- vừa được xem lúc

3 Công cụ giúp bạn thành công trong sự nghiệp BA

0 0 7

Người đăng: BAC

Theo Viblo Asia

Bạn là người có toàn quyền quyết định con đường sự nghiệp của mình, vậy tại sao đôi khi bạn lại có vẻ như đang lạc lối trên chính đoạn đường đó. Thành công trong sự nghiệp là mục tiêu của nhiều người, tuy vậy không phải ai cũng biết cách xác định và đạt được mục tiêu đó. Trong bài viết này, hãy cùng BAC tìm hiểu 3 công cụ giúp bạn thành công trong sự nghiệp BA được thu thập từ các chuyên gia hàng đầu nhé!

Hiểu rõ các bước nhỏ cần thực hiện để đạt được mục tiêu sự nghiệp lớn

Chính bạn là người quyết định mình sẽ thể hiện như thế nào trong công việc. Vì thế hãy nắm giữ vai trò như một CEO trong sự nghiệp của mình. Khi nghĩ đến những điều giúp bạn cảm thấy hài lòng và tự hào khi bản thân chinh phục được nó, đó chính là những bước tiến nhỏ đem lại thành công trong sự nghiệp của bạn. Bước đầu tiên để định hướng nghiệp vụ thành công là hiểu rõ bản thân mình. Sử dụng các công cụ tự đánh giá năng lực cá nhân có thể giúp bạn dễ dàng đánh giá khả năng và năng lực hiện tại của bản thân. Hơn hết, nó giúp bạn nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó xác định được những mục tiêu cụ thể và phát triển kế hoạch để đạt được chúng. Hãy đặt mục tiêu nghề nghiệp dựa trên điểm mạnh, sở thích và nhu cầu của bạn. Ghi nhớ thật kỹ những mục tiêu đã xác định giúp bạn hiểu được những thành công và cơ hội phát triển của mình hơn. Ngay lúc này đây, nếu chụp lại sự nghiệp hiện tại của mình, bạn sẽ thấy như thế nào? Liệu nó có phù hợp với tiến độ hoàn thành bức tranh lớn về sự nghiệp của bạn hay không?

Bí quyết để trở thành nhà lãnh đạo của các chuyên gia phân tích nghiệp vụ là gì?

Con đường sự nghiệp thường không hề bằng phẳng như ta tưởng tượng. Đôi khi nó có thể rẽ nhánh đột ngột, thay đổi theo cách bạn không ngờ để thích nghi với thị trường việc làm hay nắm bắt các cơ hội tiếp theo. Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực phân tích nghiệp vụ làm gì để thành công trong việc thăng tiến sự nghiệp chưa. Thực ra, họ rất giỏi trong việc xác định nhu cầu nghề nghiệp và lập kế hoạch về cách thức để họ đạt được mục tiêu cũng như mang lại giá trị tốt nhất cho bản thân. Điều này nghe có vẻ rất quen thuộc với tư cách là một BA đúng không nào?

Kiểm tra kế hoạch nghề nghiệp của bạn thường xuyên

Mục tiêu và ưu tiên trong sự nghiệp có thể thay đổi theo thời gian. Bằng cách kiểm tra kế hoạch nghề nghiệp thường xuyên, bạn sẽ có cơ hội xem xét và điều chỉnh định hướng của mình để phù hợp với sự thay đổi trong mục tiêu cá nhân. Điều này đảm bảo rằng bạn đang theo đúng con đường và tập trung vào những gì quan trọng nhất cho việc phát triển nghề nghiệp. Bạn nên chia nhỏ kế hoạch dài hạn thành những thành tựu ngắn hạn. Đây phải là những bước có tiềm năng thực hiện được mà bạn có thể hoàn thành ngay bây giờ, chẳng hạn như tham gia một khóa học phát triển kỹ năng với mục tiêu tập trung vào các kỹ năng cứng hoặc mềm hay tìm kiếm một người cố vấn cho riêng mình.

Đánh giá lại mục tiêu và đưa ra quyết định thay đổi khi cần thiết

Đánh giá lại mục tiêu và đưa ra quyết định thay đổi là điều cần thiết để đảm bảo rằng bạn không bị lạc hướng và có thể thích nghi với những thay đổi trong môi trường làm việc. Thậm chí là tạo nên sự đột phá cho bản thân. Chẳng hạn như bạn có thể phát hiện kỹ năng thực sự phù hợp với công việc mà bạn chưa từng nghĩ mình có thể sẽ thực hiện nó. Hay bạn có thể tìm thấy niềm đam mê với những lĩnh vực khác như phân tích Agile, an ninh mạng,... Hãy không ngừng tìm kiếm, tận dụng cơ hội để vươn ra ngoài vùng an toàn của mình để khám phá những công việc mới giúp bạn phát triển kỹ năng cũng như tài năng của bạn. Một cách dễ dàng để tích lũy kinh nghiệm là sẵn sàng tham gia vào một dự án mới hoặc tình nguyện nắm bắt các cơ hội mới ngoài công việc hàng ngày của bạn.

Tận dụng các công cụ cũng như tài nguyên có sẵn và thu thập phản hồi từ đồng nghiệp

Người sử dụng lao động và các hiệp hội như IIBA đều sẽ cung cấp rất nhiều nguồn lực dành riêng cho bạn để giúp bạn tìm hiểu và xây dựng các mục tiêu nghề nghiệp của mình. Điển hình như IIBA cung cấp cho thành viên ba công cụ nghề nghiệp hữu ích bao gồm:

  • Sử dụng công cụ tự đánh giá bản thân (Self-Assessment Tool) gồm 30 câu hỏi nhằm đánh giá năng lực hiện tại của bạn. Công cụ này bao gồm một loạt các tuyên bố cũng như các chỉ số kinh nghiệm và hiệu suất tương ứng để xác định năng lực tổng thể của người thực hiện.
  • Sử dụng mô hình năng lực (Competency Model) để đánh giá sự hiểu biết của bạn về các kỹ năng, nhiệm vụ, kỹ thuật và đặc điểm cơ bản của BA. Công cụ này rất cần thiết để người thực hiện biết được bản thân có thực sự phù hợp với công việc Business Analyst không.
  • Sử dụng hướng dẫn hành động để phát triển nghề nghiệp (Career Action Guide) để xác định các lĩnh vực cá nhân mà bạn cần tập trung để phát triển chuyên môn của mình. Hướng dẫn này giúp bạn hiểu cách nhìn nhận những bức tranh hiện thực về sự nghiệp bắt nguồn từ mô hình năng lực và công cụ tự đánh giá, đồng thời ghép chúng vào bức tranh toàn cảnh về các mục tiêu lớn lao của bạn.

Thu thập phản hồi từ đồng nghiệp

Bạn nên chia sẻ mục tiêu và kế hoạch nghề nghiệp của bạn cho người bạn tin tưởng hay những người có chuyên môn như sếp hoặc người cố vấn để nhận được sự hỗ trợ từ họ. Các cộng đồng BA trên các nền tảng khác nhau có thể giúp bạn kết nối ảo hoặc trực tiếp với các chuyên gia để hỗ trợ bạn thoát khỏi sự gò bó ở nơi làm việc và mở rộng mạng lưới đồng nghiệp của mình. Hãy thu thập các phản hồi về điểm mạnh cùng những lĩnh vực mà bạn có thể thực hiện để góp phần hoàn thành mục tiêu mong muốn. Thu thập phản hồi từ đồng nghiệp chính là một phương pháp quan trọng để bạn nỗ lực cải thiện các kỹ năng của mình, phát triển bản thân và cải thiện hiệu suất công việc. Đôi khi con đường sự nghiệp của bạn có thể gặp nhiều khó khăn, trở ngại nhưng đừng từ bỏ mà hãy tiếp tục nỗ lực, cố gắng. Bộ 3 công cụ giúp bạn thành công trong sự nghiệp BA được BAC chia sẻ bên trên hy vọng đã đem đến cho bạn những hiểu biết quý giá. Các bài viết tại BAC's Blog có thể giúp bạn đạt được mục tiêu ở mọi giai đoạn trong hành trình chinh phục nghề BA, vì vậy đừng bỏ lỡ nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.iiba.org/

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Thi chứng chỉ ECBA của tổ chức IIBA như thế nào?

I. Giới thiệu về tổ chức IIBA & chứng chỉ ECBA. 1. Tổ chức IIBA.

0 0 117

- vừa được xem lúc

BA làm gì trong 1 dự án? (phần 2)

Tiếp nối phần 1 - lên kế hoạch, chúng ta cùng đến với phần 2 của loạt bài viết "BA làm gì trong 1 dự án?". Ở phần 2 này, chúng ta sẽ sử dụng "kế hoạch với stakeholder" đã có đề cập từ phần 1 để triển khai bước tiếp theo.

0 0 42

- vừa được xem lúc

Vai trò của Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ phần mềm trong các công ty Start-up

Phân tích nghiệp vụ theo định nghĩa của Viện Phân tích Kinh doanh quốc tế (IIBA) trong A Guide to the Business Analysis Body of Knowledge (BABOK) là: người thực hiện các nhiệm vụ về phân tích nghiệp v

1 1 69

- vừa được xem lúc

BA - CON ĐƯỜNG KHÔNG CHỈ DÀNH RIÊNG CHO CÁC IT-ERS

Có rất nhiều bạn đã đặt câu hỏi với BAC rằng: “Mình không có học về IT, mình không biết gì về kỹ thuật hết, vậy mình có làm BA được không?”. .

0 0 45

- vừa được xem lúc

CHỨNG CHỈ PMI - PBA LÀ GÌ? SO SÁNH VỚI CÁC CHỨNG CHỈ CỦA IIBA

Lĩnh vực phân tích nghiệp vụ ngày càng phát triển rộng rãi tại Việt Nam. Kéo theo đó là nhu cầu nhân lực ngành này ngày càng cao.

0 0 78

- vừa được xem lúc

Các cách để chia nhỏ 1 user story (Phần 1)

Chào các bạn, trong bài viết trước mình có đề cập đến các cách để bổ sung chi tiết cho user story, một trong số đó chính là chia nhỏ user story đó thành nhiều user story nhỏ hơn. Trong bài viết đó, do

0 0 53