- vừa được xem lúc

5 KỸ NĂNG MỀM BẠN CÓ THỂ ÁP DỤNG VÀO PHÂN TÍCH KINH DOANH

0 0 7

Người đăng: BAC

Theo Viblo Asia

Việc thay đổi ngành nghề luôn là một lựa chọn khó khăn. Tuy nhiên, trong thời đại kỹ thuật số, điều đó đã trở nên phổ biến hơn. Đặc biệt, đối với lĩnh vực có tính ứng dụng cao như phân tích kinh doanh, không ít chuyên gia đến từ nhiều ngành nghề khác. Nếu bạn đang phân vân thì đây là những kỹ năng mềm có thể hữu ích khi bạn muốn bước vào lĩnh vực này.

1. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving)

Kỹ năng giải quyết vấn đề đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong công việc của các nhà phân tích kinh doanh (Business Analyst). Nói cách khác, họ chính là những người phát hiện và xử lý các vấn đề của doanh nghiệp. Vì thế, dù bạn đang làm công việc gì nếu sở hữu kỹ năng này thì bạn hoàn toàn có thể cân nhắc tương lai. Kỹ năng giải quyết vấn đề luôn được đề cao trong mọi lĩnh vực

2. Kỹ năng chú ý đến các chi tiết (Attention to detail)

Kỹ năng chú ý đến các chi tiết bao gồm nhiều hành động nhỏ như quan sát, tập trung, nhẫn nại, tư duy,.... Tất cả những bước này đều cần sự rèn luyện theo thời gian để đạt được. Do đó, đây là kỹ năng này thường không dễ đạt được, đặc biệt là đối với những người trẻ.

Các chuyên gia phân tích luôn được yêu cầu tính tỉ mỉ rất cao. Đây cũng là điều dễ hiểu khi công việc của họ tác động trực tiếp đến hiệu quả của cả doanh nghiệp. Nếu bạn là người thường chú ý đến các chi tiết, yêu cầu sự hoàn hảo thì có thể bạn khá phù hợp để làm công việc phân tích.

3. Kỹ năng giao tiếp (Communication)

Kỹ năng giao tiếp chắc chắn là loại kỹ năng được nhắc đến nhiều nhất ở mọi lĩnh vực. Trong vai trò Business Analyst, bạn sẽ phải thường xuyên làm việc với các bên liên quan, bộ phận kỹ thuật cũng như khách hàng. Kỹ năng giao tiếp không chỉ dừng lại ở việc trao đổi thông tin mà còn là sự thấu hiểu và hơn thế nữa. Kỹ năng giao tiếp là điều không thể thiếu ở Business Analyst

Các Business Analyst phải tìm cách khai thác thông tin từ các bên liên quan. Đồng thời, họ cũng là người truyền đạt thông tin này với bộ phận kỹ thuật. Các cuộc họp, thuyết trình và rất nhiều cuộc gặp là điều không thể tránh khỏi. Khi sở hữu kỹ năng giao tiếp, bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến việc phát triển sự nghiệp như một Business Analyst.

4. Tư duy phản biện (Critical thinking)

Tư duy phản biện được hiểu là quá trình tư duy biện chứng gồm nhiều bước từ phân tích, đánh giá cho đến lập luận, phản biện, khẳng định,.... Tư duy phản biện giúp các nhà phân tích có thể nhìn nhận vấn đề trên nhiều phương diện khác nhau. Từ đó, các thông tin được xử lý rõ ràng, logic để phản biện hoặc khẳng định một cách khách quan.

Kỹ năng này mang đến rất nhiều lợi ích và có mặt ở hầu hết những công việc mang tính phân tích. Việc sở hữu kỹ năng tư duy phản biện có thể giúp bạn nắm bắt vấn đề và tìm ra các phương án xử lý. Nếu bạn là người có lối tư duy này thì không ngạc nhiên khi bạn yêu thích công việc phân tích kinh doanh.

5. Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence)

Trí tuệ cảm xúc được định nghĩa là khả năng nhận thức, đánh giá và điều tiết cảm xúc của mỗi cá nhân. Người có kỹ năng trí tuệ cảm xúc có thể làm chủ suy nghĩ, tình cảm của bản thân và dễ dàng thấu hiểu, đồng cảm với người khác. Điều đó giúp họ trở thành những người có khả năng giao tiếp, thu hút và được nhiều người yêu mến. Trí tuệ cảm xúc mang lại nhiều lợi ích cho các nhà phân tích

Trí tuệ cảm xúc trong hoạt động phân tích kinh doanh giúp các chuyên gia điều tiết cảm xúc, vượt qua căng thẳng, áp lực trong công việc. Bên cạnh đó, họ có thể khám phá những nhu cầu, mong muốn từ khách hàng và truyền đạt thông tin cho các bên khác tốt hơn. Không nghi ngờ gì nữa, trí tuệ cảm xúc chính là một trong những kỹ năng mà bạn có thể áp dụng trong lĩnh vực phân tích kinh doanh.

Việc sở hữu một số kỹ năng không đồng nghĩa rằng bạn phù hợp với vai trò Business Analyst. Tuy nhiên, đó lại là cơ sở để bạn nhanh chóng tiếp cận với lĩnh vực phân tích kinh doanh. Hy vọng rằng những thông tin được tổng hợp trong bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.

Nguồn tham khảo:

https://www.adaptiveus.com/

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Thi chứng chỉ ECBA của tổ chức IIBA như thế nào?

I. Giới thiệu về tổ chức IIBA & chứng chỉ ECBA. 1. Tổ chức IIBA.

0 0 117

- vừa được xem lúc

BA làm gì trong 1 dự án? (phần 2)

Tiếp nối phần 1 - lên kế hoạch, chúng ta cùng đến với phần 2 của loạt bài viết "BA làm gì trong 1 dự án?". Ở phần 2 này, chúng ta sẽ sử dụng "kế hoạch với stakeholder" đã có đề cập từ phần 1 để triển khai bước tiếp theo.

0 0 42

- vừa được xem lúc

Vai trò của Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ phần mềm trong các công ty Start-up

Phân tích nghiệp vụ theo định nghĩa của Viện Phân tích Kinh doanh quốc tế (IIBA) trong A Guide to the Business Analysis Body of Knowledge (BABOK) là: người thực hiện các nhiệm vụ về phân tích nghiệp v

1 1 69

- vừa được xem lúc

BA - CON ĐƯỜNG KHÔNG CHỈ DÀNH RIÊNG CHO CÁC IT-ERS

Có rất nhiều bạn đã đặt câu hỏi với BAC rằng: “Mình không có học về IT, mình không biết gì về kỹ thuật hết, vậy mình có làm BA được không?”. .

0 0 45

- vừa được xem lúc

CHỨNG CHỈ PMI - PBA LÀ GÌ? SO SÁNH VỚI CÁC CHỨNG CHỈ CỦA IIBA

Lĩnh vực phân tích nghiệp vụ ngày càng phát triển rộng rãi tại Việt Nam. Kéo theo đó là nhu cầu nhân lực ngành này ngày càng cao.

0 0 78

- vừa được xem lúc

Các cách để chia nhỏ 1 user story (Phần 1)

Chào các bạn, trong bài viết trước mình có đề cập đến các cách để bổ sung chi tiết cho user story, một trong số đó chính là chia nhỏ user story đó thành nhiều user story nhỏ hơn. Trong bài viết đó, do

0 0 53