- vừa được xem lúc

011: Cách giải quyết Race condition

0 0 43

Người đăng: Dat Bui

Theo Viblo Asia

Bài viết nằm trong series Multithread từ hardware tới software với Java.

Bài trước ta đã kết luận được race condition muốn nói về:

  • Vấn đề sai sót về mặt thời gian hoặc thứ tự thực thi của các thread trong chương trình.

Để tránh race condition, ta cần cơ chế synchronize khác đảm bảo được việc thực thi đúng thứ tự.

Với Java, có một vài cách kiểm soát được thứ tự thực thi của thread. Lưu ý, chỉ đảm bảo thứ tự thực thi trước sau của thread chứ không chắc chắn thread được thực thi khi nào. Từ đó giải quyết được vấn đề race condition.

1) Barrier

Đầu tiên là Barrier, là cái rào chắn thường thấy khi đi ở khu vực đèo núi nguy hiểm, ngăn cách đường nhựa và vực sâu. Trong lập trình, Barrier mang ý nghĩa:

  • Ngăn chặn một nhóm các thread được thực thi cho đến khi tất cả các thread đều chạm tới barrier.

Hơi khó hiểu, ví dụ như sau.

Anh em văn phòng hay có thú vui giao lưu võ thuật (là chính) và bóng đá (là phụ) với nhau. Mỗi team gồm 7 thành viên, đến sớm muộn đều được, nhưng phải đủ 7 người trận đấu mới bắt đầu. Thiếu 1 cũng không được.

Như vậy, có thể coi 7 thành viên là 7 thread và thời gian giới hạn (19h tối) là barrier. Tất cả các thread trong group cần chạm tới barrier mới có thể tiếp tục thực thi. Lưu ý, một group có thể bao gồm một hoặc nhiều thread.

Quay lại ví dụ bài trước về việc mua hộp khẩu trang. Với barrier, flow thực hiện sẽ như sau.

Với barrier ta đã giải quyết được vấn đề. Không cần quan tâm đến việc OS sẽ thực thi thread khi nào, thời gian bao lâu, tần suất ra sao, kết quả cuối cùng sẽ không thay đổi.

Lý thuyết đủ rồi, đi vào thực hành. Trong Java, có 2 class dựa trên tư tưởng của barrier để giúp ta implement:

  • CyclicBarrier
  • CountDownLatch

Sử dụng ví dụ mua hộp khẩu trang làm bài toán. Bao gồm 6 lần tính toán, mỗi người 3 lần. Chú ý, method addMask()synchronized method, đảm bảo không sảy ra data race.

public class RaceCondition { public static void main(String... args) throws InterruptedException { final var shoppers = IntStream.range(0, 6) .mapToObj(Shopper::new) .collect(Collectors.toList()); // Chạy toàn bộ các thread shoppers.forEach(Thread::start); // Chờ tất cả thread hoàn thành for (var shopper : shoppers) { shopper.join(); } System.out.println("Total packs: " + Shopper.MASK_PACK_COUNT); }
} class Shopper extends Thread { static int MASK_PACK_COUNT = 1; Shopper(int i) { setName(i % 2 == 0 ? "Husband" : "Wife"); } @Override public void run() { addMask(getName()); } static synchronized void addMask(String threadName) { if ("Husband".equals(threadName)) { MASK_PACK_COUNT += 1; System.out.println("Husband adds 1 pack"); return; } MASK_PACK_COUNT *= 3; System.out.println("Wife multiple 3 times"); }
}

Khi chạy code trên nhiều lần, thứ tự các thread thực khi khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau.

# Kết quả lần 1 Husband adds 1 pack
Wife multiple 3 times
Husband adds 1 pack
Wife multiple 3 times
Wife multiple 3 times
Husband adds 1 pack
Total packs: 64
# Kết quả lần 2 Husband adds 1 pack
Wife multiple 3 times
Wife multiple 3 times
Wife multiple 3 times
Husband adds 1 pack
Husband adds 1 pack
Total packs: 56

Có thể hình dung cách thực hoạt động của nó với hình minh họa bên dưới.

Khi implement với barrier, ta mong muốn nó sẽ hoạt động với thứ tự không đổi, ví dụ như mô hình bên dưới. Sẽ thực hiện 3 lần +1 trước sau đó là 3 lần x2.

2) CyclicBarrier

Thực hiện implement barrier với CyclicBarrier như sau:

public class RaceCondition { public static void main(String... args) throws InterruptedException { final var shoppers = IntStream.range(0, 6) .mapToObj(Shopper::new) .collect(Collectors.toList()); // Chạy toàn bộ các thread shoppers.forEach(Thread::start); // Chờ tất cả thread hoàn thành for (var shopper : shoppers) { shopper.join(); } System.out.println("Total packs: " + Shopper.MASK_PACK_COUNT); }
} class Shopper extends Thread { static int MASK_PACK_COUNT = 1; static CyclicBarrier BARRIER = new CyclicBarrier(6); Shopper(int i) { setName(i % 2 == 0 ? "Husband" : "Wife"); } @Override public void run() { addMask(getName()); } static void addMask(String threadName) { if ("husband".equalsIgnoreCase(threadName)) { synchronized (Shopper.class) { MASK_PACK_COUNT += 1; System.out.println("Husband adds 1 pack"); } waitAtBarrier(); return; } waitAtBarrier(); synchronized (Shopper.class) { MASK_PACK_COUNT *= 3; System.out.println("Wife multiple 3 times"); } } static void waitAtBarrier() { try { BARRIER.await(); } catch (InterruptedException | BrokenBarrierException e) { e.printStackTrace(); } }
}

Khi chạy trương trình trên, kết quả luôn luôn không đổi.

Husband adds 1 pack
Husband adds 1 pack
Husband adds 1 pack
Wife multiple 3 times
Wife multiple 3 times
Wife multiple 3 times
Total packs: 108

Nó được gọi là CyclicBarrier vì có thể được sử dụng lại khi tất cả các thread được giải phóng, hoặc khi gọi method reset. Có một vài method hữu ích trong CyclicBarrier:

// Với ví dụ giao lưu võ thuật bóng đá // Tổng số thread để giải phóng barrier: 7
int getParties(); // Số lượng thread đang chờ: số người đã có mặt trên sân
int getNumberWaiting(); // Reset về trạng thái ban đầu, getNumberWaiting() = 0
void reset();

3) CountDownLatch

Có một loại barrier khác chỉ dùng một lần, không thể sử dụng lại. Đó là CountDownLatch. Mục đích của CountDownLatch cũng khác so với CyclicBarrier, cụ thể nó cho phép một hoặc nhiều thread cùng chờ cho đến khi một chuỗi các hành đông/phép toán/nhiệm vụ được thực thi xong.

  • CountDownLatch được khởi tạo với một biến đếm (> 0).
  • Method await() sẽ chờ cho đến khi biến đếm đó về mức 0.
  • Method countDown() sẽ trừ biến đếm đó cho 1.

So sánh giữa CyclicBarrierCountDownLatch:

  • CyclicBarrier sẽ giải phóng các thread đang chờ khi tất cả các thread đang chờ đó đạt đến một giá trị nhất định. CountDownLatch giải phóng các thread đang chờ khi giá trị biến đếm trở về 0.
  • CyclicBarrier có thể sử dụng lại. CountDownLatch không thể sử dụng lại. Sử dụng lại mang ý nghĩa reset về trạng thái ban đầu.

Ta sẽ implement barrier với CountDownLatch dưới đây. Lưu ý chỉ cần thay đổi class Shopper:

class Shopper extends Thread { static int MASK_PACK_COUNT = 1; static CountDownLatch CDL = new CountDownLatch(3); Shopper(int i) { setName(i % 2 == 0 ? "Husband" : "Wife"); } @Override public void run() { addMask(getName()); } static void addMask(String threadName) { if ("husband".equalsIgnoreCase(threadName)) { synchronized (Shopper.class) { MASK_PACK_COUNT += 1; System.out.println("Husband adds 1 pack"); } CDL.countDown(); return; } waitAtBarrier(); synchronized (Shopper.class) { MASK_PACK_COUNT *= 3; System.out.println("Wife multiple 3 times"); } } static void waitAtBarrier() { try { CDL.await(); } catch (InterruptedException e) { e.printStackTrace(); } }
}

Ý nghĩa của đoạn code trên, sau khi các thread husband hoàn thành công việc, biến CDL trở về 0. Lúc ấy, các thread wife được giải phóng và chạy. Kết quả các lần chạy đều như nhau và giống kết quả khi chạy với Cyclic Barrier.

Reference

© Dat Bui

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

MOSH: Kẻ hủy diệt SSH

Lời nói đầu. Lời đầu tiên xin được xin chào cả nhà, đã lâu lắm rồi mình không viết blog nay May Fest mà người iu mình thích cái áo viblo quá nên xin phép nổ phát súng trên Viblo về Mosh - thứ khá hay

0 0 138

- vừa được xem lúc

Vòng đời và trạng thái của Thread

A. Giới thiệu.

0 0 137

- vừa được xem lúc

Giải quyết vấn đề N+1 trong quan hệ cha - con vô tận bằng Eager Loading

Vấn đề. Trong khi phát triển ứng dụng, chắc hẳn các bạn đã gặp phải trường hợp đệ quy cha-con trong khi phát triển các dự án, ví dụ như cây thư mục như sau:.

0 0 182

- vừa được xem lúc

Bạn tổ chức thư mục views cho các dự án Laravel như thế nào?

Hầu hết các ứng dụng Laravel có rất nhiều views. Một ứng dụng nhỏ sẽ không xảy ra vấn đề gì cả, tuy nhiều nếu dự án lớn dần theo thời gian, chúng ta sẽ gặp bế tắc trong việc tổ chức và sắp xếp các vie

0 0 202

- vừa được xem lúc

Sự khác nhau giữa những điều tưởng giống nhau - Phần 3

Hôm nay, để tiếp tục cho series so sánh, hãy cùng mình khám phá thêm 2 địa danh mới khá nổi tiếng của Việt Nam mình đó là Cù Lao Chàm và đảo Lý Sơn. .

0 0 112

- vừa được xem lúc

Một số thuật toán sắp xếp

Chắc hẳn ngồi trên ghế giảng đường đại học thì ai cũng sẽ được làm quen với thuật toán. Nghe thì thật là trừu tượng và mơ hồ, nhưng để tối ưu hóa những bài toán đặt ra thì bắt buộc các bạn phải học đế

0 0 175