Ngược lại, quá trình onboarding của Got It thì khác hẳn. Mình cần hoàn thành 2 khoá training Front-end và Back-end, mỗi khoá có một mentor riêng, là những kỹ sư có kinh nghiệm trong công ty. Đây là những người theo sát tiến độ học của mình, ngồi lại trong daily standup để chủ động giải đáp câu hỏi và đưa thêm các đề mục để mentee hiểu và nắm rõ vấn đề. Ký ức khó quên nhất với mỗi Got It-ian có lẽ là hai chữ “Final Project”. Cuối giai đoạn training, mình sẽ trình bày những gì đã học được qua sản phẩm cuối cùng, nhận feedback và kết quả từ 3–4 kỹ sư có kinh nghiệm trong team. Lúc qua Final Project để trở thành nhân viên chính thức chính là cảm giác “phê” nhất!
> Tìm hiểu về Training Program cho Software Engineer tại Got It
Uyên Trần: Phần lớn mọi người đều suy nghĩ rằng môi trường làm việc IT ở Việt Nam khó sánh bằng thánh địa công nghệ Silicon. Là người đã trải nghiệm ở cả hai nơi, bạn thấy bản thân có sự phát triển như thế nào?
Robert: Không thể phủ nhận rằng Silicon Valley là một giấc mơ với bất kể Software Engineer nào và mình thấy vô cùng trân trọng những bài học có được từ công ty cũ. Ban đầu, khi trở về, mình cũng sợ sẽ gặp khó trong việc tìm kiếm những cơ hội để phát triển như ở Mỹ. Nhưng rồi, mình đã dần thay đổi được chính góc nhìn này.
Với công việc ở Got It, mình đã thay đổi được tư duy về cách tiếp cận một vấn đề. Các kỹ sư ở Got It là những người rất cầu toàn, điều đó khiến cả team có tư duy tiếp cận vấn đề một cách kỹ càng và toàn diện. Với mọi project, team dành rất nhiều thời gian để đào sâu và phân tích các requirements (yêu cầu), cân đối giữa các giải pháp khác nhau. Sau đó, mỗi thành viên vẫn tiếp tục tự dành thêm thời gian để thiết kế đầu mục cho công việc trước khi bắt tay vào G Process (Bí quyết tìm ra và giải quyết mọi vấn đề của Got It). Trên tất cả, đó là nhận thức về việc xây dựng một hệ thống và sản phẩm hoàn chỉnh.