- vừa được xem lúc

2 Nguyên tắc giao tiếp hiệu quả khi làm việc

0 0 22

Người đăng: Emma Nguyen

Theo Viblo Asia

Đắc Nhân Tâm vốn là cuốn sách rất nổi tiếng, và không ngẫu nhiên mà một cuốn sách nhỏ lại nổi tiếng và phát hành rất phổ biến ở nhiều quốc gia như vậy

Với một người đã đọc cuốn sách rất nhiều lần, mình đã chiêm nghiệm ra rất nhiều điều chứng minh rằng khi nghiêm túc áp dụng những điều sách viết vào cuộc sống thực tế sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả tích cực

Ở vị trí của một QA thì việc giao tiếp với Dev, BA hay các QA là hàng ngày, mình có chọn lọc ra 2 nguyên tắc sau đây mà cá nhân nghĩ khi áp dụng vào việc tương tác, trao đổi với các bộ phận liên quan trong dự án có thể mang lại những thay đổi rất tích cực

1.Không chỉ trích

Trong một lần họp team QA của dự án, mình có chứng kiến cảnh 1 bạn sub leader phê bình member của mình ngay trước mặt hơn chục member khác đang ngồi đó với thái độ mang tính chất chỉ trích và thái độ khá gắt gỏng

Đối với mọi người, việc này là phản xạ hoàn toàn bình thường và rất phổ biến ở các team làm việc. Nhưng ít ai nhìn và hiểu rõ được phản ứng và cảm giác của người bị phê bình, chỉ trích trước mặt người khác như thế nào

Ngay hôm đó, mình đã quan sát được vẻ mặt không vui chút nào của bạn member, phản ứng đầu tiên của con người khi bị phê bình sẽ là đưa ra các lý do để biện minh dù biết có thể nó ko hiệu quả, hoặc nhận lỗi nhưng ngay cả khi họ nhận lỗi thì mình cũng tin rằng họ ít nhiều vẫn có cảm giác ấm ức trong lòng

Và mọi người thử nghĩ xem? Sau sự phê bình trước mặt rất nhiều người như vậy, bạn sub lead có vui vẻ và bạn member có hài lòng chấp nhận những gì phải nghe? Hay bạn ấy sẽ cảm thấy xấu hổ vì bị chê trách trước mặt những người khác, bạn ấy có thể làm những gì được yêu cầu nhưng sẽ làm với thái độ chịu đựng, cau có và phẫn uất….thậm trí bạn ấy sẽ chia sẻ với người khác về bạn để giải toả được những bức xúc đó

Chắc chắn sẽ có những trường hợp bỏ ngoài tai hoặc rõ ràng được công và tư, nhưng mình nghĩ việc bị chỉ trích là điều không ai thích nghe hoặc muốn nghe.

Chỉ trích là một việc hết sức tiêu cực, nó sẽ tạo cảm giác biện minh, chống đối cho đối phương. Chỉ trích cũng dễ chạm vào sự cố chấp và kiêu hãnh của đối phương, gây nên những tổn thương và khiến cho đối phương sinh lòng hận thù và tức giận, gây ra tâm lý chán chường và nản lòng, tạo phản ứng chối bỏ trách nhiệm trong khi đó lỗi lầm vẫn tồn tại và không được giải quyết. Vì vậy nếu chúng ta không thể khen ngợi thì cũng đừng chỉ trích...đặc biệt là chỉ trích trước mặt đám đông

Chỉ trích, chê bai người khác gần như không thể làm con người tốt hơn và thay đổi họ được, mà chỉ giúp phần làm đối phương trở lên tiêu cực hơn

Nếu là mình, trường hợp trên mình sẽ thống nhất team đưa ra các nguyên tắc, nếu như người nào vi phạm hoặc làm chưa tốt, nếu là quản lý mình sẽ trao đổi riêng với người đó trước với thái độ chia sẻ chân thành, ví dụ chúng ta có thể nói: “Với vấn đề này, nếu là tôi tôi sẽ làm theo cách này…..cách của bạn có thể không sai nhưng nhìn xem, nếu làm thế này sẽ hiệu quả hơn…..(đưa ra các dẫn chứng)..”
bạn ấy sẽ cảm thấy được chia sẻ và tôn trọng hơn thay vì bị chỉ trích công khai như vậy

Chê bai người khác là một việc rất dễ. Nhưng để vượt qua được sự chỉ trích đó mà cư xử rộng lượng, vị tha hơn mới là điều đáng được khen ngợi và tự hào

2.Thành thật khen ngợi

Trong mọi mối quan hệ, đồng nghiệp, nhân viên, bạn bè, gia đình, khách hàng.....khen ngợi, cảm kích, biết ơn người khác một cách thành tâm và đúng lúc sẽ tạo lên những động lực vô vùng tích cực, đưa đến những cảm xúc rất gần gũi và thân thương đến người nhận. Hơn nữa, những lời khen ngợi, đánh giá tích cực với những dẫn chứng cụ thể còn khiến cho đối phương tăng phần tự tin, hãnh diện về bản thân => từ đó tạo ra những động lực, khuyến khích rất lớn để phát huy tối đa tiềm năng và thế mạnh của bản thân một cách hiệu quả hơn

Thế nhưng, lời khen cần đặt đúng chỗ, nếu lời khen qua loa, hời hợt và không thật tâm, hay những lời khen không thực tế sẽ gây ác cảm đến người nhận, gây cảm giác bạn là người không thật lòng và giả trân. Thậm trí họ còn có thể nghi ngờ rằng bạn đang có mục đích, xu nịnh ....gây ra những ảnh hưởng xấu và cách mọi người đánh giá con người bạn

Nhà phân tâm học lừng danh Sigmund Freud nói rằng: “Mọi hành động của con người đều xuất phát từ hai động cơ: niềm kiêu hãnh của giới tính và sự khao khát được là người quan trọng”. cũng chính vì bản tính rất “Người” này mà mọi người rất thích được khen tưởng và kiêu hãnh khi mình được trở nên quan trọng

Trong quá trình phát triển một dự án, BA thường là người nhận được nhiều phản biện và góp ý nhất từ phía Dev và QA (Tester) và đa số là mình thấy sẽ là những góp ý để sản phẩm tốt hơn, nhưng cũng không thiếu những lời chê bai về cách họ xây dựng tài liệu.

Trong một lần làm việc với một BA, mình đảm nhiểm cho phần kiểm thử của một tính năng khá khó, khi nhận được tài liệu phân tích và sơ đồ logic của phần nghiệp vụ..mình rất ấn tượng bởi lối sắp xếp thông tin rất rõ ràng và dễ hiểu, tất nhiên điều đó sẽ giúp công việc của mình rút ngắn thời gian tìm hiểu. Nếu như mình ko nói gì, bạn BA cũng sẽ vẫn làm việc như bình thường. Nhưng hôm đó trước mặt cả team mình đã dành một lời khen cho cách bạn ấy làm tài liệu khiến mình rất ấn tượng….và chắc chắn rồi, bạn ấy rất vui vẻ và phẩn khích...mình tin bạn ấy sẽ cảm thấy nỗ lực của bạn ấy được mọi người ghi nhận và chắc chắn ở những việc tiếp theo bạn ấy cũng sẽ cố gắng hơn để giữ được giá trị của lời khen mà mọi người dành cho mình ^^

Hay như trong nội bộ team, nếu có thành viên làm tốt..lời khen ngợi đúng lúc sẽ mang lại giá trị rất lớn và thúc đẩy được động lực cho mỗi member. Hãy tưởng tượng, khi các nghệ sĩ biểu diễn mà không có ai vỗ tay...khi các cầu thủ đá bóng mà không có ai cổ vũ...đó chẳng phải là lỗi sợ khủng khiếp trong sự nghiệp của họ hay sao?

Trong tất cả các mối quan hệ loại người, tất cả những người ta gặp gỡ, hợp tác, làm việc đều có mong muốn được ghi nhận, đánh giá và trân trọng những việc họ đã làm và cống hiến

Hãy thử dành những lời khen ngợi chân thành với những người xung quanh, bạn sẽ cảm nhận rõ được niềm vui sướng và lan toả đến chính bạn

Biết cách ca ngợi, cảm kích và khuyến khích những người xung quanh một cách thành tâm chính là cách tạo nên được sự khăng khít, thúc đẩy và động viên tinh thần to lớn. Điều đó cũng nói lên rằng mỗi người chúng ta đều được quan tâm, chia sẻ, được ghi nhận và được yêu thường. Mỗi một lời khen ngợi chân thành cũng sẽ giúp đổi phương thay đổi những tính xấu để trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn một cách rất tự nhiên và tích cực

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Tâm lý trong kiểm thử và Cách tester giao tiếp hiệu quả

1. Tâm lý trong kiểm thử. . Phát triển phần mềm (bao gồm cả kiểm thử phần mềm) có liên quan đến con người.

0 0 24