- vừa được xem lúc

12 khái niệm Web API's NÊN biết

0 0 13

Người đăng: Bun

Theo Viblo Asia

Nhân dịp ngày làm việc đầu năm mới, cũng như hưởng ứng phong trào "Khai bút đầu xuân" thì hôm nay mình sẽ chia sẻ về 12 khái niệm về Web API's mà bạn nên biết.

Trước khi đi vào những khái niệm trên thì cùng tìm hiểu (ôn lại) Web APIs là gì trước nhá!

Web API là gì?

Web API viết tắt của Application Programming Interfaces (Giao diện lập trình ứng dụng) được thiết kế để cho phép các ứng dụng web giao tiếp với nhau và truy cập dữ liệu từ xa. Nó hoạt động dựa trên các giao thức HTTP và HTTPS, sử dụng các phương thức như GET, POST, PUT, và DELETE để truy cập, tạo, sửa đổi và xóa dữ liệu.

Ứng dụng của Web API

  • Lấy dữ liệu từ các nguồn khác nhau: Web API có thể được sử dụng để lấy dữ liệu từ các nguồn khác nhau, chẳng hạn như các trang web, dịch vụ web và các ứng dụng khác.
    • Ví dụ: Google Maps API: API này cho phép các ứng dụng web hiển thị bản đồ và truy cập dữ liệu về địa điểm.
  • Cập nhật dữ liệu
  • Tạo các ứng dụng web tích hợp: Web API có thể được sử dụng để tạo các ứng dụng web tích hợp với nhau, chẳng hạn như các ứng dụng mạng xã hội và các ứng dụng thương mại điện tử.
  • Và các ứng dụng khác ...

12 khái niệm về Web API's - Bạn NÊN biết

web api's

Storage API

Storage API là một công cụ quan trọng cho phép các ứng dụng truy cập và quản lý dữ liệu. Storage API cung cấp một cách tiêu chuẩn và dễ sử dụng để truy cập dữ liệu, bất kể nền tảng hay hệ điều hành nào.

Ngoài ra, Storage API còn cung cấp nhiều tính năng nâng cao khác như:

  • Quản lý phiên bản: Cho phép bạn theo dõi và khôi phục các phiên bản trước đây của dữ liệu.
  • Sao lưu dữ liệu: Cho phép bạn sao lưu dữ liệu của mình sang một vị trí khác để đề phòng trường hợp mất dữ liệu.
  • Mã hóa dữ liệu: Cho phép bạn bảo vệ dữ liệu của mình khỏi truy cập trái phép.

Ví dụ về Storage API:

  • IndexedDB: Local Storage API được sử dụng phổ biến nhất trên các trình duyệt web.
  • WebSQL: Một Local Storage API khác được sử dụng trên các trình duyệt web.
  • Amazon S3, Google Cloud Storage, ...

Payment Request API

Được giới thiệu để chuẩn hóa trải nghiệm thanh toán trên trang web. Nó ghi nhớ thông tin khoản thanh toán được sử dụng thường xuyên và giảm bớt số bước thực hiện thanh toán trực tuyến.

DOM API

DOM API là một giao diện lập trình ứng dụng (API) dành cho các tài liệu HTML và XML nhằm xác định chức năng của từng thành phần trong HTML. Nó cho phép truy cập và kiểm soát các phần tử HTML thông qua DOM.

HTML Sanitizer API

HTML Sanitizer API là một công cụ mới giúp bảo vệ website của bạn khỏi các mã độc và tấn công chéo trang (XSS). Nó hoạt động bằng cách quét và loại bỏ các phần mã HTML nguy hiểm khỏi nội dung do người dùng nhập, đảm bảo chỉ có nội dung an toàn được hiển thị trên trang web của bạn.

Cách hoạt động của HTML Sanitizer API:

  • B1. Khi người dùng nhập nội dung vào trang web của bạn, HTML Sanitizer API sẽ quét nội dung đó để tìm kiếm các phần mã HTML nguy hiểm.
  • B2. Các phần mã HTML nguy hiểm sẽ được loại bỏ hoặc thay thế bằng nội dung an toàn.
  • B3. Nội dung đã được khử trùng sẽ được hiển thị trên trang web của bạn.

Canvas API

Canvas API được sử dụng để vẽ đồ họa 2D trực tiếp trên trang web. Nó cung cấp cho các nhà phát triển web một cách mạnh mẽ để tạo ra các hình ảnh, hoạt ảnh và các hiệu ứng đồ họa tương tác mà không cần sử dụng đến các plugin hay phần mềm bên ngoài.

Ví dụ về Canvas API:

  • Vẽ biểu đồ và đồ thị
  • Hiển thị hình ảnh động
  • Tạo các hiệu ứng đồ họa tương tác

History API

History API cho phép bạn thao tác với lịch sử trình duyệt của người dùng trong trang web của bạn. Nó cung cấp các phương thức để thêm, xóa và sửa đổi các mục trong lịch sử, cũng như để di chuyển qua lại giữa các mục lịch sử.

Ứng dụng:

  • Thêm các nút quay lại và các tuỳ biến khác vào trang web của bạn
  • Cập nhật URL trang web khi người dùng thay đổi nội dung

Clipboard API

Clipboard API cho phép các trang web truy cập và thao tác với clipboard của hệ thống. Nó cung cấp các phương thức để đọc và ghi dữ liệu vào clipboard, cũng như để theo dõi các thay đổi trên clipboard.

Ví dụ: Hiển thị thông báo khi người dùng sao chép hoặc dán dữ liệu, ...

Fullscreen API

Fullscreen API cho phép các trang web hiển thị một phần tử hoặc toàn bộ trang web ở chế độ toàn màn hình. Nó cung cấp các phương thức để yêu cầu và thoát khỏi chế độ toàn màn hình, cũng như để theo dõi các thay đổi trạng thái toàn màn hình.

Ứng dụng:

  • Hiển thị video ở chế độ toàn màn hình
  • Hiển thị hình ảnh ở chế độ toàn màn hình
  • Tạo một trình duyệt ảnh toàn màn hình

Formdata API

FormData API cho phép bạn tạo và thao tác với dữ liệu biểu mẫu. Nó cung cấp một cách đơn giản để truy cập các giá trị trường biểu mẫu, tệp tin được tải lên và các dữ liệu khác được gửi từ biểu mẫu HTML.

Fetch API

Fetch API là một giao diện lập trình ứng dụng (API) của JavaScript hiện đại, được sử dụng để thực hiện các yêu cầu HTTP (GET, POST, PUT, DELETE,...) tới các máy chủ và lấy dữ liệu phản hồi.

Được cho là thay thế phương pháp XMLHttpRequest cũ vì tính dễ sử dụng, linh hoạt và tích hợp chặt chẽ hơn với các tính năng JavaScript khác như Promise.

Nếu bạn nào làm việc nhiều với React thì có lẽ quá quen thuộc với Fetch API rồi.

Drag and Drop API

Drag and Drop API cho phép người dùng kéo và thả các phần tử HTML giữa các vị trí khác nhau trên trang web hoặc giữa các trang web khác nhau. Nó cung cấp một cách trực quan và dễ dàng để di chuyển dữ liệu và thực hiện các thao tác khác nhau.

Ứng dụng phổ biến nhất là tải lên tệp tin bằng cách kéo và thả.

Geo Location API

Geolocation API cho phép các trang web truy cập vị trí địa lý của người dùng. Nó cung cấp các phương thức để lấy vĩ độ, kinh độ và độ chính xác của vị trí, cũng như theo dõi các thay đổi về vị trí của người dùng.

  • Sử dụng phương thức getCurrentPosition() để lấy vị trí.

  • Ứng dụng: Hiển thị vị trí của người dùng trên bản đồ,...

Kết

Hy vọng bài viết này giúp bạn biết và nắm được một số khái niệm cơ bản của các Web API's.

Lời cuối cùng: Chúc mọi người năm mới công việc hanh thông - vạn sự như ý! 🌸

Find me: bunhere.com

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Học React Redux trong 15 phút

1. Lời mở đầu.

0 0 627

- vừa được xem lúc

Frontend vs Backend vs Full Stack – Bạn muốn trở thành ai?

Lĩnh vực Web Development luôn tăng trưởng và nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này chưa bao giờ hết hot. Nếu bạn là một web developer thì không phải lo "cạp đất mà ăn".

0 0 114

- vừa được xem lúc

Hiểu thêm về justify-content trong Flexbox qua loạt ảnh gif

1. Flexbox là gì. Khi nào nên dùng flexbox. Thuộc tính justify-content của flexbox.

0 0 50

- vừa được xem lúc

Dev hiện đại phần 1: Setup môi trường dev với docker

Bài viết gốc được mình đăng tải trên Kipalog. Đã qua rồi cái thời kỳ nông dân ấy, khi mà cứ mỗi khi cài lại máy, tôi lại mất cả ngày để setup LAMP stack.

0 0 41

- vừa được xem lúc

Web development đang chết dần?

Đặt vấn đề. Sau khi học Frontend được 1 năm, tôi nhận ra có nhiều công cụ giúp ta tạo 1 trang web rất nhanh, thậm chí không cần biết code.

0 0 47

- vừa được xem lúc

Debounce và Throttle trong Javascript

1. Khái niệm.

0 0 33