- vừa được xem lúc

Viết 1 LTI đơn giản dùng NestJS và ReactJS trong Canvas LMS

0 0 18

Người đăng: Ngoc Nguyen

Theo Viblo Asia

Xin chào mọi người, hôm nay chúng ta sẽ cùng hoàn thành Series LTI với Canvas LMS để mọi người có thể có cái nhìn tổng quan về cách thức triển khai LTI.

Phần cuối này chúng ta sẽ viết Front-end cho LTI bằng ReactJS sau đó serve static với NestJS Server. LTI của chúng ta sẽ có các chức năng liên quan tới việc quản lí yêu cầu vắng buổi học của sinh viên, chi tiết như sau:

  • Sinh viên khi vào LTI có thể viết yêu cầu gửi đến giáo viên để xin vắng 1 buổi học.
  • Sinh viên xem các yêu cầu mình đã gửi cho giáo viên.
  • Giáo viên xem danh sách các yêu cầu nghỉ học của sinh viên.
  • Giáo viên đưa ra quyết định cho yêu cầu nghỉ phép của sinh viên.

Thiết kế database

Đối với các yêu cầu trên và nhằm mục đích rút ngắn phạm vi bài viết mình sẽ chỉ cần tạo 1 table để lưu dữ liệu - ở dự án thực tế các bạn nên tổ chức chặt chẽ hơn.

  • reason: lý do xin vắng của sinh viên.
  • student_id, student_name: thông tin sinh viên.
  • course_id: id khóa học
  • status: trạng thái của yêu cầu.
  • date: ngày xin vắng.
  • confirmed_by_id, confirmed_by_name: người duyệt yêu cầu (trong khóa học có thể có nhiều giáo viên, có thể dùng để hiển thị xem giáo viên nào duyệt).

Triển khai API với NestJS

Mình sẽ tiếp tục sử dụng code đã tạo ở Phần 2 các bạn có thể tải về source code tại đây.

1. Cài đặt các package cần thiết

npm install --save @nestjs/mongoose mongoose @nestjs/mapped-types @nestjs/serve-static 

2. Kết nối với MongoDB trong file app.module.ts

Chúng ta sẽ thay đổi database name ở file .env để dễ phân biệt với database name đã dùng để lưu data config của ltijs, các bạn có thể lưu chung hay riêng tùy theo phạm vi và yêu cầu của dự án.

.env

DATABASE_API_NAME=lti_absence_requests
DATABASE_LTIJS_NAME=ltijs
...
  • Cập nhật lại database name:

lti.middleware.ts

... async onModuleInit() { lti.setup( this.config_service.get<string>('LTI_KEY')!, { url: this.config_service.get<string>('DATABASE_URI') + '/' + this.config_service.get<string>('DATABASE_LTIJS_NAME') + '?authSource=admin', ...
  • Kết nối API đến database
...
import { MongooseModule } from '@nestjs/mongoose'; @Module({ imports: [ MongooseModule.forRootAsync({ imports: [ConfigModule], useFactory: async (config_service: ConfigService) => ({ uri: config_service.get<string>('DATABASE_API_NAME'), }), inject: [ConfigService], }), ...
....

3. Tạo Module Absence Requests

  • Sử dụng Nest CLI để tạo files trong module:

    cd src && nest g res absence-requests
    

    Chọn REST APIY.

  • Tạo file absence-request.entity.ts với các fields tương ứng từ schema đã thiết kế

import { Prop, Schema, SchemaFactory } from '@nestjs/mongoose';
import { HydratedDocument } from 'mongoose'; export enum ABSENCE_REQUEST_STATUS { PENDING = 'PENDING', APPROVED = 'APPROVED', REJECTED = 'REJECTED',
} export type AbsenceRequestDocument = HydratedDocument<AbsenceRequest>; @Schema({ timestamps: { createdAt: 'created_at', updatedAt: 'updated_at', }, collection: 'absence-requests',
})
export class AbsenceRequest { @Prop({ required: true, }) reason: string; @Prop({ type: Number, }) course_id: number; @Prop({ type: Number, required: true, }) student_id: number; @Prop({ required: true, }) student_name: string; @Prop({ type: String, enum: ABSENCE_REQUEST_STATUS, default: ABSENCE_REQUEST_STATUS.PENDING, required: true, }) status: ABSENCE_REQUEST_STATUS; @Prop({ type: Date, required: true, }) date: Date; @Prop({ type: Number, }) confirmed_by_id?: number; @Prop() confirmed_by_name?: string;
} export const AbsenceRequestSchema = SchemaFactory.createForClass(AbsenceRequest);
  • Chỉnh sửa lại file absence-requests.module.ts để kết nối entity vừa tạo với collection trong MongoDB.
...
@Module({ imports: [ MongooseModule.forFeature([ { name: AbsenceRequest.name, schema: AbsenceRequestSchema }, ]), ], ...
...
  • Sau khi hoàn thành 2 bước trên thì chúng ta đã có thể inject AbsenceRequest model trong file absence-requests.service.ts. Mình sẽ xóa 1 số hàm không sử dụng được CLI tạo sẵn. Sau đó thêm vào model đã tạo để sử dụng service của mongoDB:
import { Injectable } from '@nestjs/common';
import { InjectModel } from '@nestjs/mongoose';
import { Model } from 'mongoose';
import { CreateAbsenceRequestDto } from './dto/create-absence-request.dto';
import { UpdateAbsenceRequestDto } from './dto/update-absence-request.dto';
import { AbsenceRequest, CatDocument } from './entities/absence-request.entity'; @Injectable()
export class AbsenceRequestsService { constructor(@InjectModel(AbsenceRequest.name) private absence_requests_model: Model<CatDocument>) { } create(create_absence_request_dto: CreateAbsenceRequestDto) { return 'This action adds a new absenceRequest'; } async findAll() { return await this.absence_requests_model.find(); } update(id: number, update_absence_request_dto: UpdateAbsenceRequestDto) { return `This action updates a #${id} absenceRequest`; }
}
  • Tương tự với file absence-requests.controller.ts, mình chỉ chỉnh sửa lại function findAll để kiểm tra xem chúng ta đã kết nối tới database thành công chưa:
import { Controller, Get, Post, Body, Patch, Param } from '@nestjs/common';
import { AbsenceRequestsService } from './absence-requests.service';
import { CreateAbsenceRequestDto } from './dto/create-absence-request.dto';
import { UpdateAbsenceRequestDto } from './dto/update-absence-request.dto'; @Controller('absence-requests')
export class AbsenceRequestsController { constructor( private readonly absence_requests_service: AbsenceRequestsService, ) {} @Post() create(@Body() create_absence_request_dto: CreateAbsenceRequestDto) { return this.absence_requests_service.create(create_absence_request_dto); } @Get() async findAll() { return await this.absence_requests_service.findAll(); } @Patch(':id') update( @Param('id') id: string, @Body() update_absence_request_dto: UpdateAbsenceRequestDto, ) { return this.absence_requests_service.update( +id, update_absence_request_dto, ); }
}

4. Apply ltijs middleware vào Absence Requests Module

Hiện tại chúng ta đang truy cập vào Absence requests route mà không cần bất cứ xác thực nào. Đến lúc sử dụng chức năng auth của LTI để tăng tính bảo mật cho module.

  • Chỉnh sửa file lti.module.ts, thêm vào route absence-requests:
...
export class LtiModule { configure(consumer: MiddlewareConsumer) { consumer.apply(LtiMiddleware).forRoutes('lti'); consumer.apply(LtiMiddleware).forRoutes('absence-requests'); }
}
  • Truy cập lại http://localhost:3333/absence-requests để xem kết quả. Có thể thấy hiện tại nếu không có ltik gửi từ Canvas LMS thì chúng ta không thể truy cập vào route absence-requests được nữa.

  • Để có thể truy cập chúng ta cần có ltik, ltijs middeware sẽ lấy ltik từ query của request để xác thực và cho phép chúng ta truy cập. Ở bước triển khai với ReactJS chúng ta sẽ có cách lấy ra khi LTI được hiển thị lên Canvas LMS.
  • Cách lấy ltik để truy cập các bạn vào Canvas LMS => ấn F12 để mở Developer tools => chọn qua Tab Network và chọn Filter theo Doc. Sau đó chúng ta mở LTI mà lần trước đã tạo ( mình có đổi tên hiển thị để phù hợp với phần này, các bạn muốn đổi chỉ cần vào Developer key đổi Title là được ). Ở giao diện Developer tools bên phải các bạn chọn dùng cuối như hình sẽ lấy được ltik trên query của request, chúng ta sẽ copy ltik này và gắn vào http://localhost:3333/absence-requests để xem thử kết quả

Kết quả:

Các bạn có thể thấy chúng ta đã truy cập được vào absence-requests route tuy nhiên thay vì trả về mảng rỗng như trước thì lại trả về danh sách role. Nguyên nhân do chúng ta chưa chỉnh sửa lại function onConnect trong file lti.middleware.ts, chúng ta sẽ chỉnh lại như sau:

lti.middleware.ts

...
lti.onConnect((token, req: Request, res: Response, next: NextFunction) => { if (token) { // Chúng ta sẽ thêm vào next function để điều hướng đến route ban đầu. next(); } else res.redirect('/lti/nolti'); });
... 

Kết quả:

5. Viết API create absence request

  • Chúng ta sẽ viết API cho sinh viên tạo yêu cầu xin vắng mặt, sinh viên sẽ nhập vào lý do và ngày xin nghỉ. Mình sẽ luớt qua phần validate cho dữ liệu gửi lên, validate mình sẽ để trong repo các bạn có thể vào để xem chi tiết.

create-absence-request.dto.ts

export class CreateAbsenceRequestDto { reason: string; date: Date;
}
  • Các thông tin còn lại như student_id, student_name, course_id thì chúng ta sẽ lấy ra từ ltik. Mình sẽ tạo custome decorator để lấy ra các field đó để giúp code của chúng ta DRY hơn.

lti.decorator.ts

import { createParamDecorator, ExecutionContext } from '@nestjs/common'; export const LtiVariables = createParamDecorator( (data: string, ctx: ExecutionContext) => { const request = ctx.switchToHttp().getRequest(); const custom_var = request.res.locals?.context?.custom; return data ? custom_var?.[data] : custom_var; },
);
  • Bước tiếp theo tạo interface chứa các biến custom cần thiết mà chúng ta đã thêm vào Developer key. Các bạn nhớ thêm vào biến Person.name.full trong custom của Developer key để lấy ra tên người dùng đang đăng nhập, mình cũng sẽ bỏ Global navigation trong Placement vì LTI chúng ta chỉ dùng trong khóa học.

lti.interface.ts

export interface ILtiVariables { userid: number; user_name: string; courseid: number | string; // Trong trường hợp mở LTI ở global sẽ không có course id course_name: string; role: string[];
}
  • Sử dụng lti decoratorfunction create lấy ra các biến và truyền vào service:

absence-requests.controller.ts

... @Post() async create( @LtiVariables() lti_vars: ILtiVariables, @Body() create_absence_request_dto: CreateAbsenceRequestDto, ) { return await this.absence_requests_service.create( lti_vars, create_absence_request_dto, ); } ...
  • Cập nhật logic absence-requests service

absence-requests.service.ts

...
async create( lti_vars: ILtiVariables, create_absence_request_dto: CreateAbsenceRequestDto, ) { if (isNaN(lti_vars.courseid as number)) { throw new BadRequestException(); } return await this.absence_requests_model.create({ reason: create_absence_request_dto.reason, date: new Date(create_absence_request_dto.date), student_id: lti_vars.userid, student_name: lti_vars.user_name, course_id: lti_vars.courseid, }); }
...
  • Vì đây là POST request nên chúng ta sẽ sử dụng Postman để kiểm tra kết quả:

6. Viết API cập nhật trạng thái của request

  • Logic của controller chúng ta chỉ cần nhận vào ID của request và biến is_approve để biểu thị giáo viên có đồng ý cho sinh viên nghỉ hay không.

update-absence-request.dto.ts

export class UpdateAbsenceRequestDto { is_approve: boolean;
}

absence-requests.controller.ts

... @Patch(':id') async update( @Param('id') id: string, @LtiVariables() lti_vars: ILtiVariables, @Body() update_absence_request_dto: UpdateAbsenceRequestDto, ) { return await this.absence_requests_service.update( id, lti_vars, update_absence_request_dto, ); }
  • Phần service chúng ta chỉ cho phép cập nhật các request có trạng thái PENDING.
...
async update( _id: string, lti_vars: ILtiVariables, update_absence_request_dto: UpdateAbsenceRequestDto, ) { await this.absence_requests_model.updateOne( { _id, status: ABSENCE_REQUEST_STATUS.PENDING, }, { status: update_absence_request_dto.is_approve ? ABSENCE_REQUEST_STATUS.APPROVED : ABSENCE_REQUEST_STATUS.REJECTED, confirmed_by_id: lti_vars.userid, confirmed_by_name: lti_vars.user_name, }, ); return await this.absence_requests_model.findById(_id); }
  • Tiến hành test thử với ID vừa tạo ở bước 5, có thể thấy response trả về trạng thái đã thay đổi dựa vào giá trị chúng ta gửi lên.

7. Viết API trả về account role

Do ở phía giao diện chúng ta cần biết role của account đang đăng nhập để hiển thị giao diện phù hợp.

  • Mình sẽ tạo 1 enum dùng chung để dễ thao tác:

lti.interface.ts

...
export enum USER_ROLE { INSTRUCTOR = 'Instructor', STUDENT = 'Student', ADMINISTRATOR = 'Administrator',
}
  • Thêm route get role

lti.controller.ts

... @Get('roles') getRole(@LtiVariables('roles') roles: string[]) { return roles.includes(USER_ROLE.ADMINISTRATOR) ? USER_ROLE.ADMINISTRATOR : roles.includes(USER_ROLE.INSTRUCTOR) ? USER_ROLE.INSTRUCTOR : USER_ROLE.STUDENT; }
  • Kiểm tra kết quả:

Vậy là chúng ta đã cài đặt xong các API cần cho LTI, tiếp theo chúng ta sẽ viết giao diện cho LTI bằng ReactJS.

Triển khai giao diện với ReactJS

Vì đây là phần code giao diện nên đối với mỗi bạn khác nhau sẽ có những cách triển khai khác nhau. Vì thế mình sẽ tập trung vào các phần quan trọng để các bạn có thể dựa vào đó mà triển khai giao diện của riêng mình. Hoặc các bạn có thể sử dụng source FE của mình tại đây. Hầu hết các phần trong source này mình sẽ triển khai với hook và vẫn sẽ sử dụng Typescript, dưới đây là cấu trúc thư mục:

1. Yêu cầu

Giao diện của chúng ta sẽ đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

  • Giao diện của Giáo viên sẽ hiển thị danh sách yêu cầu của tất cả sinh viên
  • Giáo viên cũng có thể thực hiện thao tác đồng ý hoặc từ chối với các yêu cầu.
  • Giao diện của Sinh viên chỉ có thể xem các yêu cầu mình đã tạo.
  • Giao diện Sinh viên sẽ có nút tạo yêu cầu xin nghỉ học.

2. Setup môi trường dev

Đầu tiên khi vào bạn dev với lệnh npm start, do chúng ta chưa build vào serve bằng LTI Serve trong Canvas LMS nên khi gọi vào API sẽ bị báo lỗi NO_LTIK_OR_IDTOKEN_FOUND.

  • Để giải quyết vấn đề này các bạn chỉ cần làm tương tự như lúc chúng ta test với API - truy cập vào LTI trên Canvas để lấy ltik:
  • Sau đó gắn ltik vào query để chúng ta có thể lấy ltik từ đó cho vào config của axios hook. Việc này giúp chúng ta không cần mỗi lần request API phải lấy từ query ra nữa hay nói nôm na là Config 1 lần dùng cả dự án.

  • Mình sẽ tạo 1 helper để lấy ltik từ query.

lti.helper.ts

export function getLtik() { const queries = window.location.search; const urlParams = new URLSearchParams(queries); const ltik = urlParams.get('ltik'); return ltik;
}
  • Chúng ta sẽ gắn vào config axios hooks như sau:

axios.config.ts

import Axios from 'axios';
import { configure } from 'axios-hooks';
import LRU from 'lru-cache';
import { AppConfig } from './app-config';
import { getLtik } from './helpers/lti.helper'; const axios = Axios.create({ baseURL: AppConfig.apiBase,
}); const cache = new LRU({ max: 10 }); // request interceptor to add ltik to request headers
axios.interceptors.request.use( async (config) => { const ltik = getLtik(); if (ltik) { config.params = { ...config.params, ltik, }; } return config; }, (error) => Promise.reject(error)
); configure({ axios, cache });

3. Hiển thị giao diện theo account role

Sau khi chúng ta config ltik xong, sẽ gọi đến API account role để kiểm tra xem account đang đăng nhập là giáo viên hay sinh viên để có thể hiển thị giao diện phù hợp. Mình sẽ tạo hook lấy account role như sau:

hooks/roles/useLtiRole.ts

import useAxios from '../shared/useAxiosWrapper'; function useLtiRole() { return useAxios<string>({ method: 'GET', url: `/lti/roles`, });
} export default useLtiRole;
  • Giao diện giáo viên sẽ có danh sách các yêu cầu và có thể đồng ý hoặc từ chối:

  • Giao diện sinh viên sẽ hiển thị các yêu cầu của sinh viên đó và có thể thêm yêu cầu mới:

Khi đã giao diện đã hoàn chỉnh, việc cuối cùng của chúng ta là build từ ReactJS sang file static để serve bằng NestJS Server

Build và serve ReactJS vào NestJS

1. Build ReactJS

Chúng ta dùng lệnh sau để build thành file static:

npm run build

Sau khi build hoàn tất chúng ta sẽ có được thư mục build như hình dưới:

2. Serve static file với NestJS Server

  • Các bạn trở lại thư mục chứa server và cập nhật lại file app.module.ts để config Serve Static Module:

app.module.ts

...
@Module({ imports: [ ... ServeStaticModule.forRoot({ rootPath: join(__dirname, '../client'), }), ...
  • Tạo folder client cùng cấp với thư mục src sau đó copy các file trong thư mục build ở bước 1 vào trong đó.

  • Tạo thêm 1 route ở controller để serve thư mục client chúng ta vừa tạo

lti.controller.ts

...
@Controller('lti')
export class LtiController { @Get() serveUI(@Req() req: Request, @Res() res: Response) { return req.res.sendFile(join(__dirname, '../../client')); } ...
  • Restart lại server và mở LTI ở Canvas LMS để kiểm tra kết quả:

Kết luận

Như vậy mình và các bạn đã tạo xong 1 Custom LTI có đầy đủ cả ReactJS ở FE và NestJS ở BE. LTI trên của chúng ta có nhiều phần vẫn còn rất đơn sơ và chưa hoàn thiện, nên các bạn có thể tự mình nâng cấp để phát triển thành 1 LTI hoàn chỉnh.

Nếu các bạn gặp lỗi gì trong quá trình triển khai ví dụ trên hãy để lại comment hoặc inbox cho mình nhé. Cảm ơn các bạn đã giành thời gian đồng hành với mình trong Series này. Các bạn có thể tải về source code:

Chúc các bạn mùng 10 Tết vui vẻ phát tài.

Tài liệu tham khảo

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Những điều cần lưu ý và sử dụng Hook trong React (Phần 5)

V. Sử dụng useRef như thế nào cho đúng.

0 0 140

- vừa được xem lúc

7 Cách viết code React "clean" hơn

Mở đầu. Là nhà phát triển React, tất cả chúng ta đều muốn viết code sạch hơn, đơn giản hơn và dễ đọc hơn. 1. Sử dụng JSX shorthands.

0 0 199

- vừa được xem lúc

Create app covid-19 use Reactjs

Chào các bạn hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn một app covid-19, để mọi người cùng tham khảo, tính năng của App này chỉ đơn giản là show số liệu về dịch Covid của các nước trên thế giới như: Số ngườ

0 0 55

- vừa được xem lúc

ReactJS Custom Hooks

ReactJS cung cấp rất nhiều cho bạn các hook mà bạn có thể sử dụng hằng ngày vào project của mình. Nhưng bên cạnh đó bạn có thể tự tạo ra các hook của riêng bạn để sử dụng, làm cho việc tối ưu hóa code

0 0 80

- vừa được xem lúc

3 cách để tránh re-render khi dùng React context

3 cách để tránh re-render khi dùng React context. Nếu đã từng sử dụng React context cho dự án của bạn, và gặp phải tình trạng các component con - Consumer re-render rất nhiều lần, thậm chí bị sai logi

0 0 38

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về React Hook: Sử dụng useDebugValue

Trong bài viết hôm này, tôi sẽ giới thiệu các bạn một React Hook tiếp theo, đó là useDebugValue. useDebugValue là gì .

0 0 58