- vừa được xem lúc

Xuất phát điểm của mình và chuyện văn hoá hustle

0 0 35

Người đăng: Huỳnh Lợi Nguyễn

Theo Viblo Asia

Bài viết này sẽ nói về xuất phát điểm của mình, bổ sung cho bài viết trước nhé. Mình sẽ viết chắc tầm 2 3 bài nữa trong series Nhật ký sinh viên kể về những lần phỏng vấn, chuẩn bị CV,.v.v.v sau.

Background

Mình xuất phát điểm cũng rất lowkey, không biết gì nhiều về ngành, cũng không giỏi tiếng Anh.

Đây là một đoạn hội thoại mình hỏi một anh học UIT khi mình học lớp 12.

Dù tính thi khối A ban đầu nhưng rồi cuối cùng thì mình đậu đại học khối A1, tại vì lúc đó quá ngu Hoá, mà làm bài thi lại gặp may môn tiếng Anh. Đó là một câu chuyện khác, cũng không quan trọng lắm.

Những ngày đầu đại học

Bây giờ giả sử 3 trụ cột của ngành với một đứa sinh viên năm nhất là Toán, Lập trình và Ngoại ngữ (tiếng Anh) nhé.

Toán

Toán từng là môn mình rất tự hào lúc còn học cấp 3. Không phải mình đam mê, chỉ là mình không cần học cũng giỏi. Song, lên đại học mọi thứ bắt đầu khác.

Tới giờ này mà còn hỏi những câu như này sao?

Mày cúp học nhiều lắm hả?

Bạn không học giỏi Toán lắm đúng không?

3 câu trên là ví dụ trong rất nhiều câu mình từng được bạn bè "hỏi" khi còn học kì đầu của đại học. Có thể nói nó là lời cảnh tỉnh cho mình. "Đây là đại học", bạn bè xung quanh phần lớn là thông minh hơn mình, chứ không phải ngược lại nữa. Những câu răn dạy của mấy thầy cô ngày xưa như cần cù bù thông minh bắt đầu ùa về, và mình bắt đầu dành thời gian để học hơn, chật vật lấy điểm 9 điểm 10 Toán giữa kỳ.

Bảng điểm học kì 1 của mình nè...

Bảng điểm học kì 1 của mình nè...

Nhưng mà rồi, trực giác nói với mình là mình đang đi sai đường. Rồi mình quyết định buông lơi Toán từ đó (tới mức dù giữa kì 9 10 nhưng xém rớt Giải tích + Nhập môn điện tử luôn ?)...

Lập Trình

Xuất phát điểm lập trình của mình cũng không khá mấy. Học thực hành Nhập môn lập trình buổi đầu tiên là tầm vào tuần thứ 3 của học kì rồi mình cũng chưa biết tạo project C++ trên Visual Studio. Có nhiều bài bạn bè giải trong nháy mắt mà mình phải tốn cả ngày cả tuần để giải, nhiều khi cũng ước gì mình đam mê Tin học hay chuyên Tin từ cấp 3. Mình nhớ gần hết học kì mình mới bắt đầu hiểu mảng, chuỗi là cái gì. Nói chung là học kì đầu rất mông lung vô định, gửi cũng vài cái confession lên UIT confession rồi ? Mình nói ra vậy vì mình biết mình không cô đơn, chắc nhiều bạn lúc năm nhất cũng mông lung vậy thôi, đồng cảm nhé ?

Tiếng Anh

Trước khi lên đại học tiếng Anh đối với mình như một môn học phải đối phó trên trường như bao môn học khác thôi. Mình chơi game nhiều, nhưng mà 100% tiếng Việt. Không game tiếng Anh, không video youtube hay cái gì trên mạng mình đam mê bằng tiếng Anh hết. Chỉ có bài tập ngữ pháp trên trường thôi.

Nhưng mà rồi như bài trước mình nói, có một người anh trong ngành lớn hơn mình 10 tuổi và lời khuyên chung duy nhất mà anh đó luôn nhắc đó là học tiếng Anh. Nếu được quay lại ngày xưa bắt đầu học code thì điều anh làm khác đó là gì? - Đó là học tiếng Anh sớm hơn, nhiều hơn. Luôn là như vậy. Nhưng mà thực sự mình không hiểu, mình tưởng biết làm vài bài tập ngữ pháp cơ bản là ok rồi, nên mình bỏ mặc ngoài tai từ những năm cuối cấp 2 tới khi lên đại học.

Chắc bạn cũng nghe người trong ngành khuyên là nên học nền tảng trước khi học framework rồi đúng không.

Tại sao vậy? Tại vì framework không chắc chắn và dễ thay đổi. Con người ta thì không muốn đầu tư vào thứ không chắc chắn dễ thay đổi. Cái gì chắc ăn mới làm trước! Thêm nữa việc vững nền tảng cũng sẽ giúp việc học framework nhanh hơn.

Chung cái suy nghĩ như vậy. Năm nhất, mình chả biết gì để code. Mình cũng không muốn code một thứ mà không biết mình có dùng hay không. Thôi thì học tiếng Anh là chắc ăn nhất. Và mình nghĩ học tốt tiếng Anh cũng giúp mình học lập Trình nhanh hơn.

Thế là mình nghĩ, Tiếng Anh là nền tảng của nền tảng lập trình.

Và học kì đó ngoài Toán, mình bỏ luôn cả Code. Tiếng Anh > Lập Trình > Toán.

Mục tiêu của mình lúc đó là 500 TOEIC hoặc 5.0 IELTS (để đủ ra trường) vào năm 3 (sau này mình mới biết 2 cái đó là một trời một vực mà lại dùng từ "hoặc" ?, và trường mình chỉ yêu cầu 450 chứ không phải 500)

Một bài đăng trong group UIT K12 lúc mình còn năm nhất

Nhận thức

Hard work beats talent (yet, only when talent doesn't work hard)

Less is more

là 2 câu ví dụ cho kim chỉ nam của mình lúc bấy giờ.

Đặc biệt là "Less is more". Khi chúng ta rơi vào một tình cảnh báo động, dây thần kinh được kích thích, bộ não tập trung hơn bình thường, thấy được những thứ ngày thường ta không thấy...

Mình bắt đầu học chăm chỉ hơn. Không phải vì điểm số, không phải vì một cái gì bên ngoài hay vì ai hết. Lúc đó đối với mình không có gì quan trọng ngoài việc học giỏi tiếng Anh nữa. Mình cũng không rõ tại sao. Mình muốn bảo vệ gia đình mình, dù mình cũng không rõ "gia đình mình" là đang nói đến những ai và mình sẽ bảo vệ bằng cách nào, mình chỉ biết là ít nhất một việc mình có thể và nên làm đó là cần kiếm thật nhiều tiền. Có cái gì đó (trực giác) nói là học tiếng Anh bằng một cách nào đó là con đường dẫn đến nó. Mặc dù mình cũng không biết là nó sẽ dẫn như thế nào, không có gì là rõ ràng cả. Nhưng mà trong các còn đường không rõ ràng đó thì tiếng Anh cũng là chắc ăn nhất rồi. Mà cũng không sao, không thể đi bằng mắt thì ta đi bằng trái tim ?

Thế là sau vài tuần nguyên học kì đầu tiên, mình chỉ dành để học tiếng Anh. Không code, không toán, không quan tâm điểm số. Less is more.

Chăm chỉ

Mình chăm chỉ như thế nào?

Giờ quân sự, khi mọi người đang tập ráp súng, mình trốn ra chốn không người. Không ai biết để làm gì, thực ra là để luyện tiếng Anh.

Không ráp súng mà giải lao người ta chơi board game? Mình tìm ra một chốn không người. Không ai biết để làm gì, thực ra là để luyện tiếng Anh.

Giờ người khác nằm nghỉ trưa mà mình thấy khó ngủ, mở facebook lên lướt lại trốn ra một chốn không người, không ai biết để làm gì để học tiếng Anh.

Sáng sớm lúc mặt trời chưa lên, mình ra ban công ngồi, không ai biết để làm gì, là để mở tiếng Anh một mình luyện nghe nói. Mặt trời lên thì cổ họng cũng khô.

Lúc tắm, đem điện thoại vào phòng tắm tranh thủ luyện nghe nói.

Ngoài tắm, đi học, đi ăn, giặt đồ, dọn phòng, chạy bộ,.. mình đều đa nhiệm thêm 2 việc: thở và luyện tiếng Anh.

Sau 1 học kì, từ một đứa không thể nghe được 1 video youtube đơn giản nhất, mình đã bắt đầu nghe sơ sơ tiếng Anh và tự học lập trình bằng tiếng Anh được. Và mình không chỉ luyện nghe đọc, mình luyện cả nói và viết. Hết học kì 2 (hết năm nhất), mình đi thi TOEIC và đạt 495 TOEIC, không đạt mục tiêu mình đặt cho năm 3 nhưng mà đủ ra trường ?.

Sau này có thể mình sẽ chia sẻ cách luyện nói tiếng Anh không cần "môi trường" cho nhé ? (Thấy nhiều bạn phàn nàn về việc ở VN không có môi trường luyện nói)

Lập trình

Dù gì, mình cũng đang học lập trình chứ không phải ngành phiên dịch. Sau một học kì, khi mình bắt đầu có thể học lập trình bằng tiếng Anh được rồi, mình mới bắt đầu lấy lại gốc lập trình.

Và lúc đó mình luôn nghĩ rằng vì mình xuất phát điểm chậm nên (ngoài chăm chỉ) cần phải năng suất hết mức có thể. Nên việc học lập trình và tiếng Anh của mình luôn là 2 trong 1, học 1 được 2.

Nói chung cũng cực lắm. Học bằng sách tiếng Anh phải vừa đọc vừa dịch vì trình độ còn yếu (dịch Anh-Anh nhé). Học bằng video tiếng Anh cũng một lúc lại phải dừng video bật phụ đề lên dịch. Cũng nhiều khi nghe hoài chả hiểu youtuber Ấn Độ nói gì, thay vì chỉ nghe, mình sẽ nhại (shadowing) theo luôn, vừa luyện nói cũng vừa tiện hiểu bài thêm. Vừa học sâu kiến thức vừa luyện nói, à vừa thở nữa chứ, sự kì diệu của "đa nhiệm" ?. (Việc luyện shadowing mấy video tutorial sau này cũng có giúp mình trình bày vấn đề tốt hơn khi phỏng vấn nữa)

Tranh thủ:

  • Ăn sáng mua bánh mì xếp hàng? Lấy ebook Head First C#, You Don't Know JS,... trong điện thoại ra đọc (bởi vì đọc sách rất boring, không ngồi bàn được, bàn là để code)
  • Đi xe buýt cũng nên tranh thủ, nhưng mà lấy sách ra đọc sẽ chóng mặt ⇒ Mở tiếng Anh lên nghe (điện thoại luôn down sẵn tài liệu nghe).
  • Trên lớp thầy dạy chán? Vẫn có thể tìm một góc không phiền ai rồi đeo tai nghe, bắt wifi mở youtube lên học.
  • Đau đầu quá không học nổi gì nữa thì sao? Mở gì đó xàm xàm lên giải trí Ngủ cho khoẻ để sau đó dậy tỉnh táo có sức học tiếp.

...

Không quên tập thể dục vừa đủ để giữ sức khoẻ nữa.

Về hard work

Lợi ích của tất cả những thứ đó là gì? Ngoài lợi ích về công việc học tập, có một lợi ích hơi cá nhân nhưng đặc biệt ý nghĩa với cá nhân mình như thế này. Kể cho bạn nghe nhé.

Trước khi lên Đại học, thật sự là chưa bao giờ (hoặc chưa tới 5 lần) mình đi cọ toilet. Tiếng Anh gần như chính là thứ đã dẫn đường mình đến đó. Vì nó làm mình không còn cảm thấy phí thời gian nữa. Lúc dọn toilet/nhà tắm, mình cảm thấy rất thư giãn, điều đặc biệt là mình vẫn có thể đeo tai nghe bluetooth để luyện (không chỉ nghe mà cả nói) tiếng Anh không phí thời gian ? Sẽ có rất nhiều lúc mình self-doubt và tự hỏi bản thân mình theo ngành này có đúng không, tại sao mình ngu quá vậy,... thì mình vẫn nhớ ra à vẫn còn 1 công việc không phải ai cũng muốn làm và mình có thể làm được. Một điều hơi xàm xí nhưng thực sự đã có ý nghĩa rất lớn cho self-esteem ?

Tản mạn

Có một vài Youtuber lừng danh nói là:

Đường chạy cuộc đời không phải đường chạy nước rút, mà là đường chạy marathon

Ý nói mấy đứa sống theo "văn hoá hustle" (như mình hồi năm nhất chăng) nên dừng lại. Vì

Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được bao nhiêu lần về lực sẽ thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

Bạn cố đấm ăn xôi cày cho lắm rồi ngã bệnh bạn sẽ không đi lâu dài được. Cuộc đời là mấy chục năm chứ đâu phải chỉ có 1 2 năm đâu mà phải cày. Nhắm cày được hết 60 năm không?

Mày coi chứ bị trĩ

Mình may là ngày xưa không nghe thấy mấy câu đó nên không bị lung lay (mãi sau này không còn hustle nữa mới nghe ?).

Và thực ra, không có gì vi diệu, không có bí kíp gì đặc biệt cả. Vượt qua được những cám dỗ, vượt qua được những chỉ trích (từ chính bản thân mình) ở một khoảng thời gian đủ lâu thôi.

Đúng vậy, đối với đa số mọi người, cuộc đời là marathon thật.

Nhưng với một số người, đường chạy của họ là đường chạy nước rút.

Và khi chạy nước rút thì sao? Ta chạy nhanh nhất có thể...

Vài lời

Thật ra không phải mỗi mình. Ngày đó cũng có một số bạn lớp mình cà lơ phất phơ, đi vật vưỡng trong sân trường UIT như vậy. Những "cậu bé" bắt gặp miệng sẽ chỉ có thể nói lắp bắp, sau 4 năm nhìn lại, mấy bạn đó giờ đã có công việc tốt hết rồi.

Và thực sự rất nhiều người giỏi kinh khủng dù cũng chỉ lên đại học mới biết code, thậm chí còn chơi mất 1 2 học kì đầu tiên nữa, mà giờ giỏi kinh khủng luôn. Vậy mới nói xuất phát điểm là một chuyện, cố gắng là chuyện khác.

Đừng lo rằng hustle sẽ làm bạn mất đi cuộc sống. Có khi hustle sẽ tạo ra cho bạn một cuộc sống đó.

Cảm ơn đã đọc.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Quy hoạch động - một thuật toán thần thánh

. Bài viết gốc: https://manhhomienbienthuy.bitbucket.io/2017/Aug/24/algorithm-dynamic-programming.html (đã xin phép tác giả ).

0 0 60

- vừa được xem lúc

Mình tự học lập trình từ con số 0 như thế nào?

Hành trình tự học lập trình. -----Xin chào các bạn mình tên là Vinh, hiện tại đang là một lập trình viên, thật ra thì chủ đề này khá củ rồi nhưng với mình thì hành trình học tập cũng mõi người là một

0 0 43

- vừa được xem lúc

Become a "Better Coder" - Cải thiện kĩ năng lập trình của bạn như thế nào ?

Nếu bạn đang ở bài viết này tôi tin rằng trong đầu bạn đang có một câu hỏi tương tự như:. .

0 0 44

- vừa được xem lúc

How to start crypto exchange similar to Binance?

The cryptocurrency exchange market is known to be a popularly emerging and highly profitable field.This is the reason for being a highly competitive industry.

0 0 38

- vừa được xem lúc

Cách viết README chất!

Có thể cho rằng phần tài liệu quan trọng nhất cho bất kỳ dự án nguồn mở nào là README. Một README tốt không chỉ thông báo cho mọi người dự án làm gì và dự án đó dành cho ai mà còn cả cách họ sử dụng v

0 0 51

- vừa được xem lúc

Sự ảo ma của * trong Python

Trong bài viết này, mình sẽ chém gió về một số cách sử dụng khác nhau của a.k.a "*" trong Python. .

0 0 30