Làm web mà không cần biết Code? Bạn đã bao giờ thử tạo một website, một ứng dụng mà không cần biết code? Những năm gần đây, các nền tảng No-Code và Low-Code nổi lên như 1 hiện tượng cho việc phát triển ứng dụng khiến cho cả những người không biết code cũng có thể tạo ra những trang web xịn sò 🤔🤔. Vậy tương lai của các dev sẽ đi về đâu?
Cùng ngồi đây đàm đạo về tương lại của anh em IT có phải về quê nuôi cá trồng rau không
No-Code/Low-Code
No-Code có thể hiểu đơn giản là xây dựng ứng dụng mà không cần "đụng" đến mã nguồn một chút nào. Bạn sẽ chỉ cần sử dụng các công cụ kéo-thả để thiết kế và xây dựng những website, ứng dụng mà không cần phải vắt óc suy nghĩ về HTML, CSS hay JavaScript.
Low-Code thì có vẻ cầu kỳ hơn một chút, bạn sẽ phải dùng đến mã nhưng chỉ một ít thôi, giống như việc nêm nếm gia vị cho món ăn vậy. Bạn sẽ không phải ngồi "cắm cúi" cả ngày trên màn hình với những dòng mã dài lê thê, nhưng nếu bạn muốn tùy chỉnh một chút, thì có thể thêm vào vài dòng để tạo điểm nhấn cho dự án của mình.
Tại sao nó lại thành hiện tượng?
Còn nhớ thời điểm chúng ta phải ngồi "nghẹt thở" với những dòng mã để xây dựng một ứng dụng? Giờ đây, mọi thứ đã khác. Với No-Code và Low-Code, việc xây dựng ứng dụng trở nên dễ dàng đến mức bạn chỉ cần mở máy tính, chọn template, kéo thả vài cái và... xong! Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, mà còn giải phóng sức sáng tạo của những người không phải lập trình viên.
Các nền tảng No-Code/Low-Code nổi bật
Webflow
Webflow là nền tảng lý tưởng cho những ai muốn xây dựng một website đẹp, độc đáo mà không cần biết một chút mã nào. Nó giống như một bảng vẽ nghệ thuật, nơi bạn có thể tự do thiết kế mà không cần phải lo lắng về coding. Giao diện kéo-thả giúp bạn tạo ra mọi thứ từ trang chủ cho đến các trang sản phẩm chỉ trong nháy mắt.
Bubble
Bubble à một nền tảng tuyệt vời nếu bạn muốn xây dựng một ứng dụng web đầy đủ tính năng mà không phải học lập trình. Bạn có thể tạo các ứng dụng hoàn chỉnh, tích hợp thanh toán, quản lý người dùng, và thậm chí làm cả một hệ thống quản lý hàng hóa – tất cả đều không cần phải biết một dòng mã nào.
Wix
Wix là một nền tảng phổ biến dành cho những người muốn xây dựng website một cách nhanh chóng và dễ dàng mà không cần kiến thức lập trình. Với giao diện kéo-thả, Wix cho phép người dùng chọn mẫu thiết kế và chỉnh sửa theo ý muốn.
Tại sao No-Code/Low-Code đang thịnh hành?
Tiết kiệm thời gian và chi phí
-
Thay vì việc bỏ ra 1 đống tiền để thuê 1 đội ngũ lập trình thì kéo thả trên các nên tảng này trong vài giờ là đã có 1 ứng dụng có thể chạy được rồi.
-
Từ vài tháng, vài năm phát triển bây giờ rút gọn còn vài giờ.
-
Từ 1 đống tiền để thuê giờ chỉ cần bỏ ra 1 chút là đã có 1 ứng dụng rồi.
=> Thật nhàn!🤣🤣
Đẩy nhanh quá trình phát triển sản phẩm
- Xây dựng layout nhanh chóng, tính năng hoạt động ổn mà không cần tốn nhiều thời gian.
- Làm 1 bản -> gửi duyệt -> không vừa ý đâu sửa tiếp -> sửa xong lại duyệt xong lại sửa. Cứ như thế cần gì vài tháng để làm có khi chỉ cần vài tuần.
Mở rộng cơ hội sáng tạo
Chỉ cần kéo thả là có 1 trang web xịn sò, mà còn được tận mắt nhìn nó ra sao, sắp xếp theo ý muốn không sáng tạo sao được 😂.
Ngứa mắt chỗ này
-> xoá đi kéo thả lạiCái này màu chưa wow
-> đổi màu- ...
Đó đơn giản thế thôi từ trang web bán hàng cho đến ứng dụng quản lý công việc, tất cả đều có thể làm mà không cần học code.
Lợi ích khi sử dụng các nền tảng này
Dễ sử dụng, ngay cả cho người không chuyên
Các nền tảng này cực kỳ dễ sử dụng, bạn chỉ cần kéo-thả là xong. Thậm chí, bạn không cần phải có kiến thức về lập trình cũng có thể xây dựng website, ứng dụng của riêng mình. Mọi thứ giống như chơi Lego, chỉ cần xếp các mảnh ghép lại là thành một sản phẩm hoàn chỉnh!
Tích hợp nhanh chóng với các công cụ bên ngoài
Nếu bạn cần kết nối ứng dụng của mình với các dịch vụ khác như thanh toán, email marketing hay CRM, bạn chỉ cần vài cú click chuột. Các nền tảng No-Code/Low-Code giúp bạn tích hợp với các dịch vụ này mà không cần phải lo lắng về việc lập trình API phức tạp.
Khả năng thử nghiệm nhanh chóng
Một trong những điểm mạnh của No-Code/Low-Code là khả năng giúp bạn thử nghiệm nhanh chóng. Bạn có thể tạo ra MVP (Minimum Viable Product) chỉ trong một thời gian ngắn, thu thập phản hồi từ người dùng và thay đổi sản phẩm mà không cần phải mất quá nhiều thời gian.
Nhưng No-Code/Low-Code cũng có hạn chế
Giới hạn về tính tùy chỉnh
- Giới hạn về khả năng tuỳ chỉnh.
- Với những tính năng phức tạp thì khó thực hiện được.
- Mà nếu muốn làm được thì vẫn phải học code
Hiệu suất và bảo mật
- Không tối ưu hoá về hiệu suất của ứng dụng -> dễ chết với lượng người dùng lớn thậm chí là trung bình.
- Dễ bị mất thông tin nhảy cảm do thiết bảo mật.
- Bị tấn công và mất tiền.
Tùy chọn bị giới hạn về thiết kế
- Không đáp ứng được một số thiết kế phức tạp hay độc lạ mà bạn nghĩ ra.
Thế thì tương lai của No-Code/Low-Code sẽ đi về đâu
Bạn nghĩ nó sẽ chết ư? no no no
Hãy nhìn sự phát triển mạnh mẽ của AI trong 1 năm gần đây đi. Giờ đi đâu hỏi ChatGPT thì ai chả biết. Chỉ cần kết hợp với AI và thực hiện yêu cầu thì nó vẫn sẽ sống như thường.
Tuy nhiên, Nó cũng chỉ giới hạn ở việc nhanh mà thôi, về lâu dài, việc vận hành hay tối ưu hiệu suất vẫn cần đến những develop có kinh nghiệm. AI hay No-Code/Low-Code cũng chỉ giúp giảm thời gian phát triển đi mà thôi, không thể nào thay thế được dev.
Với những trang Landing page bạn có thể sử dụng các trang này để làm nhanh gọn lẹ. Còn nếu muốn xây dựng một ứng dụng chạy ngon lành và mở rộng cho sau này thì vẫn cần 1 đội ngũ chuyên môn để thực hiện.
=> No-Code/Low-Code sẽ không chết nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc làm những ứng dụng nhỏ thôi.
Thế thì có nên sử dụng No-Code/Low-Code
Để biết có nên sử dụng hay không thì trước hết bạn phải làm rõ yêu cầu của ứng dụng ngay từ đầu:
- Nó phức tạp hay đơn giản là chỉ cần hiển thị ra thôi?
- Liệt kê các chức năng cần thiết.
- Có liên quan tới những tính năng nhạy cảm hay không? (thanh toán, thu thập thông tin,...)
Từ đó mà dưa ra quyết định có nên sử dụng hay không.
Nếu bạn chỉ cần hiển thị như landing page thì nó rất phù hợp. Nhưng nếu có liên quan tới thanh toán, hay bên thứ 3 nào đó như google, facebook,... thì hãy thuê một đội phát triển vì có vấn đề gì, bạn có thể túm cổ mấy ông code ra để bắt đền 🤣🤣.
Kết Luận
No-Code/Low-Code chông thì có vẻ ngon đấy nhưng đó chỉ là với người ngoài thôi. Với những người có kiến thức hay anh em IT thì nó cũng chỉ là công cụ để nghịch mà thôi. Nên là mọi người không cần lo lắng về nó đâu, có kiến thức thì ở đâu cũng cắm dùi được thôi.
Bài hết rồi đấy. Lắm chữ quá đến bản thân cũng lười không muốn đọc nữa 😂.