- vừa được xem lúc

Tự đánh giá kỹ năng Product Management

0 0 23

Người đăng: Võ Cao Sơn

Theo Viblo Asia

Tự đánh giá kỹ năng Product Management là bước đầu tiên trong 5 bước học PM mà mình đã viết ở bài trước. Đây là bước quan trọng nhất. Hiểu được bản thân đang ở đâu sẽ giúp bạn có những bước đi tiếp theo.

Trong bài này, mình share một số điểm chung của các “Great Product Manager, Product Owner”. Ở mỗi phần sẽ có một vài câu hỏi để bạn tự đánh giá bản thân.

Growth Mindset & Lifelong learner

Công việc PM cơ bản là problem solving. Để có thể giải quyết vấn đề, bạn cần có nhiều khía cạnh kiến thức khác nhau.

Vì thế Growth mindset & lifelong learner là điều mình tìm kiếm khi đánh giá một PM/PO.

Hầu hết PM/PO mình gặp đều có growth mindset.

Họ học nhiều. Học đa dạng. Học liên tục.

Câu hỏi cho bạn:

  • Quyển sách gần đây nhất bạn đọc là quyển gì? Bao giờ?
  • Bạn trau dồi kiến thức của bản thân như thế nào?
  • Bạn nghĩ bản thân là Generalist hay Specialist? Tại sao?
  • Bạn có cho rằng bản thân khá thông minh không?

Good technical background

Một số bạn làm Sale, MKT, Designer có thể sẽ không thích đoạn này. Nhưng strong technical background một điểm cộng cực kì lớn khi đánh giá PM.

Thậm chí một số công ty to đùng như FB còn bắt buộc PM có CS degree.

Ở Việt Nam, đa phần các công ty không yêu cầu bạn có CS, IT degree. Nhưng technical skills cơ bản là bắt buộc.

Technical skills đem lại cho bạn 2 điều: dễ dàng làm việc với Engineers và khả năng nắm bắt các khái niệm kỹ thuật nhanh chóng.

Các công ty cần tìm PM work ngon lành với đội Devs của họ. Technical skills là cách để họ đánh giá điều đó.

Câu hỏi cho bạn:

  • Một webapp, mobile app hoạt động như thế nào? Gồm những phần nào?
  • Mô tả quá trình làm ra một phần mềm
  • Khi một bạn Dev không đồng ý làm feature, bạn sẽ làm gì?
  • Làm sao để đội Devs tôn trọng ý kiến của bạn?
  • Bạn làm gì để feature release đúng hạn?

Product sense

Product Management = build product that solves problems.

Để build sản phẩm ngon, cần có Product sense.

Product sense nghĩa là bạn có thể “cảm nhận” được như thế nào là một sản phẩm tốt, như thế nào là một sản phẩm tệ. Bạn cảm nhận được sự liên kết giữa sản phẩm và thị trường, users.

Công việc hàng ngày của PM bao gồm rất nhiều những quyết định bé bé. Những quyết định đó thường ít khi dựa trên data, chiến lược… Chủ yếu dựa vào Product sense.

Câu hỏi cho bạn:

  • Thử kể về một sản phẩm bạn sử dụng gần đây và thấy thích. Tại sao bạn thích sản phẩm đó?
  • Thử kể về một sản phẩm bạn sử dụng gần đây và cực kì ghét. Tại sao bạn lại ghét sản phẩm đó?
  • Dưới góc nhìn Product, tại sao Zalo thành công?
  • Idea sản phẩm hay nhất bạn từng nghĩ ra là gì?
  • Idea sản phẩm tệ nhất bạn từng nghĩ ra là gì?
  • Điều gì phân biệt một sản phẩm tốt và một sản phẩm tệ?

Góc nhìn đa chiều

Tùy vào tính chất product mà công việc của bạn sẽ tương tác trực tiếp với Developers, Designers, MKT, Sales, Content, Legal, Executives…

Thông thường, khi làm việc với những team này, bạn phải nhìn vấn đề dưới góc nhìn của họ. Có vài điều cần nắm để làm được điều đó.

Thứ nhất là bạn cần có các kiến thức, kỹ năng cơ bản của từng ngành. Thứ hai, bạn cần hiểu và empathy với các đồng nghiệp.

Câu hỏi cho bạn:

  • Bạn làm việc với Sales như thế nào?
  • Quy trình Sales diễn ra như thế nào?
  • Bạn làm việc với MKT như thế nào?
  • Bạn có thể đọc hiểu một MKT plan hay không?
  • Làm sao để bạn biết một bản Design có oke hay chưa?
  • Làm sao để feedback design?
  • Nên làm việc với lãnh đạo như thế nào?

Kinh nghiệm thực tế

PM được đánh giá qua chất lượng của product mà họ đã build.

Bạn không thể gọi bản thân là PM, PO nếu bạn chưa từng build, release features đến users.

Một feature, một product ra thị trường dưới tên bạn giá trị hơn vạn lời nói.

Câu hỏi cho bạn:

  • Bạn đã bao giờ build & release feature, product chưa?
  • Đâu là feature, product bạn tâm đắc nhất?
  • Làm sao để bạn build ra được feature đó?
  • Feature, product thất bại nhất của bạn thì sao?
  • Tại sao feature lại thất bại?

Kết

Các câu hỏi ở trên cũng là bộ câu hỏi Sơn thường dùng để giúp các bạn mới học làm Product Management đánh giá kiến thức trong các buổi Coaching Product Management cho Beginner. Cảm thấy khá hiệu quả.

Hy vọng có ích cho bạn. Bảo trọng!

Xem thêm nhiều bài viết tại: https://simpleproductmind.com

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Product Management/Quản lý sản phẩm cơ bản 2: Product team

Bài viết gốc: https://simpleproductmind.com/product-management-co-ban-2-product-team/.

0 0 26

- vừa được xem lúc

Framework 5 bước tự build sản phẩm cho Product Manager, Owner

Rất khó để bạn có thể học Product Management chỉ bằng cách đọc sách, học khóa học. Vậy làm sao để có skills làm sản phẩm thật sự? Làm sao để có kinh nghiệm khi bạn mới chỉ bắt đầu.

0 0 31

- vừa được xem lúc

Một số kỹ thuật quan trọng trong Product Management

Trong bài viết tuần này, Sơn chia sẻ với bạn các kỹ thuật quan trọng nhất cần nắm khi mới học làm Product Management. Có nhiều lý do, chủ yếu nằm ở việc người ta hay nghĩ rằng tất cả các vị trí làm PM

0 0 22

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu Scrum trong 5' p2

Ôn tập. Ở phần trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về https://viblo.asia/p/tim-hieu-scrum-trong-5-p1-OeVKBrodKkW. .

0 0 23

- vừa được xem lúc

Competitor Research cho Product Owner

Tôn Tử có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Cái gì dễ ta làm trước.

0 0 20

- vừa được xem lúc

Một số kỹ thuật quan trọng trong Product Management

Trong bài viết tuần này, Sơn chia sẻ với bạn các kỹ thuật quan trọng nhất cần nắm khi mới học làm Product Management. Có nhiều lý do, chủ yếu nằm ở việc người ta hay nghĩ rằng tất cả các vị trí làm PM

0 0 22