- vừa được xem lúc

17 Kỹ năng quan trọng cho người đi làm từ năm 2024 đến 2027

0 0 5

Người đăng: BAC

Theo Viblo Asia

Sự bùng nổ công nghệ những năm gần đây đã tạo ra tác động lớn đến thị trường việc làm. Báo cáo từ The Future of Jobs do Diễn đàn kinh tế thế giới nghiên cứu và chia sẻ vào năm 2023 đã tổng hợp hai nhóm đáng chú ý. Trong đó, nhóm đầu tiên sẽ bao gồm kỹ năng, kiến thức và khả năng, nhóm thứ hai sẽ tập trung vào thái độ.

Nhiều kỹ năng mới sẽ xuất hiện trong tương lai

1. Nhóm thứ nhất: 17 kỹ năng hàng đầu cần có

Tư duy phân tích:

Analytical skill được định nghĩa là khả năng tổng hợp và phân chia các vấn đề phức tạp để tìm ra giải pháp cho vấn đề. Tư duy phân tích đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề và là một trong ba kỹ năng việc làm hàng đầu.

Tư duy sáng tạo:

Tư duy sáng tạo là khả năng tư duy về một vấn đề dưới góc nhìn mới mẻ. Từ đó, những quan điểm, phương thức, khả năng tiếp cận cũng như giải pháp được đổi mới và mở ra nhiều cơ hội so với lối tư duy truyền thống. Tư duy sáng tạo cũng thuộc bộ ba kỹ năng quan trọng và ngày càng được nhấn mạnh khi các công cụ AI ra đời và dần thay thế những công việc mang tính lặp lại.

Hiểu biết và ứng dụng công nghệ trong công việc:

Cuối cùng trong bộ ba kỹ năng hàng đầu nhưng không kém phần quan trọng là hiểu biết và ứng dụng công nghệ. Ngày nay, các thiết bị như smartphone, laptop, máy tính bảng đã không còn xa lạ. Mọi công việc đều có sự tham gia của các ứng dụng, phần mềm và đó chắc chắn là yêu cầu không thể thiếu từ nhà tuyển dụng.

Tư duy hệ thống:

Tư duy hệ thống là cách nhìn mọi sự vật, sự việc theo một thể thống nhất, có liên hệ và tương tác với nhau. Đây là kỹ năng quan trọng, đặc biệt, đối với các nhà quản lý những người làm công việc mang tính hệ thống, vĩ mô, cần cái nhìn đa chiều.

Ứng dụng AI và Big Data:

Không còn nghi ngờ gì nữa, AI và Big Data chính là cuộc cách mạng tiếp theo sao internet. Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, công nghệ Trí tuệ nhân tạo và Big Data đã gặt hái nhiều thành công. Giới chuyên môn và các tập đoàn công nghệ liên tục đầu tư vào hệ sinh thái của mình. Đây sẽ là lợi thế lớn cho bất kỳ ứng viên nào sở hữu kỹ năng này.

Quản trị tài năng:

Quản trị tài năng được xem như một kỹ năng được săn đón hàng đầu bởi các doanh nghiệp. Nó liên quan trực tiếp đến đến việc đảm bảo sự tăng trưởng và thành công của doanh nghiệp về lâu dài. Kỹ năng này hứa hẹn sẽ nắm vai trò quan trọng trong lý lịch của ngành nhân sự.

Tâm thế và kỹ năng phục vụ khách hàng: Các ngành dịch vụ ngày càng yêu cầu nhiều hơn ở nhân viên. Tâm thế và kỹ năng phục vụ khách hàng sẽ tạo nên sự khác biệt và mang về lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thành thạo kỹ năng này sẽ giúp ứng viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Vận hành và quản trị nguồn lực:

Chưa bao giờ là lỗi thời, kỹ năng vận hành và quản trị nguồn nhân lực luôn chiếm một vị trí quan trọng trong vai trò của các nhà quản lý. Đảm bảo nhân lực luôn đáp ứng các tiêu chí hoạt động và đạt được kết quả đề ra sẽ là kỹ năng hàng đầu trong nhiều năm tới.

Quản trị hệ thống và an ninh mạng:

Sự phát triển nhanh chóng của internet cũng kéo theo nhiều vấn đề, một trong số đó là tính bảo mật. Kỹ năng quản trị hệ thống và an ninh mạng được dự báo sẽ phát triển nhanh chóng và phổ biến ở mọi doanh nghiệp.

Kiểm soát và quản trị chất lượng:

Kiểm soát và quản trị chất lượng nhằm đảm bảo sản phẩm đạt được, duy trì và không ngừng cải thiện chất lượng. Do đó, bất kỳ doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực nào đều cần có kỹ năng này.

Thiết kế và quản trị trải nghiệm người dùng:

Trải nghiệm người dùng ngày càng được đánh giá cao và sự hài lòng của khách hàng là điều mọi công ty hướng đến. Kỹ năng này có phạm trù khá rộng và cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Lập trình:

Các lập trình viên tiếp tục được săn đón với đãi ngộ hấp dẫn. Dù vậy, trong thời điểm hiện tại, họ sẽ có nhiều lựa chọn để phát triển sự nghiệp. Kỹ năng này có thể không quá cần thiết ở một số vai trò nhưng lại không thể thiếu ở các doanh nghiệp.

Tiếp thị và truyền thông:

Lĩnh vực truyền thông đang phát triển mạnh mẽ và được dự báo sẽ tiếp tục trong các năm tới. Kỹ năng tiếp thị và truyền thông có thể mang lại nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp.

Thông thạo nhiều ngôn ngữ: Cơ hội việc làm dành cho kỹ năng ngoại ngữ luôn rộng mở. Có rất nhiều lựa chọn khi bạn thành thạo một hoặc nhiều ngôn ngữ.

Đọc, viết và làm toán:

Toán học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các kỹ năng tư duy. Toán cũng là môn học xuất hiện trong hầu hết chuyên ngành hiện nay. Vì thế, không ngạc nhiên khi kỹ năng này chưa bao giờ lỗi thời.

Tiếp nhận và xử lý thông tin từ các giác quan: Mặc dù, ngày càng có nhiều công cụ xử lý thông tin xuất hiện tuy nhiên, con người vẫn là nhân tố chính. Khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin là điều quan trọng để giúp bạn thành công dù ở vai trò nào.

Khéo léo, nhẫn nại và chính xác: Bên cạnh các kỹ năng và kiến thức thì khả năng khéo léo, tính nhẫn nại và sự chính xác cao là điều doanh nghiệp sẽ tìm kiếm ở ứng viên. Công cụ đang dần thay thế con người trong nhiều hoạt động và sự khéo léo, kiên trì cũng như vận dụng công cụ một cách chính xác sẽ làm nên sự khác biệt.

2. Nhóm thứ hai: 9 yêu cầu về thái độ

Bên cạnh các kỹ năng kể trên thì báo cáo từ Diễn đàn Kinh tế thế giới cũng nhấn mạnh đến thái độ. Nhóm thái độ sẽ bao gồm các yêu cầu về tính cách, kỹ năng mềm cũng như tính cách trong công việc.

Thái độ là yếu tố quan trọng trong những năm tới

  1. Tính hiếu kỳ và tâm thế học cả đời
  2. Sự kiên trì, linh hoạt và linh động
  3. Hiểu bản thân và tự tạo động lực
  4. Lãnh đạo và tạo ảnh hưởng xã hội
  5. Thấu cảm và lắng nghe chủ động
  6. Tạo niềm tin và làm việc chi tiết
  7. Dạy và cố vấn
  8. Quan tâm bảo vệ môi trường
  9. Công dân toàn cầu Việc trang bị những kỹ năng, kiến thức và thái độ sẽ là một bước chuẩn bị quan trọng.

Mong rằng với tất cả thông tin được tổng hợp trong bài viết này, bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích. Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.

Nguồn tham khảo:

https://www.nguyenphivan.com/

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Thi chứng chỉ ECBA của tổ chức IIBA như thế nào?

I. Giới thiệu về tổ chức IIBA & chứng chỉ ECBA. 1. Tổ chức IIBA.

0 0 117

- vừa được xem lúc

BA làm gì trong 1 dự án? (phần 2)

Tiếp nối phần 1 - lên kế hoạch, chúng ta cùng đến với phần 2 của loạt bài viết "BA làm gì trong 1 dự án?". Ở phần 2 này, chúng ta sẽ sử dụng "kế hoạch với stakeholder" đã có đề cập từ phần 1 để triển khai bước tiếp theo.

0 0 42

- vừa được xem lúc

Vai trò của Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ phần mềm trong các công ty Start-up

Phân tích nghiệp vụ theo định nghĩa của Viện Phân tích Kinh doanh quốc tế (IIBA) trong A Guide to the Business Analysis Body of Knowledge (BABOK) là: người thực hiện các nhiệm vụ về phân tích nghiệp v

1 1 69

- vừa được xem lúc

BA - CON ĐƯỜNG KHÔNG CHỈ DÀNH RIÊNG CHO CÁC IT-ERS

Có rất nhiều bạn đã đặt câu hỏi với BAC rằng: “Mình không có học về IT, mình không biết gì về kỹ thuật hết, vậy mình có làm BA được không?”. .

0 0 45

- vừa được xem lúc

CHỨNG CHỈ PMI - PBA LÀ GÌ? SO SÁNH VỚI CÁC CHỨNG CHỈ CỦA IIBA

Lĩnh vực phân tích nghiệp vụ ngày càng phát triển rộng rãi tại Việt Nam. Kéo theo đó là nhu cầu nhân lực ngành này ngày càng cao.

0 0 78

- vừa được xem lúc

Các cách để chia nhỏ 1 user story (Phần 1)

Chào các bạn, trong bài viết trước mình có đề cập đến các cách để bổ sung chi tiết cho user story, một trong số đó chính là chia nhỏ user story đó thành nhiều user story nhỏ hơn. Trong bài viết đó, do

0 0 53