai ta chuyển state của sang component Game nên mọi thay đổi state sẽ được định nghĩa trong component GameGame sẽ truyền hàm cho thằng con mình sử dụng. Ta sẽ sửa lại hàm render của component Game

// Game component
render() { const history = this.state.history; const current = history[history.length - 1]; const winner = calculateWinner(current.squares); let status; if (winner) { status = winner === "Draw" ? winner : "Winner: " + winner; } else { status = "Next player: " + (this.state.xIsNext ? "X" : "O"); } return ( <div className="game"> <div className="game-board"> <div className="status">{/* status */}</div> <Board squares={current.squares} onClick={(i) => this.handleClick(i)} /> </div> <div className="game-info"> <div>Time Travel</div> <li>{/* TODO */}</li> </div> </div> ); }

Giải thích một chút ở đây bạn có thể thấy vì ta đã quản lý các trạng thái của game ở state history nên vị trí của 'X' và 'O' hiện tại của người chơi sẽ là phần tử cuối cùng của mảng và mọi tính toán về người thắng cuộc sẽ dựa trên phần tử cuống cùng của mảng đó. Vì ta đã tính toán và quản lý status game trong hàm render() của component Game nên hàm render() của component Board sẽ như sau.

// Board component
render() { return ( <div> <div className="board-row"> {this.renderSquare(0)} {this.renderSquare(1)} {this.renderSquare(2)} </div> <div className="board-row"> {this.renderSquare(3)} {this.renderSquare(4)} {this.renderSquare(5)} </div> <div className="board-row"> {this.renderSquare(6)} {this.renderSquare(7)} {this.renderSquare(8)} </div> </div> ); }

Ta cũng cần chuyển hàm handleClick(i) trong Board lên component Game vì (mọi trạng thái của game bây giờ đều do Game quản lý). Hàm handleClick(i) component Game sẽ như sau.

// Xóa hàm handleClick(i) trong component Board
// Game component
handleClick(i) { const history = this.state.history; const current = history[history.length - 1]; const squares = current.squares.slice(); if (calculateWinner(squares) || squares[i]) { return; } squares[i] = this.state.xIsNext ? 'X' : 'O'; this.setState({ history: history.concat([{ squares: squares, }]), xIsNext: !this.state.xIsNext, }); }

Như đã giải thích ở trên thì trạng thái hiện tại của game sẽ là phần tử cuối cùng của mảng nên trong hàm này ta cũng lấy ra nó để thao tác. Sau khi đã sửa xong thì đã đến lúc ta hiển thị lịch sử các bước đi cho người chơi và tiến hành time travel mỗi khi người chơi nhấn vào lịch sử đó. Trong hàm render của component Game ta thêm như sau.

render() { const history = this.state.history; const current = history[history.length - 1]; const winner = calculateWinner(current.squares); const moves = history.map((step, move) => { const desc = move ? 'Go to move #' + move : 'Go to game start'; return ( <li> <button onClick={() => this.jumpTo(move)}>{desc}</button> </li> ); }); let status; if (winner) { status = winner === "Draw" ? winner : "Winner: " + winner; } else { status = "Next player: " + (this.state.xIsNext ? "X" : "O"); } return ( <div className="game"> <div className="game-board"> <div className="status">{ status }</div> <Board squares={current.squares} onClick={(i) => this.handleClick(i)} /> </div> <div className="game-info"> <div>Time Travel</div> <ul>{moves}</ul> </div> </div> ); }

Ta thêm biến moves để trả về 1 list các state của Game. Bạn để ý sẽ thấy có một hàm chưa định nghĩa là jumpTo(move) hàm này sẽ chịu trách nghiệm cập nhật lại trạng thái mà người chơi muốn quay lại. Và khi render 1 list trong React ta cần gán 1 key cho nó. Để biết người chơi muốn quay lại bước nào ta cần 1 biến để lưu lại bước đó là stepNumber sẽ là state của Game component. Và hàm jumpTo(move) sẽ thao tác với nó.

jumpTo(step) { this.setState({ stepNumber: step, xIsNext: (step % 2) === 0, }); }

Trong hàm jumpTo(step) ngoài cập nhật stepNumber ta còn phải xác định xem người chơi tiếp theo sẽ là ai là 'X' hay 'O'?. Vì người chơi đầu tiên mặc định là X nên ta sẽ dựa theo số chẵn lẻ. Bây giờ khi người chơi nhấn vào các trạng thái muốn quay lại ta phải cập nhật lại view và người chơi tiếp theo cũng được cập nhật nên ta sẽ sửa lại một chút hàm handleClick() và hàm render() như sau.

handleClick(i) { const history = this.state.history.slice(0, this.state.stepNumber + 1); // Dòng thay đổi const current = history[history.length - 1]; const squares = current.squares.slice(); if (calculateWinner(squares) || squares[i]) { return; } squares[i] = this.state.xIsNext ? 'X' : 'O'; this.setState({ history: history.concat([{ squares: squares }]), stepNumber: history.length, // Dòng thay đổi xIsNext: !this.state.xIsNext, }); } render() { const history = this.state.history; const current = history[this.state.stepNumber]; // Dòng thay đổi const winner = calculateWinner(current.squares); // more code bellow

Vậy là đã xong phần Time Travel!! nên bây giờ ta sẽ tiến hành chạy thử xem kết quả như thế nào.

Tổng kết

Vậy ta đã hoàn thành trò chơi tic-tac-toe với React. Trò chơi này giúp chúng ta làm quen và thực hành thao tác với React, học một số kiến thức trong React như state, props, function compoent, class compoent, một chút về hook, và lợi ích của việc Immutability. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có những kiến thức cơ bản của React và xây dựng một game tic-tac-toe của riêng mình. Cảm ơn các bạn đã theo dỗi hết bài viết ❤️.

Thêm một chút là nếu bạn nào đã có kiến thức về module của ES6 rồi thì các bạn có thể refactor lại nó. Tách các compoent ra thành từng file và tiến hình import thay vì viết tất cả component vào một file như mình. Vì bài viết cũng khá dài rồi nên mình không đề cập đến nó ở đây.

Tham khảo

https://reactjs.org/tutorial/tutorial.html

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 433

- vừa được xem lúc

2021, chúng ta cần tối ưu hóa việc tải hình ảnh trên web như nào?

Rất chào các bạn,. Như các bạn đã biết, trong kỉ nguyên công nghệ, song song với sự sinh ra dày đặc của các trang web mới cũng là sự biến mất của những trang web "lạc hậu" hay hoạt động kém hiệu quả.

0 0 56

- vừa được xem lúc

Xóa phần tử trong Array JavaScript

Xóa phần tử trong Array JavaScript là một bài toán mà hầu hết mọi người đều gặp phải khi lập trình JavaScript. Để giải quyết bài toán này, JavaScript cung cấp rất nhiều giải pháp khác nhau.

0 0 49

- vừa được xem lúc

Bài 28 - Hiểu chính xác về Responsive Web Design và cách chia khoảng màn hình

Chào các bạn, thuật ngữ Responsive Web Design có lẽ không còn xa lạ gì với mọi người nữa. Bất kỳ ai làm về web đều đã từng làm hoặc ít nhất là nghe tới thuật ngữ Responsive Web Design này.

0 0 151

- vừa được xem lúc

Giới thiệu về Mixins trong Vuejs

Xin chào năm mới năm me! Hôm nay mình sẽ tiếp tục chia sẻ cho các bạn những vấn đề liên quan đến Vuejs. Ở bài trước mình đã giới thiệu về tính năng Filter và lần này, mình xin chia sẻ với các bạn về một khái niệm cũng rất quen thuộc.

0 0 394

- vừa được xem lúc

Top JavaScript Snippets bạn nên thử một lần cho biết

Chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về JS hôm nay mình xin chia sẻ tới các bạn một số đoạn snippets hay ho giúp chúng ta tăng hiệu suất công việc, cải thiện chất lượng code. Cùng bắt đầu nhé (go). . 1.

0 0 36