- vừa được xem lúc

Từ ứng viên 2 lần trượt phỏng vấn đến tech lead của sản phẩm triệu đô

0 0 17

Người đăng: Thao Hoang

Theo Medium

Nhưng thử mãi, Hiệp vẫn chưa thực sự thấy gắn bó với nghề nào. Câu hỏi “IT or not IT?” vẫn luôn trăn trở cho đến tận năm ba, khi cậu bắt đầu học các môn chuyên ngành. Tình cờ làm sao, ngay giữa những năm tháng mông lung ấy, Hiệp đã biết đến Got It…

Ba lần phỏng vấn đầy thử thách

Vào năm ba, khi sinh viên bắt đầu xôn xao tìm nơi thực tập, thì Hiệp được một người anh đang làm ở Got It giới thiệu về môi trường, công việc và sản phẩm ở đây. Đứng trước một công ty làm product hiếm hoi ở đất Hà thành, lại có môi trường kiểu Mỹ đúng như mình mong muốn, Hiệp quyết tâm thử nộp CV xem sao.

Cậu sinh viên năm ba khi ấy vô tư lắm, cứ thế nộp hồ sơ rồi đi phỏng vấn mà chẳng ôn luyện gì nhiều! Vậy là, vào một ngày tháng 6 năm 2017 trời không quá trong xanh, cậu sinh viên nhận kết quả xong buồn rười rượi… Giờ nhìn lại, những câu hỏi ấy thực ra đều là những kiến thức cơ bản, nhưng nếu không nắm chắc thì cũng khó mà trả lời thoả đáng. Team phỏng vấn khuyên Hiệp nên củng cố lại kiến thức, chắc chắn rồi hẵng apply sau. Dù buồn nhưng dù sao cũng là lần đầu đi phỏng vấn, cậu tự nhủ có trượt cũng là chuyện thường, vì mình cũng chưa ôn kỹ. Có lẽ về nhà “dùi mài kinh sử” thì sẽ nên cơm cháo chăng?!

Chàng sinh viên đầy hoài bão năm đó

Theo lời khuyên, Hiệp về ôn tập và chỉ sau vỏn vẹn… một tháng, cậu trở lại đường đua. Lần này, Hiệp đã pass vòng Phone Screen, nhưng lại không thể vượt qua Competency Interview— vòng phỏng vấn “khoai” nhất trong quy trình tuyển dụng của Got It. Một khi đã đụng chạm nhiều hơn đến các vấn đề chuyên môn, feedback mà team phỏng vấn đưa ra cũng chi tiết và cụ thể hơn nhiều so với lần trước. Lần này, dù được đánh giá là rất cố gắng, nhưng Hiệp vẫn còn hơi non khi công ty cần người có thể nhanh chóng làm việc luôn.

Ứng tuyển lần hai nhưng vẫn chưa đỗ, không thể nói là không nản. Hiệp cũng nhiều lần trở lại với suy nghĩ liệu mình có hợp với ngành này không, có theo được nó đến cùng hay không… Phải mất đến gần một năm để chàng sinh viên quyết định apply thêm lần nữa. Trong khoảng thời gian ấy, không chỉ một lần cậu phải lựa chọn, đánh đổi và không ngừng chuẩn bị cho những lần lột xác tiếp theo.

Bước ngoặt và những đánh đổi

Sau đau thương thường là khoảng thời gian hồi phục. Hiệp nhận ra bên cạnh câu hỏi “Hợp hay không?” còn một câu hỏi khác cũng quan trọng không kém, đó là: “Liệu mình đã thực sự dành thời gian cho nó hay chưa?”.

Thay vì vội vàng apply lần nữa, cậu quyết định xin thực tập ở một công ty nhỏ khác để trau dồi kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Chàng kỹ sư Bách Khoa tâm sự rằng việc thực sự đi làm, học cách code hẳn hoi và bài bản khiến cậu có cái nhìn thực tế hơn về ngành IT. Và từ hiểu hơn, cậu cũng vững tâm hơn để theo đuổi con đường mình đã chọn. Với biểu hiện của mình, Hiệp được công ty giữ lại với một mức lương khá ổn.

Vậy vì sao cậu vẫn quyết định quay lại Got It? Liệu Got It có gì khiến Hiệp “đam mê” đến thế chăng? Chàng trai nghe vậy liền cười bảo, thực ra không hẳn là đam mê, mà là không cam tâm. Lúc chuẩn bị nộp hồ sơ lần 3, cậu từng nghĩ nếu lần này không được chắc bỏ nghề đi làm việc khác. Nhưng nếu thấy bại mà lui thì “thường” quá.

Hiệp của năm ấy đơn giản chỉ nghĩ, đã thích rồi thì phải làm bằng được! Thế là chàng sinh viên năm tư một lần nữa xé toang vùng an toàn của bản thân: dứt khoát xin nghỉ việc ở công ty cũ, dành hẳn 2–3 tháng chỉ ở nhà xem các buổi technical interview trên Internet và học thêm kiến thức liên quan đến tech stack mà Got It sử dụng (JavaScript, Python…).

Giữa lần ứng tuyển thứ 2 và thứ 3 có lẽ là khoảng thời gian Hiệp trăn trở nhiều nhất…

Cuối cùng, hard work paid off, cậu đã không phụ lời hứa với bản thân và trở thành thực tập sinh của Got It. Dù vẫn bị các anh “hỏi xanh cả mặt”, thì Hiệp cũng đã phá bỏ được lời nguyền Competency đã đeo bám bấy lâu.

Vốn dĩ, kể cả lần này Hiệp có hơi đuối thì các anh tech lead vẫn sẽ tuyển vào training thử xem sao. Got It không ngại chăm một cây non cho đến khi ra hoa, chỉ ngại đó là gỗ mục. Để trổ hoa, bản thân nhánh cây đó cũng phải có phẩm chất nhất định. Ở đây, phẩm chất của Hiệp chính là sự quyết tâm, sự cầu tiến đến bướng bỉnh mà chẳng phải ai cũng có được. Đó là một tinh thần rất “startup”, bởi nếu chỉ thích an toàn, thấy khó mà lui, thì một startup đầy khó khăn và vấn đề như Got It chắc chắn không phải sự lựa chọn phù hợp.

Nhưng may thay, cuối cùng giả định trên đã không xảy ra. Chàng trai ấy không những vượt qua phỏng vấn chuyên môn, mà còn vượt qua với kết quả vô cùng thuyết phục. Để làm được điều này, Hiệp phải dành đến gần một năm (từ tháng 6/2017 đến tháng 4/2018) không ngừng trau dồi bản thân, không ngừng đánh đổi và chấp nhận những thử thách để quyết không phụ kỳ vọng của chính mình.

(Nếu đã từng đọc về IASK — kim chỉ nam của Got It — hẳn bạn cũng biết rằng Attitude (Thái độ) và Intelligence (Trí thông minh) là hai yếu tố quan trọng nhất cho vị trí Intern ở Got It. Chỉ cần bạn thông minh, nắm vững kiến thức căn bản, có thái độ cầu tiến, quyết tâm học hỏi và đóng góp cho công việc, bạn đã ghi điểm rất lớn trong vòng phỏng vấn rồi đó!)

Excelchat — cột mốc của sự trưởng thành

Ở Got It, có lẽ Hiệp là một trong minh chứng sống động nhất về sự bứt phá. Chỉ sau 1 năm 7 tháng làm việc, chưa đầy nửa năm sau khi tốt nghiệp ĐHBK Hà Nội, chàng sinh viên năm nào đã trở thành team leader của Excelchat — sản phẩm mang lại doanh thu lớn thứ 2 của Got It, chỉ sau PhotoStudy.

Bình luận